Top 10 Điều cần biết về cộng đồng LGBT

Thu Hoai 102 0 Báo lỗi

LGBT là một cụm từ tiếng Anh viết tắt dùng để chỉ xu hướng tính dục ngoài dị tính của con người. Tuy nhiên, đây là chủ đề có vẻ như không cởi mở lắm khi nói ... xem thêm...

  1. LGBT là tên chính thức được xác nhận vào năm 1990 của cộng đồng những người có giới tính đặc biệt. Cộng đồng này bao gồm: đồng tính luyến ái nam, đồng tính luyến ái nữ, lưỡng tính, chuyển giới. Thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, nghĩa là họ có sự hấp dẫn về tình yêu, tình dục với những người cùng giới tính.


    LGBT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh:

    • “Lesbian” (đồng tính nữ).
    • “Gay” (đồng tính nam).
    • “Bisexual” (lưỡng tính).
    • “Transgender” (chuyển giới).

    Tuy nhiên, hiện có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 3,5% số người còn có đa dạng các xu hướng tình dục hơn. Tức là họ cảm thấy mình không phải 100% là đồng tính, thẳng tính hay song tính. Những người này thường có xu hướng tình dục kiểu liên tục, lâu dài và cố định.

    LGBT là gì?
    LGBT là gì?
    LGBT là gì?
    LGBT là gì?

  2. Bạn có thể nhận thấy rằng mọi người sử dụng các chữ cái LGBT hoặc LGBTQ để mô tả khuynh hướng tình dục. Vậy cộng đồng LGBT là gì? LGBT là từ viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender.


    Đồng tính nữ Lesbian: Đồng tính nữ Lesbian là cụm từ dùng để chỉ những phụ nữ có xu hướng bị phụ nữ hấp dẫn về mặt tình dục hoặc tình cảm và không có đặc điểm bên ngoài nào để phân biệt đồng tính nữ với những người khác.


    Đồng tính nam Gay: Giống như chủ nghĩa đồng tính nữ, đồng tính nam là một khái niệm mô tả khuynh hướng tình dục hoặc tình yêu giữa những người đàn ông, họ sẽ bị thu hút về tinh thần và thể chất bởi những người cùng giới. Tương tự như quan hệ nam nữ, đồng tính luyến ái cũng bao hàm những rung động cảm xúc chứ không chỉ là tình dục. Điều quan trọng cần nhớ là đồng tính luyến ái không phải là bệnh.


    Song tính luyến ái Bisexual: Bisexual là một từ khác của song tính luyến ái, dùng để chỉ một người bị thu hút về mặt cảm xúc và tình dục đối với cả hai giới nam và nữ. Người lưỡng tính không biết mình thích nam hay nữ vì điều đó phụ thuộc vào trái tim và cảm xúc của mỗi người.


    Người chuyển đổi giới tính Transgender: Chuyển giới là khái niệm mô tả những người có cơ thể thuộc một giới nhưng lại cảm thấy mình là một giới khác, như thể họ sinh ra nhầm giới tính. Người chuyển giới thường được phân vào nhóm với đồng tính nữ và đồng tính nam để xác định những người không xác định là dị tính.

    Cộng đồng LGBT là gì?
    Cộng đồng LGBT là gì?
    Cộng đồng LGBT là gì?
    Cộng đồng LGBT là gì?
  3. Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, trong một thời gian dài ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day. Mãi cho đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.


    Ngày 17/5/2014, với nỗ lực không ngừng của 24000 cá nhân và các tổ chức về LGBT lớn như: Hiệp hội đồng tính nữ và đồng tính nữ quốc tế ILGA, Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế (IGLHRC), Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ châu Phi... ngày 17/5 mới chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHOBIT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia) được Liên Hợp Quốc thông qua (gọi ngắn gọn là ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT).


    Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT đã được chính thức công nhận tại nhiều nước như Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Venezuela và Liên minh châu Âu EU... Ủy ban IDAHOBIT được hình thành ở nhiều nước để tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện này. Mục đích chính của ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT là nhằm giúp nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên phạm vi toàn cầu, từ đó thay đổi cách nhìn của xã hội và tác động đến các nhà hoạch định chính sách.

    Trong ngày 17/5, có rất nhiều hoạt động hưởng ứng đa dạng, phù hợp với văn hóa của từng quốc gia như: Diễu hành cờ lục sắc (lá cờ biểu tượng của cộng đồng LGBT+), tuần hành và lễ hội, liên hoan nghệ thuật, hội thảo hay các cuộc thi tài năng với tinh thần sôi động và vui vẻ. Một số hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như cuộc diễu hành đường phố khổng lồ vinh danh ngày 17/5 trong suốt 3 năm qua do con gái của Chủ tịch Cuba Raul Castro dẫn đầu tại Cuba, Mariela Castro, lễ hội âm nhạc "Love Music Hate Homophobia", Global Rainbow Flashmob...


    Tại Việt Nam, trong ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT nói riêng và "tháng Tự hào LGBT" nói chung, cũng có rất nhiều hoạt động bổ ích được cộng đồng LGBT+ Việt Nam tổ chức, ví dụ như diễu hành VietPride, các hội thảo về LGBT... với sự ủng hộ của nhiều nhãn hàng và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

    Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?
    Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?
    Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?
    Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?
  4. Là những người nhận mình có giới tính khác với giới tính khi sinh ra. Họ có thể thể hiện giới tính của mình khác với vai trò giới mà họ được sinh ra.


    Chẳng hạn một người sinh ra là nữ sẽ được chỉ định giới là nữ nhưng lớn lên lại nhận thức bản thân là nam hoặc ngược lại, một người sinh ra là nam sẽ được chỉ định giới là nam nhưng nhận thức giới của mình là nữ.


    Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mong muốn gọi là người chuyển giới đã qua phẫu thuật. Họ quyết định sống theo lối sống, phong cách, xu hướng ăn mặc và hành động thuộc về giới tính thật.

    Không phải tất cả những người chuyển giới đều muốn qua can thiệp y tế. Tuy nhiên, hầu hết những người chuyển giới đều mong muốn có thể hiện giới phù hợp với bản dạng giới của mình.

    Tại sai gọi là người chuyển giới?
    Tại sai gọi là người chuyển giới?
    Tại sai gọi là người chuyển giới?
    Tại sai gọi là người chuyển giới?
  5. Cờ LGBT (hay còn được gọi là cờ cầu vồng) được Gilbert Baker thiết kế vào năm 1978 cho Ngày tự do của người đồng tính (Gay Freedom Day) tại San Francisco.


    Hiện tại, cờ cầu vồng bao gồm 6 sọc màu gồm màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương và tím.


    Với ý nghĩa thể hiện cho sự kết nối không biên giới, không giới hạn, 6 màu sắc của lá cờ LGBT tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, đồng thời cũng thể hiện niềm hi vọng, sự khao khát thể hiện mình của cộng đồng những người LGBT trên toàn thế giới.


    Mỗi màu sắc trên lá cờ LGBT mang một ý nghĩa riêng, cụ thể là:

    • Màu đỏ tượng trưng cho dũng khí
    • Màu cam tượng trưng cho nhận thức và các khả năng
    • Màu vàng thể hiện cho sự thử thách
    • Màu xanh lá cây thể hiện cho sự khích lệ và phấn đấu
    • Màu xanh dương thể hiện cho sự hy vọng, sẻ chia, đấu tranh và giúp đỡ lẫn nhau
    • Màu tím tượng trưng cho sự hòa hợp, thống nhất và đoàn kết
    Cờ LGBT
    Cờ LGBT
    Cờ LGBT
    Cờ LGBT
  6. Tại sao cùng một mẹ sinh ra con lại người dị tính, con lại thuộc về giới tính thứ ba? Đây là một câu hỏi phức tạp và không dễ trả lời.

    Hầu hết các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng xu hướng tình dục của một người có liên quan đến sự kết hợp rất phức tạp của các yếu tố tâm lý, sinh học và môi trường. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết gen và nội tiết tố là 2 yếu tố rất quan trọng quyết định điều này.

    Nói chung, không ai có thể lựa chọn giới tính của mình từ khi sinh ra. Xu hướng tình dục chỉ là một phần rất tự nhiên của con người chúng ta. Hãy nhớ rằng, không có gì sai khi là LGBT. Chỉ là việc thiếu hiểu biết về cộng đồng đặc biệt này đã thúc đẩy sự phân biệt đối xử, khiến cuộc sống của những người thuộc cộng đồng LGBT trở nên khó khăn hơn.

    Mọi người có thể lựa chọn giới tính của mình hay không?
    Mọi người có thể lựa chọn giới tính của mình hay không?
    Mọi người có thể lựa chọn giới tính của mình hay không?
    Mọi người có thể lựa chọn giới tính của mình hay không?
  7. Đối với nhiều người LGBT, đôi khi họ có cảm giác như tất cả mọi người trên thế giới này đều được kỳ vọng thành những người thẳng về giới tính. Vì điều này, một số thanh thiếu niên đồng tính có thể cảm thấy khác với bạn bè của họ khi những người xung quanh bắt đầu nói về cảm xúc lãng mạn và hẹn hò.


    Thanh thiếu niên LGBT đôi khi thấy mình giả vờ sống trái ngược với cảm giác thật của mình để hòa nhập với bạn bè, gia đình hoặc cộng đồng xung quanh. Đôi khi họ cảm thấy như đang phủ nhận chính mình, hoặc che giấu một phần con người thật của họ.


    Lo ngại về định kiến xã hội, sợ bị từ chối và bắt nạt có thể khiến những người thuộc giới tính thứ ba giữ bí mật về xu hướng tính dục của họ, kể cả với bạn bè hoặc gia đình. Một số người đồng tính có thể chia sẻ tình dục của họ với một số bạn thân và gia đình. Nhiều người LGBT đã tiến tới và được bạn bè, gia đình và cộng đồng xung quanh chấp nhận hoàn toàn. Kết quả là, họ cảm thấy rất thoải mái khi bị thu hút bởi những người cùng giới tính.

    Trên thực tế, không phải ai cũng có thể nhận được sự hỗ trợ tốt như vậy. Dù ngày càng có nhiều người chấp nhận và công nhận nhóm LGBT nhưng nhiều LGBT vẫn không tìm được tiếng nói chung với những người thân yêu để thấu hiểu và ủng hộ khi họ công khai xu hướng tính dục của mình. Một số thanh thiếu niên sống trong gia đình hoặc cộng đồng không chấp nhận và tôn trọng người đồng tính.

    Cuộc sống trong cộng đồng LGBT như thế nào?
    Cuộc sống trong cộng đồng LGBT như thế nào?
    Cuộc sống trong cộng đồng LGBT như thế nào?
    Cuộc sống trong cộng đồng LGBT như thế nào?
  8. Theo các chuyên gia tâm lý học, người có dấu hiệu bản dạng giới là những người có nhận thức hoàn toàn đi ngược lạ với xu hướng tinh dục. Hay hiểu theo một cách đơn giản hơn, bản dạng giới là nhận thức của một người về giới tính của người đó, có thể nam hoặc nữ.


    “Cisgender” nghĩa là gì?

    Cisgender có thể hiểu là những người có bản dạng giới khớp với giới tính sinh học của họ khi vừa mới được sinh ra. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là nếu bạn là con gái thì sẽ mang nhận thức và tâm sinh lý của con gái, còn con trai thì ngược lại.

    Bản dạng giới (Gender identity) là gì?
    Bản dạng giới (Gender identity) là gì?
    Bản dạng giới (Gender identity) là gì?
    Bản dạng giới (Gender identity) là gì?
  9. Từ 4 tuổi trở lên là con người đã có thể nhận thức được giới tính của họ. Và khi đến tuổi dậy thì thì nhận thức về tâm sinh lý càng rõ rệt hơn. Nếu như bạn có nhiều băn khoăn, lo lắng về giới tính của mình thì hãy tìm đến gặp những chuyên gia tâm lý về sức khỏe để được giải đáp.


    Hiện nay mặc dù cộng đồng đã chấp nhận và sống bình đẳng với những người trong giới LGBT hơn. Tuy nhiên vẫn có một số thành phần ít trong xã hội vẫn sống kì thị và phân biệt những người đồng giới. Do đó, vẫn còn rất nhiều người trong cộng đồng LGBT không dám công khai giới tính thật và sống trong lo lắng, sợ sệt, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

    Khi nào một người nhận thức được giới tính của họ?
    Khi nào một người nhận thức được giới tính của họ?
    Khi nào một người nhận thức được giới tính của họ?
    Khi nào một người nhận thức được giới tính của họ?
  10. Trên thế giới, theo thống kê đến năm 2017 đã có 26 quốc gia công nhận về LGBT và cho phép được kết hôn đồng giới. Điều này là một động lực lớn cho cộng đồng LGBT Việt Nam công khai và sống thật với giới tính của mình.


    Trước đây, việc cơ thể con trai mang trong mình tâm hồn con gái hay ngược lại khiến cho cộng đồng LGBT gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và trong các mối quan hệ. Có những người cho rằng LGBT là những người bất bình thường và có những thái độ kỳ thị, phân biệt và xa lánh họ. Cũng chính vì vậy có nhiều người thuộc LGBT nhưng không dám sống thật với bản thân mình. Với mọi người, là con trai thì phải mạnh mẽ, là con gái thì phải yểu điệu.


    Có một sự thật rằng, chúng ta sinh ra không được quyết định giới tính của bản thân mình. Nhiều cha mẹ khi sinh con ra thấy con có những biểu hiện không “đúng” với giới tính thì lập tức cảm thấy lo lắng, sợ con mình có “bệnh”, cho con đi khám và bắt con không được sống với “giới tính thật” nếu không sẽ rất mất mặt… Nhưng LGBT không phải là bệnh, người thuộc LGBT cũng không có lỗi khi sinh ra họ đã vậy.


    Những áp lực đến từ cộng đồng, từ xã hội, từ những người xung quanh nhất là những người thân trong gia đình, bạn bè khiến LGBT “khó sống” với giới tính của mình. Họ không được làm điều họ muốn hoặc chỉ dám làm trong sự lén lút, họ tự ti và dễ dàng trầm cảm. Họ cũng không dám chia sẻ vì sợ bị khinh miệt.


    Thật vui khi giờ đây đã có nhiều tư tưởng đúng đắn hơn và họ đã có sự chấp nhận đối với LGBT, giúp LGBT sống thật với bản thân mình. Có những người sẽ chuyển giới để được sống với đúng bản chất mình, nhưng cũng có người không, cái họ cần chỉ là sự cảm thông và được đối xử như những người bình thường. Nhắc đến chuyển giới, có lẽ cái tên Hoa hậu Hương Giang chính là động lực cho các bạn trong cộng đồng LGBT dám “sống thật” hơn, cũng nhiều người từ câu chuyện của Hương Giang mà có cái nhìn khác tích cực hơn về LGBT.

    Cuộc sống của cộng đồng LGBT tại Việt Nam thế nào?
    Cuộc sống của cộng đồng LGBT tại Việt Nam thế nào?
    Cuộc sống của cộng đồng LGBT tại Việt Nam thế nào?
    Cuộc sống của cộng đồng LGBT tại Việt Nam thế nào?



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy