Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là bệnh mãn tính thuộc về đường hô hấp, có tên gọi khác là bệnh hen phế quản. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở. Hen là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm.


Triệu chứng hen suyễn ở trẻ:

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em nhất là với trẻ sơ sinh thường khó nhận biết, bởi nó rất giống nhiều bệnh lý khác như viêm phổi hay cảm lạnh. Phụ huynh cần lưu ý nhận biết những triệu chứng đặc trưng sau để sớm đưa trẻ đi khám và tránh những hậu quả đáng tiếc sau này:

  • Ho, đặc biệt là ho vào ban đêm: Ở trẻ em nếu hiện tượng ho khan tái phát lặp đi lặp lại hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian, ngày càng ho nặng lên về đêm hoặc đi kèm với ho là trình trạng khò khè và gặp rất nhiều khó khăn khi thở.
  • Hơi thở khò khè: khò khè là âm thanh không bình thường phát ra khi thở, không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Hiện tượng này tái phát trong khi ngủ hoặc khi có yếu tố thúc đẩy như gắng sức, cười, khóc, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm…
  • Khó thở: là hiện tượng được gây ra bởi đường thở bị thu hẹp khiến cho người bệnh khó thở. Xảy ra khi gắng sức, cười hoặc khóc (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…).

Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như:

  • Khi thời tiết chuyển mùa: Biểu hiện chính của bệnh là sự co thắt phế quản và sự gia tăng tiết chất nhầy ở niêm mạc phế quản, và triệu chứng này càng nặng khi trẻ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là trong thời tiết lạnh của mùa đông, khi thời tiết giao mùa; cộng thêm trẻ không được giữ ấm, tắm trong phòng có gió lùa, đùa nghịch mồ hôi ra mà cha mẹ không để ý, vô tình gây thấm ngược trở lại.
  • Khi trẻ ăn các món lạ: như măng tây, thịt gà, hải sản, ăn thức ăn có tính nóng, thịt bò…thì trẻ có những biểu hiện khó thở, ho nhiều, tức ngực.
  • Khi tiếp xúc với thú nuôi: hoặc khi hít phải mùi ẩm mốc, mùi xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện trở nên khó thở, và thở một cách mệt nhọc.

Khi có một trong những triệu chứng này, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để có thể được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.


Biện pháp chăm sóc trẻ bị hen:

  • Tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen: Không để vật nuôi trong nhà, diệt gián; không hút thuốc lá gần trẻ; không để những chất nặng mùi trong nhà; tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng; tránh nhang khói,...
  • Nơi ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
  • Dùng cửa sổ (đóng hay mở) để duy trì không khí sạch và trong lành.
  • Bổ sung chế độ ăn uống cho trẻ để nhanh khỏi bệnh, tăng cường sức khỏe.
    Bổ sung thực phẩm giàu magie như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cà chua, sữa, đậu (nếu bé không bị dị ứng)… giúp hỗ trợ làm giãn các cơ bao quanh khí phản. Bổ sung các chất chống oxy hóa: Vitamin C, vitamin E, glutathione, beta-caroten là tiền chất vitamin A,…có tác dụng bảo vệ và tăng cường sức đề kháng và chức năng hô hấp rất tốt cho trẻ bị hen suyễn (có nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt, rau ngót, ớt vàng to, gấc, cà rốt cam quýt, ổi, rau xanh). Bổ sung chất béo omega 3 từ rau xanh, dầu hạt cải, viên dầu cá hoặc các loại cá biển như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,…

Cách chữa bệnh hen ở trẻ:

Sau khi thăm khám, việc điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện các triệu chứng hen suyễn của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi số lần trẻ lên cơn hen vào ban ngày và ban đêm để báo cáo cho bác sĩ. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị hen suyễn ở trẻ:

  • Thuốc cắt cơn: thường phổ biến ở dạng bình hít hoặc xịt, sử dụng khi trẻ có lên cơn hen suyễn.
  • Thuốc phòng ngừa lâu dài: được chỉ định sử dụng mỗi ngày bởi bác sĩ ở những trẻ bị hen suyễn nặng. Loại thuốc này giúp giảm tình trạng viêm lâu dài ở đường hô hấp, giảm tần suất xuất hiện cơn hen của trẻ.

Trường hợp thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở, nói năng khó nhọc, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi hay đầu ngón tay, cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn
Xử trí khi trẻ lên cơn hen suyễn

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy