Top 15 Loài côn trùng có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới bạn phải đặc biệt chú ý

Njnja Rùa 9413 0 Báo lỗi

Côn trùng từ lâu đã được ghi nhận là nhóm động vật đa dạng và phong phú nhất trong các loài sinh vật. Trên thế giới, có hơn 950.000 loài côn trùng khác nhau ... xem thêm...

  1. Kiến đạn hay kiến viên đạn (tên khoa học: Paraponera Cavata) là một loài côn trùng sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới. Những con kiến đạn này thuộc một trong những loài nguy hiểm chết người nhất thế giới vì nọc độc của nó gây ra vết thương vô cùng đau đớn. Nó còn là loài kiến to và dài lên đến 1,2 inch. Kiến đạn thường làm tổ ở dưới gốc cây. Chúng giành toàn bộ thời gian đi kiếm thức ăn và chỉ tấn công con người khi cảm thấy gặp nguy hiểm. Bạn không nên chủ quan với nọc độc của nó vì không giống như những con ong mật. Nó có thể đốt bạn nhiều lần. Nọc độc của kiến đạn là rất mạnh và nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của nạn nhân. Vết đốt của kiến đạn là vết đốt đau đớn và dai dẳng nhất trong bất cứ loài côn trùng nào, cơn đau được so sánh với việc bị bắn bởi viên đạn. Kiến đạn không hung hăng, chúng chỉ tức giận khi bạn cố tình kích động chúng. Khi đốt, con kiến giải phóng hóa chất báo hiệu những con kiến khác trong vùng lân cận đến đốt nhiều lần hơn.

    Hai loài côn trùng khác là ong bắp cày ký sinh trên nhện Tarantula và ong bắp cày chiến binh có thể so sánh được với loài kiến này. Tuy nhiên, cơn đau của ong bắp cày ký sinh chỉ kéo dài chưa đầy 5 phút, còn ong bắp cày chiến binh kéo dài 2 giờ. Thế nhưng, cơn đau đớn của kiến đạn kéo dài đến tận 12 đến 24 giờ. Độc tố chính trong nọc độc của kiến đạn là Poneratoxin. Poneratoxin là một peptide gây độc thần kinh nhỏ làm ngừng hoạt động các kênh ion natri có điện áp trong cơ xương để ngăn chặn sự truyền khớp thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Ngoài cơn đau dữ dội, nọc độc này tạo ra tình trạng tê liệt tạm thời và không thể kiểm soát được. Các triệu chứng khác bao gồm: Buồn nôn, nôn, sốt và rối loạn nhịp tim. Phản ứng dị ứng với nọc độc là rất hiếm. Trong khi Poneratoxin không gây tử vong cho con người, nó làm tê liệt hoặc giết chết các loài côn trùng khác. Poneratoxin là một ứng cử viên sáng giá để sử dụng như một thuốc trừ sâu sinh học. Ở Brazil, kiến được gọi là formigão- preto hoặc “kiến đen lớn”. Người Mỹ đã gọi chúng bằng cái tên như “kẻ gây vết thương sâu sắc.” Bằng bất cứ cái tên nào, con kiến này rất đáng sợ và cần phải cận thận khi đi vào những khu vực có chúng. Chúng có thể làm cơ thể run và tê liệt các chi tạm thời. Để điều trị kiến đạn đốt bạn cần rửa vết thương bằng nước xà phòng sau đó dùng thuốc muối để giảm viêm.

    Kiến đạn
    Kiến đạn
    Kiến đạn
    Kiến đạn

  2. Ong bắp cày ký sinh có nhiều tên gọi khác như là tò vò, ong bò, ong nghệ… xuất hiện nhiều nhất ở các nước Châu Á và Châu Âu, Bắc Á. Kích thước trung bình của loài ong này khoảng từ 2,5 đến 3,5 cm, thậm chí có con lên tới 5,5cm. Không chỉ có kích thước khác biệt, hình dạng của chúng cũng độc đáo không kém với phần bụng và ngực được kết nối với nhau bằng một “vòng eo” siêu nhỏ. Phần bụng của chúng thuôn nhọn về cuối tạo nên một thân hình riêng biệt dễ nhận dạng. Loài ong này thường có màu vàng đậm rực rỡ xen kẽ với màu nâu hoặc có cả loại ong bắp cày xanh kim loại, có loài còn có màu đỏ tươi. Với kích cỡ to lớn vượt trội hơn hẳn các giống ong thông thường, ong bắp cày ký sinh luôn khiến tất cả mọi người chú ý bởi thân hình cũng như sự ảnh hưởng của chúng tới mùa màng và chính sức khỏe con người. Nó là loài côn trùng có nọc độc gây ra đau đớn thứ 2 trên thế giới. Đã có rất nhiều trường hợp người tử nạn vì nọc độc của loài ong bắp cày, đặc biệt là các loài ong bắp cày khổng lồ Châu Á. Nọc độc của loài ong bắp cày khổng lồ có thể dài tới gần 7mm, có chứa các Acetylcholine liều cao và một loại nước bọt cực độc có thể phân hủy thịt người. Trung bình, một con ong bắp cày khổng lồ có thể tiêu diệt đến 40 ong mật thường chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút. Thật sự nó rất nguy hiểm.


    Khi bạn bị ong bắp cày ký sinh đốt, nó gây ra đau đớn hơn bất kỳ loài côn trùng nào. Những cơn đau đớn khó chịu và sẽ kéo dài 3- 4 phút. Nọc độc có thể khiến cơ thể suy nhược và thậm chí dẫn tới ngất xỉu. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh xa khỏi tổ của ong bắp cày ký sinh. Và nó chỉ tấn công bạn khi bị khiêu khích thôi. Không giống các loại ong thông thường, ong bắp cày sau khi đốt không để lại ngòi cũng không hề chết. Bởi vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là tránh xa khu vực có ong bắp cày vì ong có thể đốt tiếp. Khi bị ong bắp cày đốt, vết đốt sẽ sưng khá to nên bạn cần cởi bỏ trang sức hoặc quần áo nếu bị trí đốt ở tay, chân. Nếu vết đốt ở trên chân, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, vết đốt ở cánh tay thì nâng cánh tay lên vị trí cao hơn bạn sẽ cảm thấy bớt đau đớn. Dùng ngay một bọc đá đặt lên vị trí bị đốt để làm tê liệt cơn đau nhanh chóng. Lấy một miếng bông tẩm giấm (không có dấm có thể thay tạm bằng chanh) để kìm hãm sự lan ra của chất kiềm có trong nọc độc của ong bắp cày. Thoa dấm liên tục trong vài giờ để đảm bảo cho giấm được tiếp xúc với vết đốt triệt để. Tiếp theo, bạn cần uống ngay các loại kháng sinh để cơ thể đảm bảo không bị nhiễm độc, giảm đau đớn giảm ngứa và bỏng rát do nọc độc của ong gây ra. Có thể dùng xà phòng để vệ sinh các vết đốt và đảm bảo cho nó được sạch sẽ, không nhiễm trùng. Cơn đau nhức có thể kéo dài vài ngày và bạn nên dùng băng gạc để che vết đốt lại đảm bảo vệ sinh nhé.

    Ong bắp cày
    Ong bắp cày
    Ong bắp cày
    Ong bắp cày
  3. Gọi là ong bắp cày giấy vì cái tổ của chúng trông giống như được làm từ giấy. Chúng xây tổ trên mái nhà và khung cửa của tòa nhà. Đây là một loài ong bắp cày nhỏ và khá hiền lành, chúng ít khi tấn công con người trừ khi bị khiêu khích. Nọc độc của chúng không những chỉ gây ra cảm giác đau đớn, bỏng rát như axit mà còn có thể làm dị ứng với một số người. Đặc biệt, nếu để ong bắp cày giấy đốt quá nhiều, ta có thể bị các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ, thậm chí gây tử vong.


    Mỗi năm, ong chúa phải xây dựng một tổ mới bằng bột giấy dẻo được làm từ các sợi gỗ. Thế hệ đầu tiên được nuôi dưỡng bởi mẹ của chúng và những đứa con này sẽ đảm nhận vai trò của công nhân xây dựng, mở rộng tổ để đáp ứng nhu cầu của các đàn ong đang phát triển. Vào mùa hè, tổ ong bắp cày giấy có thể khá lớn, đạt chiều rộng 6- 8 inch. Vào mùa thu, nhiệt độ đóng băng sẽ giết chết tất cả, nhưng ong chúa sẽ tìm kiếm nơi trú ẩn và ngủ đông cho mùa đông. Tổ xuống cấp vào mùa đông và hiếm khi được tái sử dụng trong năm tới. Ong giấy có thể tấn công bạn để bảo vệ tổ của chúng hoặc khi bị đe dọa. Không giống như ong mật, ong bắp cày giấy có thể đốt nhiều lần mà vẫn sống. Một con ong bắp cày giấy có thể gọi các thành viên đàn khác bằng cách sử dụng pheromone báo động, thông điệp hóa học nói với ong khác để giúp bảo vệ tổ từ một mối đe dọa. Khi đó bạn cố gắng giữ bình tĩnh và không nên đập ong bắp cày giấy. Mặc dù loài ong này đốt, nhưng chúng làm như vậy chỉ để phản ứng với mối đe dọa. Con người và ong bắp cày giấy thường có thể cùng tồn tại một cách hòa bình nếu bạn không có hành động nào đe dọa chúng. Tuy nhiên, khi một người nào đó trong gia đình bạn bị dị ứng nọc độc ong bắp cày, bạn có thể cần phải loại bỏ bất kỳ tổ nào để giảm thiểu nguy cơ bị phản ứng dị ứng với vết đốt.

    ong bắp cày giấy
    ong bắp cày giấy
    ong bắp cày giấy
    ong bắp cày giấy
  4. Kiến đỏ có tính rất hung hăng có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Mỹ. Kiến đỏ trông giống như những con kiến lửa nhưng không hề liên quan đến loài kiến lửa. Loài kiến có màu đỏ đậm với chiếc đầu vuông to này rất dễ nhận biết, song chúng lại rất nhút nhát và tránh xa con người. Mặc dù vậy nhưng kiến thợ đỏ sở hữu nọc độc gây sưng, đau và ngứa dữ dội. Những vết cắn của chúng được Justin Schmidt miêu tả là giống như “một cái móng chân mọc ngược và đâm ra từ da”. Chúng sống thành bầy đàn và làm tổ dưới lòng đất. Chúng bảo vệ tổ của mình một cách mạnh mẽ, có thể cắn kẻ thù nhiều lần.


    Nọc độc của loài côn trùng này gây cảm giác nóng, rát ngứa và trong một số ít trường hợp có thể gây dị ứng đe dọa tính mạng. Kiến đỏ có thể khiến người và vật nuôi có nguy cơ bị đốt và ảnh hưởng đến quần thể động vật hoang dã. Nếu bạn phát hiện kiến lửa trong nhà, bạn có thể cần phải làm một số việc để loại bỏ chúng. Những con kiến đỏ sẽ tấn công bất kỳ loài động vật nào nếu chúng cảm thấy bị đe dọa. Khi đó nó sẽ cắn tiêm nọc độc vào cơ thể gây ra cảm giác rất đau đớn, sưng to và ngứa rất dữ dội sẽ khiến cơ thể bị suy nhược dần sau đó. Để điều trị khi bị kiến đỏ đốt bạn hãy dùng thuốc muối vào khu vực ảnh hưởng để giảm viêm rồi sử dụng Calamine Lotion để giảm nóng rát và ngứa.

    Kiến đỏ
    Kiến đỏ
    Kiến đỏ
    Kiến đỏ
  5. Ong mật là loài côn trùng duy nhất trên thế giới sản xuất thực phẩm dành cho con người. Ong mật có thể nói là loài ong tốt nhất trên thế giới và quen thuộc nhất với con người. Lợi ích kinh tế mang lại từ ong mật là không hề nhỏ và chúng cũng góp công lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới. Tuy ong mật sẽ chết sau khi đốt, nhưng kim của chúng sẽ khoan sâu vào da thịt, để lại sự đau đớn và bỏng rát giống như đang bị quẹt một que diêm lên cơ thể vậy. Những con ong mật sống thành bầy đàn. Ong là một loài côn trùng lành tính, nó không gây nguy hại cho người. Nhưng bản năng tự vệ của ong rất cao, nó sẽ trở nên rất hung hãn khi bạn gây nguy hiểm cho chúng. Nọc của ong thường rất độc, nhưng mỗi một loài ong sẽ có mỗi tác động và mức độ nguy hiểm khác nhau, thông thường thì những loài ong nuôi, ong mật hay ong ruồi sẽ ít nguy hiểm cho con người hơn là những loài ong kích thước lớn. Khi bị ong đốt, dù 1 hay 2 vết thì phản ứng đầu tiên của cơ thể vẫn là đau, nhức và vết đốt sẽ sưng tấy lên, nổi ban đỏ kèm theo ngứa.

    Nọc độc của mỗi loài ong thường có những thành phần khác nhau nên mức độ nhiễm độc và gây dị ứng cho cơ thể cũng khác nhau. Đối với ong mật thì nọc thường ít độc hơn, nếu chỉ bị đốt 1 đốt thì vết đốt sẽ sưng lên nhưng mức độ nguy hiểm ít, chỉ cần sơ cứu bằng cách rửa sạch vết ong đốt bằng xà phòng là được. Nhưng nếu bị ong đốt ở những vị trí nhạy cảm chẳng hạn như ở vùng họng, vết đốt có thể gây sưng phù và khó thở quanh vùng họng. Vì vậy phải đưa bệnh nhân đi khám ngay. Những vết ong đốt ở vùng mí mắt cũng sẽ gây tổn thương rất nặng cho mắt, có nhiều trường hợp còn dẫn đến hư hỏng đôi mắt. Trong trường hợp bạn bị một đàn ong mật cắn khi bạn chẳng may chạm vào tổ của chúng thì hoàn toàn không hề đơn giản, bạn phải nhanh chóng tìm cách ra khỏi “vòng vây” và đến ngay các trung tâm y tế đẻ được khám và điều trị đúng cách. Điều kì lạ là những con ong mật sẽ chết ngay sau khi đốt. Trên thực tế ngòi của một con ong mật để tiêu hóa và thần kinh. Vì vậy, khi ong mật cố gắng để cắt đứt ngòi ra từ da của các nạn nhân, chúng cũng sẽ mất đường tiêu hóa và thần kinh, chúng chết ngay sau đó.

    Ong mật
    Ong mật
    Ong mật
    Ong mật
  6. Những con ong bắp cày vàng là một loài nguy hiểm, tìm thấy trên khắp thế giới. Bởi vì thân chúng có những mảng màu vàng và đen nên được đặt tên là ong bắp cày vàng và hãy thận trọng vì chúng là một loại rất hung hăng. Chúng sẽ tấn công nếu chúng cảm thấy bị đe dọa. Ong bắp cày vàng được xem là loài ong cực độc có thể giết chết một người khỏe mạnh chỉ trong vòng vài giờ (từ khi bị tấn công). Khi bị loài côn trùng này đốt, người bị đốt sẽ có cảm giác rất nóng và rát giống như để một điếu thuốc vào đầu lưỡi và nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ tử vong sau nửa ngày.


    Cuộc tấn công theo nhóm của ong bắp cày vàng có thể gây đau dữ dội và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm: Khó thở, sưng, đau thắt ngực, nói lắp, yếu và thậm chí có thể ngất xỉu. Chúng sống bầy đàn trong tổ giấy lớn được xây dựng trên cây, bụi rậm hoặc hầm và một tổ có thể đến những 4000 thành viên chung sống.

    Ong Bắp Cày Vàng
    Ong Bắp Cày Vàng
    Ong Bắp Cày Vàng
    Ong Bắp Cày Vàng
  7. Ong bắp cày hói là một trong những loài côn trùng được tìm thấy trên khắp Bắc Mỹ. Thực tế, bắp cày hói không phải là ong bắp cày. Chúng được gọi như vậy bởi vì kích thước lớn, có thể đạt đến một kích thước giữa 13- 20 mm. Ong bắp cày hói sống với 200- 400 thành viên. Chúng xây dựng tổ lớn trên các loài thực vật và cây cối trong rừng. Ong bắp cày hói là côn trùng khá độc, nó có thể sử dụng nọc độc liên tiếp khi tấn công kẻ thù khiến cho đối phương choáng váng và mất khả năng phản kháng.

    Nọc độc của loài côn trùng ong bắp cày hói có thể khiến cơ thể bị sưng tấy trong vòng 24h. Tuy nó không ảnh hưởng tới tính mạng song nếu không chữa trị kịp thời nạn nhân có thể sẽ nằm viện dài lâu. Khi tấn công kẻ thù, ong bắp cày hói sẽ phun nọc độc vào mắt của những kẻ xâm nhập, có thể dẫn đến mù tạm thời và khiến nạn nhân vô cùng đau đớn. Chúng là loại côn trùng cực kì hung hăng khi bất cứ điều gì xâm nhập vào tổ chúng. Khi đó vết đốt sẽ có nọc độc của chúng để lại gây ra đau buốt, viêm và ngứa dữ dội (cảm giác nóng rát). Khi bạn bị ong đốt nên đi rửa với xà phòng để ngăn nhiễm trùng rồi băng lại cho đỡ đau. Dùng thuốc muối hoặc giấm để rửa sạch vùng mẩn đỏ ngứa và viêm.

    Ong bắp cày hói
    Ong bắp cày hói
    Ong bắp cày hói
    Ong bắp cày hói
  8. Có một loài kiến sống cộng sinh với loại cây bullhorn acacia, có tên gọi là kiến Bullhorn Acacia. Chúng sở hữu những cú đốt đau điếng người. Loài này khá giống với kiến cam Việt Nam thường sống trên các loài cây đặc trưng và bảo vệ chúng khỏi các loài côn trùng phá hoại. Kiến bullhorn acacia có thân hình giống ong bò vẽ, cặp mắt to và có nhát cắn đau như bị bấm ghim vào cơ thể. Những con kiến bullhorn acacia được biết đến khi chúng cộng sinh với thực vật Acacia.


    Kiến Bullhorn Acacia thuộc họ parponera clavata- là loài kiến có nọc độc nhất trong các loài côn trùng. Khi bị đốt, nọc độc của chúng khiến bạn đau đớn giống như bị một viên đạn bắn và cơn đau có thể kéo dài hơn 24h. Loài này rất hung hăng, chúng sống trên các cây acacia khắp Trung Mỹ để kiếm ăn và làm tổ. Cũng chính vì mùi của cây acacia rất khó chịu nên thu hút kiến. Sau đó kiến sẽ được nhận đầy đủ chất và mật hoa từ cây. Khi đó lũ kiến sẽ bảo vệ cho cây không cho những động vật ăn cỏ hay con người khi cố gắng tiếp cận. Lũ kiến sẽ đốt và sẽ gây đau đớn trong một thời gian dài. Vì thế bạn hãy tránh xa cây acacia là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

    Kiến Bullhorn Acacia
    Kiến Bullhorn Acacia
    Kiến Bullhorn Acacia
    Kiến Bullhorn Acacia
  9. Kiến lửa tên khoa học solenopsis invicta, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Phần thân kiến có màu nâu đồng, phần bụng có màu sẫm hơn. Mặc dù có kích thước rất nhỏ nhưng rất hiếu chiến, đặc biệt khi bảo vệ tổ của chúng. Ngòi của chúng rất nhọn và nọc độc được xếp ở mức 1.2 theo bảng đánh giá của Schimdt. Bất cứ ai từng bị kiến lửa đốt sẽ không bao giờ dám lại gần chúng một lần nữa. Bởi vì kiến lửa đốt có thể gây đau buốt, sưng to và khó thở. Những con kiến lửa tìm thấy với số lượng lớn trên khắp các cánh rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Chúng sống thành bầy đàn ở các thân cây mục nát hay dưới tảng đá.


    Đặc biệt là loài kiến hung dữ sẽ tấn công bất kì điều gì quấy rầy đàn của chúng. Chúng sẽ nhanh chóng trèo lên kẻ quấy rầy và đốt xuyên qua da, sau đó chúng sẽ tiêm nọc độc có chứa Alkaloid và các chất độc Piperidin có hại rất nhiều cho da. Khi bạn bị kiến lửa cắn sẽ có cảm giác đau như bị lửa châm vậy. Sau đó vết đốt sẽ sưng tấy kèm phản ứng ngứa rát. Khi bị cả đàn tấn công sẽ buốt, ngứa, sưng, nôn mửa, nhịp tim nhanh, khó thở và sự hình thành của mụn mủ trắng rất nguy hiểm. Khi bị đốt hãy rửa ngay vết thương với xà phòng và sử dụng kem Hydrocortisone để giảm đau và ngứa. Sau đó dùng đá lạnh chườm lên để giúp da dễ chịu hơn bạn nhé.

    Kiến lửa
    Kiến lửa
    Kiến lửa
    Kiến lửa
  10. Những con ong Sweat Bee là một tên chung cho những con ong khác nhau được thu hút từ muối và mồ hôi của con người. Đây là một trong những loài ong phổ biến nhất trên thế giới. Những con ong Sweat Bee được tìm thấy với số lượng lớn khoảng gần 1000 loài ở các vùng phía Bắc thuộc Hoa Kỳ. Độ dài lớn nhất của chúng đạt tới là 3- 10mm. Chúng sẽ đốt nếu như bạn cố gắng loại bỏ nó ra khỏi người. Khi đó, những con ong cái sẽ đốt còn những con ong đực sẽ lấy muối và mồ hôi trên da bạn.


    Đặc biệt nguy hiểm hơn khi nọc độc từ một con ong Sweat Bee cái sẽ gây ra một chút đau đớn và cảm giác nóng rát khắp cỏ thể. Nặng hơn nữa sẽ ngứa và nổi rất nhiều mụn. Khi bị đốt bạn hãy lập tức dùng amoniac hay giấm táo để giảm đau và sưng cùng với thuốc muối để cho đỡ ngứa nhé.

    Ong Sweat Bee
    Ong Sweat Bee
    Ong Sweat Bee
    Ong Sweat Bee
  11. Đa số những loài bọ cạp trên trái đất này vô hại với con người, tuy nhiên nọ độc của nó cũng có thể gây ra những phản ứng khác nhau như đau, tê, cứng hay sưng phồng cho con người khi bị chích phải. Thuộc về phần thiểu số cũng có vài loài bọ cạp, chủ yếu là bọ cạp thuộc họ Buthidae có thể gây hậu quả xấu đối với tính mạng của chúng ta. Những loài bọ cạp độc thuộc họ Buthidae có thể kể đến như các loài trong chi Parabuthus, Tiyus, Centruroides, Androctonus, đặc biệt loài độc nhất phất phải gọi tên đó là loài bọ cạp Leiurus quinquestriatus.


    Bọ cạp Leiurus quinquestriatus hay còn được gọi tên là thử thần, thần chết sa mạc. Đây là loài bọ cạp có nọc độc mạnh nhất được tìm thấy xuất hiện trên sa mạc và môi trường cây bụi từ Bắc Phi qua Trung Đông. Nọc độc của Leiurus quinquestriatus tác động rất mạnh, chất độc xâm lấn hệ thần kinh, Tuy chúng không hung dữ đến mức có thể gây tử vong cho một người trưởng thành khỏe mạnh nhưng với những người già yếu và trẻ con thì mức độ rủi ro lại cao hơn gấp nhiều lần. Hai loài bọ cạp giết người nhiều nhất châu Phi là Androctonus australis, hoặc loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi. Tuy nhiên nọc độc của Androctonus australis chỉ bằng một nửa loài Leiurus quinquestriatus. Triệu chứng đơn giản và dễ gặp nhất khi bị bọ cạp chích đó là đau, tê cứng trong thời gian vài ngày. Nguy hiểm nhưng chúng thường nhút nhát và thường lựa chọn phương thức bỏ chạy khi đối mặt với kẻ thù hoặc đứng yên.

    Đa số loài bọ cạp đều không nguy hiểm
    Đa số loài bọ cạp đều không nguy hiểm
    Loài bọ cạp Leiurus quinquestriatus
    Loài bọ cạp Leiurus quinquestriatus
  12. Nhện Katipo được coi là loài nhện độc nhất thế giới, có nguồn gốc từ New Zealand. Katipo là tên gọi tắt của loài nhện Latrodectus katipo. Loài nhện chính là nỗi khiếp sợ không chỉ với các loài động vật mà còn gây ám ảnh đối với con người vô cùng. Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện, cơ thể chỉ có hai phần, tấm hân, miệng không hàm nhai, không có cánh, cùng lớp với bọ cạp. Katipo ăn chủ yếu là côn trùng sống trên mặt đất, bị mắ vào một mạng lưới rối không đều giữa các cây cồn cát hoặc mảnh vụn khác.


    Một vết cắn của nhện Katipo tạo ra hội chứng latrodectism độc hại, những triệu chứng đó bao gồm phản ứng cực kỳ đau đớn, khả năng tăng huyết áp, co giật, hôn mê. Chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi, nọc độc có thể lan ra toàn cơ thể và có thể gây chết người. Tuy vậy, theo ghi nhận thì rất ít xuất hiện những vụ con người bị nhện cắn và không có ca tử vong nào đượ ghi nhận từ thế kỷ 19. Loại thuốc chống nọc độc của Katipo hiện đã có sẵn tại New Zealand để điều trị nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về loài nhện độc này.

    Nhện Katipo
    Nhện Katipo
    Nhện Katipo cái
    Nhện Katipo cái
  13. Nhện góa phụ đen có tên khoa học là Latrodectus Mactans, chủ yếu sinh sống tại miền Nam nước Mỹ, tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở khắp nơi phía Tây bán cầu. Đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của chúng chính là hình đồng hồ cát màu đỏ nổi bật ở bụng hoặc lưng màu đen. Loài nhện này, con cái chiếm ưu thế tuyệt đối về kích thước cũng như trọng lượng nếu so sánh với con đực, chúng có thể to gấp 2-3 lần con đực, và tập tính đáng sợ của loài nhện này là thường giết chết con đực sau khi giáo phối xong.


    Theo Nat Geo, nọc độc của nhện góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm với con người, nọc độc của chúng mạnh gấp 15 lần nọc độc của rắn đuôi chuông, loài bò sát nguy hiểm bậc nhất. Chất độc latrotoxin có trong nọc độc của góa phụ đen từ vết cắn được côi là chất đầu đọc hệ thần kinh cực kỳ mạnh mẹn, gây triệu chứng nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt nửa bán phần và cả co giật cơ thể. Mặc dù chúng cực kỳ nguy hại tới con người tuy nhiên, khi bị nhện cắn bạn được hỗ trợ y tế kịp thời thì bạn sẽ khó gặp nguy hiểm. Ước tính, chỉ khoảng 1% số người bị nhện góa phụ đen cắn bị tử vong mà thôi. Tuy nhiên, đừng bao giờ chủ quan trước loài nhện đáng sợ này nhé!

    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
  14. Trong hầu hết những khu rừng nhiệt đới miền nam Brazil đều có một loài sâu róm được người dân địa phương gọi tên là chú hề lười biếng, loài sâu đó có tên gọi là sâu Lonomia. Chúng sở hữu vẻ bề ngoài hiền lành, xinh đẹp tuy nhiên, đọc tố trong cơ thể của loài sâu này có thể gây chết người đó nhé! Nếu chẳng may bạn chạm tay vào những chiếc gai trên cơ thể loài sâu róm này, thì bạn sẽ có nguy cơ bị chảy máu trong, suy gan và bị chứng bệnh huyết tan. Đó là lí do vì sao chúng còn có cái tên là "lưỡi hái tử thần".


    Nọc độc của loài sâu Lonomia là một trong những loại chất độc gây chết người nhanh nhất từng được phát hiện trên thế giới chỉ với liểu lượng ít nhất. Bệnh nhân khi bị nhiễm độc của sâu Lonomia có thể tử vong ngay lập tức chỉ sau 6 giây, hậu quả ít hơn 0,06 giây so với khi bị loài rắn độc nhất cắn. Loài sâu róm này khá khó sinh trưởng như những loài khác. Chúng chỉ sống trên thân cây và thường che giấu cơ thể dưới lớp vỏ nhiều màu sắc vô cùng xinh đẹp.

    Sâu Lonomia
    Sâu Lonomia
    Chất độc trong cơ thể của chúng có thể gây chết người
    Chất độc trong cơ thể của chúng có thể gây chết người
  15. Muỗi Anophen còn gọi là muỗi sốt rét hay muỗi đòn xóc, chúng chính là tác nhân gây ra căn bệnh sốt rét cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng con người. Đặc điểm nhận dạng của loài muỗi này đó chính là cái vòi dài bằng với chiều dài của thân, trên cánh muỗi có các vẩy đen trắng. Một con muỗi Anophen trưởng thành có thân hình thon thả với ba phần đầu, ngực, thân. Chúng có cặp râu dài và nhiều đoạn có tác dụng phét hiện mùi của vật chủ cũng như mùi của nơi con cái đẻ trứng. Muỗi cái đặc biệt bị thu hút bởi mùi hôi chân, chúng sẽ quay lại hút máu vật chủ nhiều lần.


    Muỗi Anophen chứa ký sinh trùng sốt rét Plasmodium, gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi bị muỗi Anophen đốt, ký sinh trùng sẽ truyền vào trong mạch máu của con người và gây ra bệnh. Khi mắc bệnh sốt rét, bạn có thể mắc các cơn sốt lặp đi lặp lại và theo chu kỳ từ 2-3 ngày/ lần. Những triệu chứng thường gặp khi bị muỗi anophen đốt là ớn lạnh từ vừa đến nặng, sốt cao, toát mồ hôi, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, thiếu máu, đau cơ và co giật, thậm chí là hôn mê. Muỗi Anophen thường sinh trưởng trong điều kiện ẩm thấp nên nếu có thể xuất hiện những triệu chứng trên thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất nhé!

    Muỗi Anophen
    Muỗi Anophen
    Muỗi anophen gây bệnh sốt rét
    Muỗi anophen gây bệnh sốt rét



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy