Top 5 Bài văn phân tích Con khướu sổ lồng (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 5

Nguyễn Quang Sáng (12 tháng 1 năm 1932 – 13 tháng 2 năm 2014; bút danh Nguyễn Sáng) là nhà văn Việt Nam, từng đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm 2000. Ông được biết nhiều với vai trò tác giả và biên kịch của hai tác phẩm nổi tiếng là truyện ngắn Chiếc lược ngà và phim điện ảnh Cánh đồng hoang. Văn bản Con khướu sổ lồng được trích từ tập truyện Con mèo của Foujita – NXB Kim Đồng – Hà Nội.


Với ngôn từ giản dị, gần gũi, Nguyễn Quang Sáng đã đem đến cho người đọc một câu chuyện tưởng chừng như đơn thuần là câu chuyện của loài chim khướu nhưng tác giả đã gửi gắm trong đó câu chuyện của con người rất đáng suy ngẫm.


Truyện ngắn kể về một con khướu được gia đình nọ nuôi dưỡng. Nó mang đến tiếng hót rất hay. Trong một lần sơ ý, con trai lớn của nhân vật "tôi" đã làm chim bay đi. May mắn thay, nó bay đi rồi lại quay về. Tuy nhiên, lần thứ hai thoát ra khỏi chiếc lồng, chim khướu không quay lại nữa. Từ đây, nhân vật "tôi" bừng tỉnh và thấu hiểu mọi việc "và nó là chim - chim thì phải bay". "Tôi" đã biết yêu thương, trân trọng thiên nhiên bằng một tấm lòng cao đẹp. Đây cũng chính là chủ đề bao trùm toàn bộ tác phẩm.


Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” vừa hiện diện trong câu chuyện, vừa là người quan sát, bộc lộ những nhận xét từ cách cảm nhận, suy nghĩ, dự đoán riêng của mình. Chẳng hạn: “Tạo hoá cho loài chim đôi cánh là để bay, nhưng trong trời đất này có biết bao nhiêu con chim không được bay”; “Tôi nghĩ mà không nói. Lần này, nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời. Và nó là chim – chim thì phải bay. Chim bay…” Mặc dù rất quý con khướu và muốn tận hưởng cảm giác thanh thản mỗi khi nghe nó hót trong lồng, nhưng qua những ý nghĩ đó, dường như nhân vật “tôi” lại thể hiện sự “đồng tình” với việc sổ lồng của con khướu. Thái độ của nhân vật “tôi” có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của truyện.


Tên truyện gắn rất chặt với sự việc được kể: Có một con khướu được nuôi, nhưng vì sự sơ hở của chủ, đã vụt bay đi. Đó là lớp nghĩa thứ nhất, nghĩa thực. Nhưng ẩn sau đó còn có nghĩa bóng. Con khướu muốn sổ lồng để thoát khỏi sự giam hãm, chật chội, để được tự do, được thể hiện những gì vốn có của mình. Xét ở lớp nghĩa này, tác phẩm không chỉ bó hẹp ở chuyện về một con chim khướu, mà suy rộng ra, đó còn là câu chuyện về nhu cầu tự do của con người.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 5 Bài văn phân tích Con khướu sổ lồng (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy