Top 6 Công dụng và lưu ý khi sử dụng Dianorm-m

Dianorm-m là một sản phẩm của công ty Micro Labs. Ltd – Ấn Độ. Dianorm-m là sản phẩm uống có tác dụng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường typ 2 – ... xem thêm...

  1. Dianorm-m là dạng sản phẩm phối hợp hai dược chất là gliclazide hàm lượng 80mg và metformin hydrochloride hàm lượng 500mg. Được chỉ định điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin, đái tháo đường có hay không có béo phì ở người lớn.

    • Gliclazide làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng 2 cơ chế: Điều chỉnh sự giảm tiết insulin và sự kháng insulin ngoại vi.
    • Metformin có tác dụng giống như một chất chống tăng glucose huyết nhờ cải thiện tính nhạy cảm của gan và mô ngoại vi với insulin.
    Hình ảnh minh họa sản phẩm
    Hình ảnh minh họa sản phẩm
    Sản phẩm được chỉ định điều trị đái tháo đường
    Sản phẩm được chỉ định điều trị đái tháo đường

  2. Cách dùng:

    • Dianorm-m được dùng theo đường uống, sử dụng cả viên chung với nước lọc, không uống với trà hay các loại nước ngọt, nước ép trái cây.
    • Viên nén Dianorm-m nên dùng cùng với thời điểm các bữa ăn chính để giảm thiểu tác dụng bất lợi trên tiêu hóa của sản phẩm.
    • Không dùng liều cao hơn chỉ định của bác sĩ.

    Liều dùng:

    • Liều khuyến cáo: Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng Metformin là 1 viên, một lần/ngày. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 1 viên sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của Metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 4 viên/ngày.
    • Khuyến cáo sử dụng sản phẩm trên bệnh nhân suy thận: Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với Metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
    • Chống chỉ định Metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
    • Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với Metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/phút/1,73 m2. Ở bệnh nhân đang sử dụng Metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ- lợi ích khi tiếp tục điều trị.
    • Ngừng sử dụng Metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
    • Ngừng sử dụng Metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng sản phẩm cản quang chứa iod.
    • Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-60 mL/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng sản phẩm cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng Metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng sản phẩm cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại Metformin nếu chức năng thận ổn định.
    • Liều dùng phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân dựa trên cơ sở hiệu quả và khả năng dung nạp với điều kiện không vượt quá liều tối đa hàng ngày được khuyến cáo.
    Không uống với trà hay các loại nước ngọt
    Không uống với trà hay các loại nước ngọt
    Khuyến cáo sử dụng sản phẩm trên bệnh nhân suy thận
    Khuyến cáo sử dụng sản phẩm trên bệnh nhân suy thận
  3. Chống chỉ định:

    • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
    • Đái tháo đường phụ thuộc insulin, suy gan hay suy thận, nghiện rượu, đái tháo đường không phụ thuộc insulin có biến chứng nghiêm trọng do nhiễm ceton hoặc acid, hôn mê hoặc tiền hôn mê do đái tháo đường, bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, chấn thương hay nhiễm khuẩn, bệnh phổi nghẽn mãn tính, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch ngoại vi, có thai, cho con bú, được biết có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
    • Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
    • Bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn với metformin.
    • Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường.
    Tác dụng phụ:
    Trong quá trình sử dụng Dianorm-m, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
    Giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 và acid folic của cơ thể.
    Phản ứng quá mẫn, dị ứng, phát ban đỏ, nổi mề đay, mụn nhọt, ngứa ngáy da.
    Rối loạn tiêu hóa gây chán ăn và buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
    Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất cho từng đối tượng.


    Chống chỉ định dùng sản phẩm cho người nghiện rượu
    Chống chỉ định dùng sản phẩm cho người nghiện rượu
    Phát ban là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm
    Phát ban là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm
  4. Theo thống kê cho thấy trong khi sử dụng sản phẩm có thể gây ra một số tương tác như sau:

    • Các sản phẩm lợi tiểu, barbiturate, phenytoin, rifampicin, các corticosteroid, estrogen, estroprogestogen và progestogen tinh khiết có thể làm giảm mức kiểm soát đường huyết.
    • Tác dụng hạ đường huyết của sản phẩm có thể tăng cường bởi các salicylate, phenylbutazone, các sulphonamide, các chất chẹn bêta, acid clofibric, chất đối kháng vitamin K, allopurinol, theophylline, caffeine và các chất ức chế MAO.
    • Dùng đồng thời miconazole, perhexiline hay cimetidin với Glyclazide có thể gây hạ đường huyết.
    • Trước khi sử dụng Dianorm-m, để tránh các tác dụng phụ bất lợi hoặc tương tác, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các sản phẩm mình đang sử dụng. Đồng thời, bệnh nhân nên nghiêm ngặt tuân thủ chỉ định dùng sản phẩm của bác sĩ.
    • Không nên dùng Glyclazide với các sản phẩm có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu mà không giám sát chặt chẽ nồng độ glucose trong máu để tránh sự tăng đường huyết. Acarbose và gôm guar đã cho thấy làm giảm đáng kể sinh khả dụng đường uống của Metformin.


    Tác dụng hạ đường huyết của sản phẩm có thể tăng cường bởi các salicylate
    Tác dụng hạ đường huyết của sản phẩm có thể tăng cường bởi các salicylate
    Hình ảnh minh họa tương tác của sản phẩm
    Hình ảnh minh họa tương tác của sản phẩm
    • Điều chỉnh liều dựa theo nồng độ glucose trong máu và trong nước tiểu trong vài tháng đầu. Tuy nhiên, có một vài báo cáo về sự nhiễm acid lactic ở bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận.
    • Sử dụng trong nhi khoa: độ an toàn và hiệu lực ở trẻ em chưa được công bố.
    • Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu bệnh nhân giảm chế độ ăn, sau khi quá liều do vô tình hay cố ý hoặc sau khi luyện tập nặng, chấn thương và stress. Triệu chứng hạ đường huyết có thể điều trị bằng cách kê đơn theo kế hoạch bữa ăn của người bệnh. Cần ngừng sử dụng sản phẩm ngay khi có những dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết xảy ra.
    • Dianorm-m có nguy cơ gây hạ đường huyết nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.
    • Nguy cơ nhiễm toan lactic liên quan tới thành phần metformin trong Dianorm-m. Một số biến chứng nghiêm trọng gồm giảm thân nhiệt, tụt huyết áp, loạn nhịp tim chậm kéo dài, tử vong,... Yếu tố nguy cơ nhiễm toan acid lactic liên quan tới metformin gồm: Suy thận, kết hợp dùng với một số loại sản phẩm nhất định, phẫu thuật, suy tim sung huyết cấp, suy gan, uống nhiều rượu, thực hiện chiếu chụp có dùng sản phẩm cản quang, trên 65 tuổi. Nếu nghi ngờ nhiễm toan acid lactic liên quan tới metformin thì bạn nên ngừng dùng Dianorm-m, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được cấp cứu.
    Điều chỉnh liều dựa theo nồng độ glucose trong máu và trong nước tiểu trong vài tháng đầu
    Điều chỉnh liều dựa theo nồng độ glucose trong máu và trong nước tiểu trong vài tháng đầu
    Có triệu chứng nguy hiểm cần đưa đến bênh viện cấp cứu kịp thời
    Có triệu chứng nguy hiểm cần đưa đến bênh viện cấp cứu kịp thời
  5. Xử trí quá liều, quên liều:

    • Dùng quá liều Dianorm-m gây ra hạ đường huyết, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để được tiêm tĩnh mạch bằng glucose ưu trương, rửa dạ dày,…
    • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo.
    • Khi nhận thấy những triệu chứng nguy hiểm, người nhà cần giữ bình tĩnh cho bệnh nhân, để người bệnh trong trạng thái nghỉ ngơi, không được tự ý sơ cứu khi không có kiến thức chuyên môn. Cần đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ cứu chữa kịp thời.

    Cách bảo quản:

    • Nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.
    • Tránh xa tầm nhìn, tầm với của trẻ em, vật nuôi.
    • Không nên lấy sản phẩm ra khỏi bao bì của nhà sản xuất.
    • Không nên vứt sản phẩm ra môi trường khi chưa có sự cho phép của cấp trên.
    Không nên vứt thuốc khi chưa có sự cho phép của cấp trên
    Không nên vứt thuốc khi chưa có sự cho phép của cấp trên
    Nhớ uống thuốc đúng giờ, không được quên liều, bỏ liều
    Nhớ uống thuốc đúng giờ, không được quên liều, bỏ liều



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy