Nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun - Ai Cập

Nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun Là một trong những nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất, được bảo tồn tốt nhất tại Ai Cập, cũng như toàn bộ châu Phi còn tồn tại ở dạng nguyên bản đầy đủ; và là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Cairo về diện tích đất liền. Nó được xây dựng xung quanh một sân vuông mở, cho phép ánh sáng tự nhiên đi qua, mang phong cách kiến trúc cổ xưa, đồ trang trí được tạo ra từ vữa và gỗ chạm khắc. Ủy quyền bởi nhà cai trị triều đại Tulunid Ahmad ibn Tulun, đồng thời được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Saiid Ibn Kateb Al-Farghany - là một Cơ đốc nhân Chính thống giáo. Nhà sử học Al-Maqrizi đã liệt kê ngày bắt đầu xây dựng của nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun là vào năm 876 sau công nguyên. Nó nằm trên ngọn đồi nhỏ tên là Gebel Yashkur "Ngọn đồi của Lễ tạ ơn". Một truyền thuyết địa phương kể rằng chính nơi đây, con tàu của Nô-ê đã dừng lại sau trận đại hồng thủy, chứ không phải ở Núi Ararat. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho một số mục đích, cũng như làm nơi trú ẩn cho những người hành hương từ Bắc Phi đến Hijaz vào thế kỷ thứ 12.


Mang phong cách Samarran phổ biến trong các công trình của Abbasid. Nó được xây dựng xung quanh một sân trong, với sảnh có mái che ở 4 bên. Cả công trình hoàn toàn sử dụng bằng gạch đỏ nung tốt cùng thạch cao Stucco - đây là loại thạch cao gốc xi măng được trộn tại chỗ và thi công ướt để đông cứng lại thành một khối rất đặc. Ban đầu còn có một đài phun nước ở giữa, bao phủ bởi mái vòm mạ vàng được đỡ bởi 10 cột đá cẩm thạch, dưới mái vòm là một cái chậu lớn với đường kính 4 cubit cùng một tia đá cẩm thạch ở chính giữa. Có một tranh cãi đáng kể về thời gian ngọn tháp hình thành - nơi có cầu thang xoắn ốc bên ngoài. Người ta kể rằng chính Ibn Tulun đã vô tình chịu trách nhiệm thiết kế cấu trúc. Vì khi đang ngồi với các quan chức của mình, ông tình cờ quấn một mảnh giấy da quanh ngón tay, lúc họ hỏi ông đang làm gì, Ibn Tulun bối rối trả lời rằng mình đang thiết kế ngọn tháp. Tuy nhiên, nhiều đặc điểm kiến trúc đã chỉ ra công trình được xây dựng sau này, đặc biệt là cách mà ngọn tháp không kết nối với cấu trúc nhà thờ Hồi giáo chính. Bên cạnh đó, còn có một khẳng định rằng Sultan Lajin - người khôi phục lại nhà thờ vào năm 1296, mới là người chịu trách nhiệm xây dựng ngọn tháp hiện tại.


Trong thời kỳ trung cổ, một số ngôi nhà được xây dựng dựa vào các bức tường bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun. Nhưng hầu hết đã bị phá hủy vào năm 1928 bởi Ủy ban Bảo tồn Di tích Ả Rập. Tuy nhiên, hai trong số những ngôi nhà cổ nhất vẫn còn nguyên vẹn, chúng có lối vào qua các bức tường bên ngoài của nhà thờ, mở cửa cho công chúng với tên gọi là Bảo Tàng Gayer-Anderson - được đặt theo tên của vị tướng người Anh đã sống ở đó cho đến năm 1942. Nơi đây đã được khôi phục nhiều lần, lần trùng tu đầu tiên được biết đến vào năm 1077. Tiếp đến, nhờ sự phục hồi của Sultan Lajin năm 1296 đã bổ sung thêm một số cải tiến; lần gần đây nhất là bởi Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập năm 2004.

Nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun - Ai Cập
Nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun - Ai Cập
Nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun - Ai Cập
Nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun - Ai Cập

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy