Bài tham khảo số 7

Chiếc lá đầu tiên là tiếng lòng, là nỗi nhung nhớ đầy tinh tế về thời cắp sách tới trường của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Hành trình trở về với miền kí ức xa xôi tuổi học trò đã được nhà thơ khắc họa một cách đầy xúc cảm và chân thực. Ở đó là những niềm thương nhớ thiết tha về những kỉ niệm thân yêu mà khó có thể trở lại được nữa.


Ngay trong hai khổ thơ đầu tiên của bài, niềm tiếc nuối khoảng thời thanh xuân tươi đẹp đã được nhân vật “em” trực tiếp bộc lộ. “Em thấy không, tất cả đã xa rồi” dòng thơ mang theo sự nuối tiếc vô bờ về khoảng thời gian đã đi xa. Thời gian khoác lên mình hình dáng của con người khi “Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ”. Từ “rất khẽ” làm người đọc liên tưởng tới những bước chuyển động vô cùng nhẹ nhàng của thời gian. Dường như thời gian đang trôi qua rất nhanh. Nhanh tới mức nhân vật phải cảm thấy thật ngỡ ngàng. Một khi thời gian đã qua đi là không thể quay trở về được nữa.


Tiếp đó, những hình ảnh gắn bó tuổi học trò dần hiện lên và xuất hiện liên tục: “hoa súng tím”, “chùm phượng hồng”, “tiếng ve”, “con ve”. Có lẽ ở nhân vật trữ tình, hình ảnh bông hoa súng đem lại một cảm giác đặc biệt thích thú “Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say”. Tiếp đó, nhân vật bồi hồi nhớ về cảm giác chùm phượng hồng phút ban đầu. Khi phượng nở rộ cũng là lúc năm học dần kết thúc. Phút giây ấy được báo hiệu cùng với tiếng “ve tiên tri” - âm thanh đặc trưng của mùa hạ, mùa của chia tay mái trường. Hình tượng nhân hóa “con ve tiên tri vô tâm báo trước” đã cho thấy sự tiếc nuối đến ngỡ ngàng.


Nỗi niềm nhớ mong về mái trường ngày càng được khắc họa sâu sắc ở 3 khổ tiếp theo. Biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng liên tiếp trong cả 3 khổ như đang nhấn mạnh vào thứ cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Lớp học mang nặng tâm tình của tác giả bởi biện pháp nhân hóa “bâng khuâng màu xanh rủ”. Cụm từ “bâng khuâng” diễn tả thành công tâm trạng đầy nhớ thương ấy.


Những kỉ niệm về tuổi học trò dần hiện ra trước mắt. Khiến tấm lòng ấy không sao kể siết. Để rồi đi đến hai khổ thơ cuối, cảm xúc tiếc nuối vẫn tiếp tục được thể hiện rõ nét. “Thôi đã hết” như đang ám chỉ về sự kết thúc, không còn ngày tháng học trò dưới mái trường mến yêu. Hai dòng thơ “Em đã yêu anh, anh đã xa rồi/ Cây bàng hẹn hò chia tay vẫy mãi” đã diễn tả lên sự chia lìa, xa cách. Kết thúc, nhân vật trữ tình bày tỏ nỗi niềm nuối tiếc, nhớ nhung về những kỉ niệm lần đầu của ngày xưa. Về một thuở ban đầu lúc mới yêu “Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên”.


Bằng việc sử dụng linh hoạt các từ ngữ gợi hình gần gũi, thân thuộc cùng các biện pháp nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã khéo léo bày tỏ nỗi nhớ thiết tha, niềm trăn trở về một thời cắp sách tới trường. Đồng thời khơi gợi cho người đọc về những kỉ niệm tươi đẹp đầy trong sáng của thuở học trò. Phải nói rằng, Chiếc lá đầu tiên xứng danh là bài thơ đặc sắc trọn vẹn cả về nội dung và nghệ thuật.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn phân tích bài thơ Chiếc lá đầu tiên (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy