Nguyễn Nhược Thị Bích - Người làm cô giáo của nhiều vua nhất

Bà Nguyễn Thị Nhược Bích sinh năm 1830, quê làng An Phước, tỉnh Ninh Thuận (trước đây là Phan Rang), con thứ tư của Nguyễn Nhược Sơn (có tên gọi là Nguyễn Nhược San). Nguyễn Nhược Sơn là một nhân tài hiếm hoi của vùng Chiêm Thành, Ninh Thuận. Ông có tính tình khẳng khái, không chịu ràng buộc trong khuôn phép, gặp việc gì đáng làm là làm không cần suy nghĩ và cũng không sợ hậu quả xấu đến với mình. Bởi thế, trong quãng đời làm quan, ông không ít lần bị bãi chức. Cũng nhờ tài trí thông minh và sự phóng khoáng của người cha mà bà Nguyễn Thị Nhược Bích đã được ăn học và bộc lộ tài năng của mình. Bà đi theo cha làm quan nhiều nơi nhưng bất cứ ở nơi nào bà cũng được mọi người ca ngợi.

Năm 1848, bà được tiến cử vào cung cho Vua Tự Đức. Trong một buổi ngâm vịnh, Vua Tự Đức đề thơ Tào Mai (Hoa mai sớm nở) và bài hoạ của bà được vua khen tặng cho 20 nén bạc, đồng thời cho sung chức Thượng Nghi Viên Sư. Năm 1868, bà được Vua Tự Đức giao cho việc dạy học cho các hoàng tử - sau này là các vị vua Đồng Khánh, Kiến Phúc. Trong cung đình với tài thơ văn của mình, bà đã dạy cho các hoàng tử những kiến thức về văn học, hán nôm, phép tắc lễ nghi nơi cung cấm... Vì thế, người ta gọi bà là Tiệp Dư Phu Tử. Với công lao đóng góp của bà cho triều đình, nhà Nguyễn đã lần lượt phong cho bà các chức: Tài nhân (1850), Mỹ nhân (1860), rồi chức Quý nhân. Tư duy của bà theo khuynh hướng chính thống nên bà đã phải chịu đựng sự chuyên chế của hai quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong thời kỳ “Tứ nguyệt tam vương” (bốn tháng mà thay đến ông ông vua).

Năm 1885, Kinh thành thất thủ, Vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần vương, kêu gọi quan dân chống Pháp, bà phải Hộ giá Tam cung (thân mẫu của hai bà Chánh phi và Thứ phi của Vua Tự Đức) chạy theo vua ra Quảng Trị. Đến Quảng Trị mới được vài hôm, Tam cung không chịu được cảnh khổ cực nên đã quay trở lại Khiêm lăng chịu sự quản chế của người Pháp. Trong thời gian bà ở bên cạnh Vua Tự Đức, bà đã theo dõi và nắm được tất cả những sự việc xảy ra trong Cung đình Huế từ sau ngày Vua Tự Đức băng hà (19/7/1883) cho đến ngày Kinh thành Huế thất thủ (5/7/1885). Với sự thông minh và hiểu biết của mình, bà đã viết nên tác phẩm Hạnh Thục Ca, gồm 1018 câu lục bát, chữ nôm. Tác phẩm nói về việc thực dân Pháp sang xâm lược nước ta và ca ngợi công lao của Vua Tự Đức; việc lộng quyền của hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong viếc phế lập các vua: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi.

Lời thơ trong Hạnh Thục Ca có một âm điệu nhẹ nhàng, phảng phất một nỗi buồn man mác. Mặc dù nhìn nhận sự việc trong triều đình với nhãn quan của một bà hoàng trong cung cấm nhưng Hạnh Thục Ca vẫn được lịch sử Việt Nam đánh giá là nguồn sử liệu có ý nghĩa lịch sử và văn học quý giá. Không phải là một người thông minh, có tài thơ văn, có lòng yêu nước thì không ai có thể viết được tác phẩm ấy. Từ sau ngày Vua Tự Đức mất, việc biên soạn Sắc dụ của Lưỡng Tôn Cung (mẹ Vua Tự Đức và bà Trang Ý, vợ chính của Vua Tự Đức) đều do một tay bà soạn thảo. Đến đời Vua Thành Thái (1892) bà được phong chức Tam Phi Lễ Tần. Bà mất vào năm Duy Tân thứ ba (1909), thọ 79 tuổi.

Tên của bà được đặt cho tên trường tiểu học
Tên của bà được đặt cho tên trường tiểu học
Nguyễn Nhược Thị Bích - Người làm cô giáo của nhiều vua nhất
Nguyễn Nhược Thị Bích - Người làm cô giáo của nhiều vua nhất

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy