Ong Bắp Cày Ký Sinh

Ong bắp cày ký sinh có nhiều tên gọi khác như là tò vò, ong bò, ong nghệ… xuất hiện nhiều nhất ở các nước Châu Á và Châu Âu, Bắc Á. Kích thước trung bình của loài ong này khoảng từ 2,5 đến 3,5 cm, thậm chí có con lên tới 5,5cm. Không chỉ có kích thước khác biệt, hình dạng của chúng cũng độc đáo không kém với phần bụng và ngực được kết nối với nhau bằng một “vòng eo” siêu nhỏ. Phần bụng của chúng thuôn nhọn về cuối tạo nên một thân hình riêng biệt dễ nhận dạng. Loài ong này thường có màu vàng đậm rực rỡ xen kẽ với màu nâu hoặc có cả loại ong bắp cày xanh kim loại, có loài còn có màu đỏ tươi. Với kích cỡ to lớn vượt trội hơn hẳn các giống ong thông thường, ong bắp cày ký sinh luôn khiến tất cả mọi người chú ý bởi thân hình cũng như sự ảnh hưởng của chúng tới mùa màng và chính sức khỏe con người. Nó là loài côn trùng có nọc độc gây ra đau đớn thứ 2 trên thế giới. Đã có rất nhiều trường hợp người tử nạn vì nọc độc của loài ong bắp cày, đặc biệt là các loài ong bắp cày khổng lồ Châu Á. Nọc độc của loài ong bắp cày khổng lồ có thể dài tới gần 7mm, có chứa các Acetylcholine liều cao và một loại nước bọt cực độc có thể phân hủy thịt người. Trung bình, một con ong bắp cày khổng lồ có thể tiêu diệt đến 40 ong mật thường chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút. Thật sự nó rất nguy hiểm.


Khi bạn bị ong bắp cày ký sinh đốt, nó gây ra đau đớn hơn bất kỳ loài côn trùng nào. Những cơn đau đớn khó chịu và sẽ kéo dài 3- 4 phút. Nọc độc có thể khiến cơ thể suy nhược và thậm chí dẫn tới ngất xỉu. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh xa khỏi tổ của ong bắp cày ký sinh. Và nó chỉ tấn công bạn khi bị khiêu khích thôi. Không giống các loại ong thông thường, ong bắp cày sau khi đốt không để lại ngòi cũng không hề chết. Bởi vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là tránh xa khu vực có ong bắp cày vì ong có thể đốt tiếp. Khi bị ong bắp cày đốt, vết đốt sẽ sưng khá to nên bạn cần cởi bỏ trang sức hoặc quần áo nếu bị trí đốt ở tay, chân. Nếu vết đốt ở trên chân, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, vết đốt ở cánh tay thì nâng cánh tay lên vị trí cao hơn bạn sẽ cảm thấy bớt đau đớn. Dùng ngay một bọc đá đặt lên vị trí bị đốt để làm tê liệt cơn đau nhanh chóng. Lấy một miếng bông tẩm giấm (không có dấm có thể thay tạm bằng chanh) để kìm hãm sự lan ra của chất kiềm có trong nọc độc của ong bắp cày. Thoa dấm liên tục trong vài giờ để đảm bảo cho giấm được tiếp xúc với vết đốt triệt để. Tiếp theo, bạn cần uống ngay các loại kháng sinh để cơ thể đảm bảo không bị nhiễm độc, giảm đau đớn giảm ngứa và bỏng rát do nọc độc của ong gây ra. Có thể dùng xà phòng để vệ sinh các vết đốt và đảm bảo cho nó được sạch sẽ, không nhiễm trùng. Cơn đau nhức có thể kéo dài vài ngày và bạn nên dùng băng gạc để che vết đốt lại đảm bảo vệ sinh nhé.

Ong bắp cày
Ong bắp cày
Ong bắp cày
Ong bắp cày

Top 15 Loài côn trùng có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới bạn phải đặc biệt chú ý

  1. top 1 Kiến Đạn
  2. top 2 Ong Bắp Cày Ký Sinh
  3. top 3 Ong Bắp Cày Giấy
  4. top 4 Kiến Đỏ
  5. top 5 Ong Mật
  6. top 6 Ong Bắp Cày Vàng
  7. top 7 Ong Bắp Cày Hói
  8. top 8 Kiến Bullhorn Acacia
  9. top 9 Kiến Lửa
  10. top 10 Ong Sweat Bee
  11. top 11 Bọ cạp Leiurus quinquestriatus
  12. top 12 Nhện Katipo
  13. top 13 Nhện góa phụ đen
  14. top 14 Sâu Lonomia
  15. top 15 Muỗi Anophen

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy