Bài văn phân tích bài thơ Theo chân Bác của Tố Hữu số 4

Tố Hữu chưa chắc đã là người làm thơ nhiều nhất về Bác Hồ nhưng dám chắc ông là nhà thơ có nhiều bài thơ hay nhất về Bác Hồ, có sức sống lâu dài đến tận ngày nay. Ở chiều ngược lại, chính hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã làm nên thành công cho sự nghiệp thi ca của Tố Hữu. Trong "con mắt thơ" Tố Hữu, có thể nhận diện được chân dung Hồ Chí Minh ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.


Thơ Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị. Con đường cách mạng và sự nghiệp thi ca của Tố Hữu không tách rời, ông đến với thơ bằng tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng, từ tập thơ đầu tay “Từ ấy” (1937 - 1946), qua “Việt Bắc” (1946-1954), “Gió lộng” (1955-1961), “Ra trận” (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977) đến "Một tiếng đờn" (1992), Tố Hữu luôn “đi rất sát và thể hiện sâu sắc những chủ đề lớn của cách mạng” (GS Hà Minh Đức). Chính vì thế, việc Tố Hữu làm thơ về Bác là một điều rất đỗi tự nhiên vì chính Người là nguồn thi hứng bất tận. Thi hứng đó không đơn thuần vì Người là vị cha già dân tộc, lãnh tụ của cách mạng Việt Nam như nhiều người từng nghĩ, mà còn bởi tấm gương đạo đức của Bác tỏa sáng, có sức lay động lớn đến tâm can chúng ta.


“Theo chân Bác” (tập thơ “Gió lộng”) được coi là những sáng tác đỉnh cao của Tố Hữu về Bác. “Theo chân Bác” được Tố Hữu viết năm 1970, tựa như một cuốn nhật ký về cuộc đời Bác, lưu lại trong đó những gì đơn sơ nhất, thân thương nhất từng gắn bó với Bác từ thuở ấu thơ:


Tôi trở về quê Bác, làng Sen
Ơi hoa sen đẹp của bùn đen!
Làng quen như thể quê chung vậy
Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn
Thăm lại vườn xưa, mái cỏ tranh
Thương hàng râm bụt, luống rau xanh
Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.


Từ mảnh đất nghèo đó, Người đã ra đi để tìm đường cứu nước, trải qua những năm tháng đọa đày “mười bốn trăng tê tái gông cùm”, để đến ngày khải hoàn hạnh phúc. Hình ảnh Bác mãi còn với những người nông dân, công nhân, bộ đội; với đất trời, cỏ hoa nước Việt. Bác còn mãi “như dòng sông chảy, nặng phù sa”: “Bác vẫn đi kia... giữa cánh đồng/ Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông/ Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm/ Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong.../ Bác vẫn về kia... Những sớm trưa/ Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ/ Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy/ Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?”.


Đúng như tên gọi của bài thơ, từng câu, từng câu đi theo từng bước chân của Bác trong cuộc đời... Và nhà thơ muốn mọi người hãy “… Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác/ Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!” để đi tới như lòng Bác ước mong và mỗi người hãy Theo chân Bác, noi gương Bác, học tập và làm theo Bác mỗi ngày.


Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của niềm tin chiến thắng, của tinh thần giản dị thanh khiết, của tình yêu thương vô bờ bến đối với quần chúng lao khổ “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Điều ấy được Tố Hữu khắc ghi vĩnh cửu qua những vần thơ giản dị mà đầy cảm xúc

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy