Top 6 Hành động tưởng chừng bình thường của trẻ nhưng bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

  1. top 1 Đi nhón chân
  2. top 2 Nghiến răng khi ngủ
  3. top 3 Ngồi chân chữ W
  4. top 4 Trẻ thích xem điện thoại, máy tính bảng
  5. top 5 Ít giao tiếp bằng mắt
  6. top 6 Trẻ nghịch bóng bay

Nghiến răng khi ngủ

Theo các bác sĩ, biểu hiện nghiến răng ở trẻ em có thể do một trong hai nguyên nhân: Tâm lý và giải phẫu. Trẻ thường nghiến răng vào ban đêm sau khi trải qua một sự kiện căng thăng hoặc do quá mệt mỏi vào ngày hôm đó. Còn trường hợp do giải phẫu là khi răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch, không thẳng hàng thì chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm không ăn khớp khiến trẻ khó chịu. Theo phản xạ, 2 hàm có xu hướng nghiến chặt và cọ xát sẽ làm trẻ dễ chịu hơn. Trường hợp này thì bạn cần đưa con đến nha sĩ để tìm cách giải quyết tốt nhất.


Một số vấn đề có thể xảy ra khi trẻ nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài như: Tủy răng bị lồi ra, Các vấn đề sâu răng trở nên tồi tệ hơn do răng bị mài mòn liên tục, Gãy xương ở vùng hàm, Nghiến răng có thể khiến răng bị mất đi lớp men, do đó trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ, Nghiến răng có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương, Răng có thể bị hư hại do phải chịu áp lực liên tục từ việc nghiến răng.


Bạn có thể giúp trẻ trị chứng nghiến răng khi ngủ thông qua một số phương pháp như:

Trẻ nhỏ thường dễ gặp phải những căng thẳng có liên quan đến việc học tập và bạn bè. Bạn hãy tạo ra một số hoạt động giúp trẻ thư giãn, đặc biệt là lúc trước giờ đi ngủ. Một số hoạt động mà bạn có thể làm là trò chuyện thân mật với trẻ, tắm nước nóng và đọc truyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ. Biến những hoạt động này thành một thói quen bởi nó có thể giúp trẻ ít nghiến răng khi ngủ. Chú ý đến cuộc sống của trẻ để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng và tìm cách giải quyết vấn đề này. Nếu trẻ gặp phải các vấn đề về học tập, bạn có thể giúp trẻ những môn mà trẻ gặp rắc rối. Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản xuất endorphin, một loại hormone giúp giảm đau tự nhiên. Khi cơ thể không còn căng thẳng, thói quen nghiến răng cũng sẽ giảm.


Cho trẻ một chế độ ăn cân bằng. Thói quen nghiến răng thường có liên quan đến dinh dưỡng kém, thiếu canxi và magiê. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng. Những chất này có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, thiếu canxi và magiê có thể khiến trẻ có thói quen nghiến răng. Để không gặp phải tình trạng này, bạn hãy thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.


Cho trẻ sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm. Đây là một dụng cụ được đặt bên trong miệng để ngăn không cho hai hàm răng chạm vào nhau. Bạn có thể cho trẻ sử dụng trước khi đi ngủ và gỡ ra vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của nha sĩ.


Nếu bạn đã thử tất cả các phương pháp trên mà thói quen nghiến răng của trẻ vẫn còn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ khám. Nghiến răng sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nếu bé cưng gặp phải tình trạng này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nghiến răng là đảm bảo trẻ không bị căng thẳng.

Trẻ nghiến răng khi ngủ
Trẻ nghiến răng khi ngủ
Trẻ nghiến răng khi ngủ
Trẻ nghiến răng khi ngủ

Top 6 Hành động tưởng chừng bình thường của trẻ nhưng bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

  1. top 1 Đi nhón chân
  2. top 2 Nghiến răng khi ngủ
  3. top 3 Ngồi chân chữ W
  4. top 4 Trẻ thích xem điện thoại, máy tính bảng
  5. top 5 Ít giao tiếp bằng mắt
  6. top 6 Trẻ nghịch bóng bay

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy