Bài văn phân tích khổ thơ cuối bài thơ "Tràng giang" số 8

Huy Cận thơ của ông mang nhiều nỗi buồn cảnh vật và thế sự. Nỗi buồn đó về những con người, kiếp người và về quê hương đất nước. Bài thơ Tràng Giang chính là nơi tác giả bài thơ nhiều tình cảm của bản thân với quê hương, đất nước. Đặc biệt trong khổ cuối thể hiện nỗi sầu của thi nhân và nhân thế.


Trong ba khổ đầu, tác giả dùng biện pháp tả cảnh ngụ tình để mô tả những con người nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng thì trong khổ cuối, ông đã hòa chung sự cô độc bản thân vào nỗi nhớ quê nhà nhớ quê lên tầng thiên nhiên cao, rộng lớn hơn nhiều: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc


Một câu thơ tưởng như đơn giản nhưng khiến người đọc choáng ngợp bởi hình ảnh núi mây. Từ láy lớp lớp khiến cho chúng ta có cảm giác mây như dày, tầng lớp và núi mây có màu bàng bạc, huyền ảo. Huy Cận còn lấy cảm hứng từ trong thơ Đỗ Phủ vào bài thơ.


Các cụm từ đùn và lớp lớp khiến không gian như rộng và cao hơn rất nhiều. Điều này khiến nhân vật trữ tình đã cô độc nay lại còn nhỏ nhoi trước thiên nhiên. Hình ảnh núi mây Huy Cận còn khiến độc giả có sự liên tưởng về nỗi buồn trong lòng Huy Cận xếp chồng lớp lên nhau đó là tâm trạng sầu thảm của chính tác giả.


Giữa không gian thiên nhiên bao la, rộng lớn còn có cánh chim nhỏ bé: Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Thơ Huy Cận cánh chim không thật sự tĩnh lặng mà nó đang đập cánh chao nghiêng trong một không gian thiên nhiên vô tận. Hai câu thơ cuối Huy Cận cảm thấy cô độc, lẻ loi và nhớ nhà da diết:


Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà


Dợn dợn từ ngữ chỉ có trong thơ của Huy Cận, ông lại sáng tạo ra một từ láy riêng cho mình. Hai thanh nặng như là nỗi buồn của tác giả vào hố sâu tuyệt vọng. Từ dợn dợn tựa như những con sóng dợn buồn trong lòng nhà thơ Huy Cận.


Câu thơ cuối của Tràng giang dựa trên nền thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu: Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà nhớ quê còn Huy Cận lại phát triển thêm ý thơ đó là “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”, đối với ông tình yêu quê hương, đất nước trong lòng ông lúc nào cũng có sẵn mà không cần một thứ xúc tác nào khác.


Trong Tràng Giang khổ thơ cuối đặc biệt với sự u ám và thể hiện nỗi buồn, nỗi nhớ quê hương của chính tác giả. Qua bài thơ tác giả mong muốn cuộc sống này trở nên ý nghĩa và tốt đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy