Bệnh viêm amidan cấp

Viêm amidan là tình trạng biểu mô phủ của hạch bạch huyết sau cổ họng bị nhiễm trùng, sưng tấy lên, gây đau nhức kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Người bệnh có thể viêm amidan 1 bên hoặc cả 2 bên. Bệnh diễn tiến theo các cấp độ viêm amidan cấp tính và mãn tính.


Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ em cho tới người lớn. Trong đó đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 5 tuổi đến 15 tuổi.


Viêm amidan gây ra bởi nhiều nguyên nhân như sau:

  • Nhiễm khuẩn: Một số loại thường gặp như khuẩn cầu thận, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A, yếm khí…
  • Nhiễm virus: Nhóm virus thường gặp là eppstein-barr, Adenovirus, Rhinovirus, Hemophilus và Streptococcus.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường nhiều chất độc hại, hóa chất, bụi bẩn ảnh hưởng tới đường hô hấp, trước hết là amidan và họng.
  • Cấu trúc bất thường của amidan: Amidan có nhiều hốc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nhiều trẻ em có hệ thống bạch huyết phát triển bất thường sẽ làm tăng hạch ở vùng cổ họng. Do đó amidan bị viêm và sưng.

Triệu chứng thường gặp:

  • Viêm amidan cấp tính: Sốt cao, mạch đập nhanh và mạnh, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các chấm đỏ hoặc mảng mủ trắng trên niêm mạc amidan; mảng mủ mềm, dễ nát khi tác động đồng thời không bám chắc vào tố chức amidan; hạch cổ thường không sưng (trừ những trường hợp nặng); trong nước tiểu có ít Albumin, không tìm thấy trực khuẩn Klebs-Loeffer.
  • Viêm amidan mãn tính: Ngoài những triệu chứng kể trên như viêm amidan cấp tính, trường hợp amidan mãn tính còn xuất hiện thêm biểu hiện nuốt khá đau, có cảm giác như trong họng có dị vật, cơn đau có thể lan lên tai và đầu, hơi thở có mùi hôi, khàn tiếng, ho, ngủ ngáy. Trên bề mặt amidan xuất hiện nhiều khe, hốc chứa đầy chất như bã đậu và mủ trắng.

Các biện pháp phòng ngừa:

  • Súc miệng và họng bằng nước muối 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ.
  • Uống nhiều nước ấm nhằm điều hòa nhiệt độ cơ thể và độ ẩm vùng họng, bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường nước và dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Khi thời tiết thay đổi, người bệnh nên giữ ấm nhiệt độ cơ thể, nhất là vùng họng hầu và ngực.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường nhằm tránh bụi bẩn và tác nhân gây hại

Cách chữa trị:

  • Bằng các phương pháp dân gian: Súc miệng nước muối hàng ngày, uống bột nghệ, mật ong, sử dụng trám chua và huyền sâm, húng chanh và đường phèn,...
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ như thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc giảm xung huyết, phù nề,...
  • Phẫu thuật cắt amidan: Đây là cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên chỉ thực hiện khi thật cần thiết (viêm nhiễm tái phát nhiều lần, gây biến chứng nghiêm trọng, viêm quá phát ảnh hưởng đến chức năng nuốt và thở, nhất là khi người bệnh bị thở cơn ngắn, thở gấp hoặc ngưng thở khi ngủ). Người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn như: chảy máu không cầm được trong hoặc sau phẫu thuật, sốc phản vệ, nhiễm trùng.
  • Sử dụng các bài thuốc Đông y giúp cơ thể cân bằng âm dương, hồi phục chính khí. Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng, tà khí sẽ bị đẩy lùi viêm nhiễm cũng bị triệt tiêu. Đồng thời, phương pháp đông y cũng giúp bồi bổ chức năng các cơ quan của cơ thể, nhờ vậy khả năng phòng ngừa bệnh của cơ thể được nâng cao.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn thức ăn mềm như cháo, bún, sữa chua, rau củ luộc chín nhừ, rau củ và trái cây tươi, thức ăn giàu đạm và kẽm: thịt nạc, sữa, trứng, cá…
    Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm sau: món ăn cay nóng nhiều ớt và tiêu, đồ ăn sống, thực phẩm cứng, giòn khó nuốt, đồ ăn thức uống lạnh, rượu bia và chất kích thích, đồ ăn nhiều mỡ và đường,...
Bệnh viêm amidan
Bệnh viêm amidan
Điều trị viêm amidan cho trẻ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy