Hội chứng cao huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai (PIH) là một bệnh lý thường xảy ra nhất trong thai kỳ. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ.


Định nghĩa tăng huyết áp trong thai kỳ dựa vào trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg và phân loại thành mức độ nhẹ (140-159/90-109 mmHg) hoặc nặng (≥ 160/110 mmHg).


Tăng huyết áp thai kỳ gồm các thể lâm sàng sau:

  • Tăng huyết áp mạn tính: xuất hiện trước thai kỳ hoặc trước tuần 20 của thai kỳ và tình trạng này kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.
  • Tiền sản giật: tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
  • Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ kèm tiểu đạm
  • Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: thuật ngữ này được sử dụng khi huyết áp được đo lần đầu sau tuần 20 của thai kỳ và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định; bệnh nhân cần được đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản.

Phòng ngừa tăng huyết áp và tiền sản giật

  • Tiền sản giật là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20, trong đó cao huyết áp thai kỳ là một trong những biểu hiện của bệnh này. Tiền sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như làm tăng nguy cơ sinh non hay sinh con thiếu cân.
  • Phụ nữ có nguy cơ cao hoặc trung bình với tiền sản giật nên được tư vấn sử dụng aspirin 100-150 mg mỗi ngày từ tuần 12 đến đến tuần 36-37.

Nguy cơ cao tiền sản giật bao gồm bất kỳ yếu tố sau:

  • Tăng huyết áp trong lần mang thai trước đây
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng kháng phospholipid
  • Đái tháo đường type 1 hoặc type 2
  • Tăng huyết áp mạn tính

Nguy cơ trung bình tiền sản giật gồm nhiều hơn một trong các yếu tố sau:

  • Mang thai lần đầu
  • Tuổi ≥ 40
  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai hơn 10 năm
  • BMI ≥ 35 kg/m2 tại lần khám đầu tiên
  • Tiền sử gia đình tiền sản giật
  • Đa thai

Bổ sung canxi (1,5-2 g/ngày đường uống) được khuyến cáo phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ với chế độ ăn nhập ít canxi (< 600 mg/ngày) tại lần khám tiền sản đầu tiên.


Vitamin C và E không giảm nguy cơ tiền sản giật; ngược lại, chúng thường liên quan với cân nặng lúc sinh < 2,5 kg và các kết cục nặng chu sinh.

Hội chứng cao huyết áp thai kỳ
Hội chứng cao huyết áp thai kỳ
Hội chứng cao huyết áp thai kỳ
Hội chứng cao huyết áp thai kỳ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy