Bài tham khảo số 10

“Đến với làng thơ trong bộ áo nâu sồng”, Nguyễn Bính đã đi vào lòng người đọc nhẹ nhàng bởi những vần thơ “chân quê” của mình. Từ Mưa xuân đến Lỡ bước sang ngang hay các thi tứ khác đều đượm vẻ chân quê mộc mạc. Và Mưa xuân là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách của ông. Mưa xuân (trong tập Lỡ bước sang ngang-1940) được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất, đẹp nhất, tình nhất và chân quê nhất.


Nếu đứng ngoài mà nhận định thì mưa xuân vô tình trở thành kẻ ngăn cách hai không gian: khung cửi và cuộc đời. Nhưng nếu ta đặt mình vào vị trí của em (một nhân vật trữ tình) thì mạch thơ tự sự của bài thơ bắt đầu ngay từ những lời thơ đầu tiên:


Em là con gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già,

Lòng trẻ còn như cày lụa trắng,

Mẹ già chưa bán chợ làng xa…


Lời giãi bày của nhân vật “em” muốn nói rằng: cuộc sống của “em” đang rất yên bình, thơ mộng, hay muốn giải thích cho hàng loạt sự biến đổi sau này? Khung cửi bản thân nó đã là sự biểu hiện cho cuộc sống ấm êm của làng quê. “Trong khung cửi” không chỉ là thế giới của riêng “em”, mà nó còn là thế giới con gái, thế giới bình yên của người con gái thôn quê. Trong cái thế giới bình yên đó, “em” vẫn vẹn nguyên một sự tinh khôi, tinh khiết như “cây lụa trắng”.


Nhưng cuộc đời sẽ cứ bình lặng trôi đi vô sự, cứ như hết ngày lại đêm, hết mưa rồi nắng, nếu không có một ngày, “hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ”. Và như vậy, sự giải thích ban đầu kia của “em” ‘sẽ chỉ cho người đọc nhận thấy sự biến đổi lớn lao trong cuộc đời “em”. Từ “bữa ấy”, khi “mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”, “em” đã bước sang một thế giới khác.


Không còn là trong khung cửi nữa, em “đã bước ra ngoài trời, giữa cuộc đời theo tiếng gọi của mưa xuân”. Mưa xuân đến không chỉ giăng tơ cho trời đất mà giăng tơ vào hồn người. Nó gieo vào lòng “em” luyến ái đầu tiên hay hạt mầm vốn phong kín trong lớp vỏ êm đềm của thời thơ trẻ, gặp mưa xuân bỗng xốn xang tách vỏ.


Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy


Hai câu thơ rất hay, rất đẹp và rất tình. Mưa xuân thường đến rất nhẹ nhàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao. Mưa xuân đến, hoa xoan rụng từng lớp, từng lớp vẽ nên một bức tranh quê trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Rồi như để tăng thêm cái ấm áp đó sự kiện đến với em cũng như những chàng trai, cô gái khác của làng em:


Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”…


Nếu hoa xoan làm cho câu thơ mang đậm hình ảnh quê, thì sự xuất hiện của “hội chèo làng Đặng” lại làm cho bài thơ mang đậm chất quê, không lẫn vào đâu được. Hai câu thơ rất thực mà cũng rất mộng. Hội chèo mỗi năm chỉ diễn ra một lần duy nhất vào mùa xuân ở các làng, nhất là quê chèo Thái Bình, Nam Định. Ấy là cái thực. Hội chèo đã kéo người gái quê ra khỏi khung cửi đến vói hẹn hò.


Song cái đêm chèo ở làng Đặng ấy dẫu thật bao nhiêu lại cũng như là sự tái hiện qua hồi ức. Ấy là cái mộng chăng? Trong cái đêm hội chèo ấy, “em” đã gặp anh, đâu có cuộc hò hẹn đầu tiên khi “em” bước ra khỏi khung cửi. Và cuộc gặp gỡ ấy chỉ được diễn tả thoáng qua, thoáng qua đến mức làm cho người đọc dễ dàng bỏ qua dẫu đó là hai câu thơ rực rỡ nhất.


Bốn khổ thơ tiếp theo là một sự kể lể dàn trải. Nhưng cái sự kể lể đó của cô gái lại khắc họa nên một thế giới thực, hiện hữu tuyệt đối.


Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em dừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Cỏ lẽ là em nghĩ đến anh…


Thế giới thơ Nguyễn Bính luôn đưa ta chao đảo giữa hai bờ hư ảo – hiện thực. Vậy nên dẫu cho mưa xuân phơi phới bay và hội chèo làng Đặng về biểu diễn là thực, thì cái việc “em ngửa bàn tay trước mái hiên” để định đoán “thế nào anh ấy cũng sang chơi” lại cũng chỉ là trong ảo tưởng, trong tưởng tượng của em. Và như vậy bài thơ trở nên hư ảo và lung linh hơn.


Tình yêu của Nguyễn Bính thật nhẹ, thật êm cũng như thật da diết, mạnh mẽ và kín đáo. Nó kín đáo nhu mưa xuân vậy. Mưa xuân đến báo hiệu một sức sống mới đang đâm chồi, báo hiệu một sự hồi sinh mạnh mẽ.


Trong “thế giới con gái”, cuộc sống của em” vốn ấm êm là vậy, “em” bước ra mùa xuân và “dệt cho mình tâm tình đầu”.


Nhưng người con gái,”chưa nếm ngọt ngào đã ngậm đắng cay. Nếu ở trên là một cảm giác ấm êm với bản sắc văn hoá đặc trưng của làng quê, thì bây giờ là sự lạnh lẽo, cô đơn, buồn tủi, tối tăm:


Mình em lầm lụi trên đường về

Có ngắn gì đâu một dải đê,

Áo em che đầu mưa nặng hạt.

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.


Mua xuân như nặng hạt hơn. Cũng không còn mang cho người ta cảm giác ấm êm tươi mát như nó vốn vậy. Mà ngược lại, mưa làm cho cõi lòng em thêm buồn tủi, đơn lạnh. Tình yêu vốn rất đẹp, rất nên tho, rất ngọt ngào. Chẳng phải “chàng thi sĩ của thơ tình ” đã phải thốt lên rằng “làm sao sống được mà không yêu”, dù cho “yêu là chết ở trong lòng một ít” đó sao? Nhưng tình yêu cũng có muôn vàn ngang trái.


Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay.

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ,

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”…


Cấu trúc bài thơ cũng thật cân xứng hợp lí. Cũng là bữa ấy có mùa xuân, có hoa xoan, có hội chèo làng Đặng. Nhưng lại có sự đối lập rõ rệt:


Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát nay”…

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”


Sự cân xứng và đối lập ấy càng làm nổi rõ được cái tình trong bức tranh quê. Làm nổi bật những cung bậc cảm xúc, những rung cảm tinh tế trong tâm hồn con người. Mưa xuân đã không còn như trước, cả hoa xoan cũng không còn như trước vì “mùa xuân đã cạn ngày”. Mùa xuân đã cạn khi anh không đến.


Mùa xuân đã hết khi mối tình đầu tan vỡ. Ở đây, mùa xuân là của đất trời hay là mùa xuân của lòng người, của tình yêu? Có lẽ là cả hai? Chỉ một chủ “cạn” nhưng nó lại khái quát bao điều không thể nói. Nguyễn Bính đã nói được những tình ý kín đáo nhất trong tâm hồn con người”. Chữ “cạn” vừa là sự kết thúc, nhưng đồng thời nó cũng là sự mở đầu


Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày


Từ một cuộc hẹn không thành mà cơ duyên vĩnh viễn trôi. Nỗi đau khổ đầu đời như một tì vết sâu cứa vào tâm hồn em vào trái tim thơ trẻ của em. Những tưởng rằng mùa xuân đã cạn ngày thì tình yêu cũng chết trong em. Nhưng không. Khổ thơ cuối là sự bùng cháy mãnh liệt ngọn lửa khao khát yêu thương trong em. Đó là một sự tha thứ cho lỗi lầm muôn thuở trong tình yêu?


Hay là sự hồi sinh muốn sống lại sự yêu đời trong trắng trong em? Cô gái đã tha thứ tất cả và lại hi vọng vào tất cả. Vào tình yêu, vào mùa xuân, vào cuộc sống. Những “biến âm buồn trong nét nhạc” làm cho đêm chèo cùng trở nên lung linh huyền ảo.


Tưởng chừng như quá phũ phàng vói em, tưởng chừng như tất cả chỉ là ảo vọng vụt tan biến như bóng mây, nhưng cuối cùng niềm tin và hi vọng trong ẹm đã chiến thắng.


Bao giờ em mới gặp anh đây

Bao giờ hội Đăng đi ngang ngõ

Để mẹ em rằng hát tối nay?


“Mưa xuân” là nỗi lòng của những kẻ đang yêu, của những chàng trai, cô gái thôn quê, của chính tâm hồn thi sĩ. Cũng ấm ức tủi hờn với cô gái, để rồi lại băn khoăn, trăn trở, bàng hoàng trước những sự đối lập của cuộc đời. Ta băn khoăn tự hỏi mình: phải chăng đó chính là cõi lòng ta?

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ "Mưa xuân" của Nguyễn Bính (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy