Lạc đà

Lạc đà là loài động vật đặc biệt được chú ý nhiều nhất với cái bướu trên lưng và khả năng sống sót trong điều kiện sa mạc khắc nghiệt của châu Phi và Trung Đông. Có 3 loài còn sống đến ngày nay – dromedary (một bướu), Bactrian (hai bướu) và Wild Bactrian (cũng hai bướu). Lạc đà đã được thuần hóa trong nhiều năm và là phương thức vận chuyển quan trọng trên các sa mạc.


Lạc đà đã thích nghi với môi trường nóng bằng nhiều cách, bao gồm cả việc sống sót mà không có nước trong nhiều ngày. Chúng thực hiện điều này bằng cách lưu trữ các mô mỡ trong bướu để có thể chuyển hóa thành nước. Lạc đà có 3 dạ dày. Những khoang này cho phép chúng hấp thụ càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt từ thức ăn khan hiếm và kém chất lượng mà chúng ăn.


Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng và cái lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể. Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.


Lạc đà được biết đến nhiều nhất nhờ các bướu của chúng. Các bướu này không chứa nước như đa số người tin tưởng. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Điều này tạo điều kiện cho dòng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá trình mất nước. và làm cho chúng tốt hơn trong việc chống lại dao động thẩm thấu cao thẩm thấu mà không bị vỡ khi uống một lượng lớn nước: một con lạc đà có cân nặng 600 kg (1.300 lb) có thể uống 200 L (53 gal Mỹ) nước trong 3 phút.

Lạc đà
Lạc đà
Lạc đà
Lạc đà

Top 10 Loài động vật có nhiều dạ dày nhất hành tinh

  1. top 1 Cá voi mũi nhọn Baird
  2. top 2 Tuần lộc
  3. top 3 Con lười
  4. top 4 Hươu cao cổ
  5. top 5 Hà mã
  6. top 6 Đà điểu
  7. top 7 Lạc đà
  8. top 8 Cá heo
  9. top 9 Chuột túi
  10. top 10 Cá sấu

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy