Điều trị sai bệnh

Cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh lý thông thường, đa số chúng ta đều sẽ phải bị mắc một vài lần trong đời. Tuy nhiên có không ít người nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh và có những phương pháp điều trị bệnh không thích hợp. Vậy làm thế nào để phân biệt cảm cúm với cảm lạnh ?


Triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh khá giống nhau khiến không ít người bị nhầm lẫn và xem thường, bệnh ngày càng tiến triển làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe.

Với cảm lạnh
, các triệu chứng thường gặp như ho, hắt xì, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi nhẹ,...


Còn nếu bạn mắc cảm cúm, những dấu hiệu có phần rõ ràng và có phần nặng hơn như: đau đầu, viêm họng, cổ họng bị khô và rát, sốt từ trung bình đến sốt cao, cơ thể mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, nghẹt mũi và sổ mũi, phổ biến hơn hết với trẻ em là triệu chứng buồn nôn và nôn.


Tuy các triệu chứng có phần giống nhau nhưng rõ ràng ta thấy cảm cúm có phần nặng hơn cảm lạnh rất nhiều và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi mắc bệnh và cần có biện pháp điều trị thích hợp để không chịu nhiều ảnh hưởng về sau.

Cách điều trị bệnh cảm lạnh

  • Cảm lạnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc như Histamine, Acetaminophen, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm đề khắc phục những triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu,...
  • Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ nước và chất khoáng cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ cung cấp đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung vitamin C, vitamin D, các thực phẩm giàu kẽm và chất khoáng giúp giảm triệu chứng và khỏi bệnh rất nhanh.

Cách điều trị bệnh cảm cúm

  • Với cảm cúm cũng vậy, hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý là một trong những phương pháp thiết yếu để đẩy lùi bệnh.
  • Có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh cảm cúm bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hay Acetaminophen và đặc biệt lưu ý tránh dùng Aspirin với đối tượng là trẻ em vì có nguy cơ mắc hội chứng Reye (hội chứng làm sưng gan và não).
  • Ngoài ra, các loại thuốc có thể được kê đơn khi mắc cảm cúm như Oseltamivir, Zanamivir hay Peramivir. Đây là những loại thuốc còn giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm phổi khi mắc cảm cúm.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa cảm cúm, tốt nhất bạn nên tiêm phòng cúm đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Dù là những triệu chứng thông thường nhưng sau 48h không có sự thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé. Đây là cách tốt nhất để chúng ta mau chóng tiêu diệt ổ virus và bảo vệ cơ thể chúng ta.

Nhiều người rất dễ nhận nhầm bệnh cảm cúm với một số loại bệnh khác
Nhiều người rất dễ nhận nhầm bệnh cảm cúm với một số loại bệnh khác
Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân, đừng tự mua thuốc uống nhé!
Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân, đừng tự mua thuốc uống nhé!

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy