Đa ối

Như đã nói ở phần trên, thông thường, thai nhi sẽ nuốt nước ối thải qua cơ thể giống như cơ chế đi tiểu. Đây là cách em bé kiểm soát lượng nước ối quanh mình. Nhưng khi em bé không nuốt nước ối, lượng ối xung quanh có thể tăng nhanh chóng. Và khi lượng ối vượt qua mức 2 lít được gọi là đa ối. Với những trường hợp đa ối nghiêm trọng, lượng ối có thể tới 3 lít, nhiều gấp 3 lần so với chỉ số bình thường.


Đa ối thường gây nên các biểu hiện thai nghén như: khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phù chân, tĩnh mạch giãn.


Đa ối có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh lý của màng ối, của bánh nhau dây rốn, phù nhau thai, thai nhi to, do bệnh lý của mẹ như đái tháo đường, .. hoặc vô căn.

  • Các nguyên nhân ở mẹ có thể do: Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường (thường gặp), người mẹ mang song thai hoặc đa thai, kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.
  • Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối - đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị...
  • Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: thiếu máu ở bào thai; nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé...

Điều trị

  • Có thể rút bớt nước ối (amnioreduction):

Vì đa ối làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi, nên theo dõi thai trước khi sinh bắt đầu sớm từ 32 tuần (đặc biệt nếu AFI ≥ 30 cm) và nên bao gồm test không căng thẳng ít nhất một lần/tuần. Tuy nhiên, giám sát như vậy đã không được chứng minh để làm giảm tỷ lệ tử vong của thai. Sinh con lúc khoảng 39 tuần được lên kế hoạch. Cách thức đẻ nên dựa trên chỉ dẫn sản khoa thông thường (ví dụ, phần ngôi).

Giảm thể tích nước ối (ví dụ bằng cách rút nước ối) hoặc giảm sản xuất ối nên được xem xét chỉ khi chuyển dạ đẻ non xảy ra hoặc nếu đa ối gây triệu chứng nặng; tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy cách tiếp cận này cải thiện kết quả. Ngoài ra, không có sự đồng thuận về khối lượng và tốc độ rút dịch, mặc dù việc loại bỏ khoảng 1 L trong 20 phút được khuyến cáo.

Những rối loạn có thể góp phần gây ra chứng đa ối (ví dụ như tiểu đường ở người mẹ) cần được kiểm soát.

Đa ối
Đa ối
Đa ối
Đa ối

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy