Top 5 Triệu chứng và cách điều trị nấm kẽ tay chân

Hoàng Thanh 15 0 Báo lỗi

Thời tiết ẩm ướt của mùa mưa và việc chân thường xuyên đi giầy ẩm ướt là cơ hội cho một số bệnh da phát triển trong đó có bệnh nấm kẽ chân. Nấm kẽ chân dân ... xem thêm...

  1. Nấm kẽ chân còn có tên gọi khác là nước ăn tay, ăn chân. Đây là một trong những bệnh nấm ngoài da phổ biến, thường xảy ra vào mùa hè. Bệnh lây lan rất nhanh, ban đầu khởi phát ở giữa kẽ ngón thứ ba và thứ tư, sau đó lan sang các ngón khác hoặc lòng bàn chân, bàn tay. Nếu không điều trị đúng cách, tình trạng nước ăn chân sẽ kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Không chỉ vậy, khi không vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị dứt điểm chứng bệnh phiền toái này.


    Các triệu chứng của bệnh có thể là:

    • Vùng da bàn chân, kẽ chân luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
    • Da bàn chân, kẽ chân bị đóng vảy và bong tróc.
    • Phần da kẽ ngón chân có màu trắng bợt, bị mủn hoặc loét., chảy nước, có thể bị nứt kẽ, rất đau.
    • Da kẽ chân bị nứt gây rỉ nước hoặc chảy máu, đau.
    • Vùng bị nấm có màu hồng hoặc đỏ hơn so với các vùng da còn lại.
    Nấm kẽ chân
    Nấm kẽ chân
    Nấm kẽ tay
    Nấm kẽ tay

  2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ăn chân chủ yếu là do các chủng nấm như: Epidermophyton Floccosum, Trichophyton rubrum và Trichophyton mentagrophytes. Nếu vùng kẽ chân không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm nấm. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sống và sinh sôi nhờ chất keratin lấy từ da. Điều này, cấu trúc tế bào sẽ bị phá hủy, các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da cũng bị tiêu diệt. Vì vậy, vùng da xung quanh kẽ chân bắt đầu xuất hiện triệu chứng nổi đỏ và ngứa ngáy.


    Nếu không điều trị kịp thời, nấm sẽ tấn công vào sâu bên trong lớp da, từ đó gây viêm nhiễm.Đối tượng dễ bị nấm kẽ chân. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện cho nấm phát triển và lây lan. Nếu thuộc một trong những đối tượng được nhắc đến dưới đây thì nguy cơ bạn bị nhiễm nấm kẽ chân là rất cao:

    • Người đi tất hoặc giày lâu ngày, mồ hôi tiết ra ở chân không thoát được, từ đó tạo môi trường ẩm cho nấm sinh sôi.
    • Một trường hợp hay gặp nấm kẽ chân khác là sau tắm hoặc rửa chân mà bàn ngón chân chưa khô đã đi tất.
    • Người hay ra mồ hôi chân thường có tỷ lệ bị nhiễm nấm cao, nặng hơn có thể bị viêm kẽ chân.
    • Nông dân, công nhân thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm hoặc các hóa chất gây kích ứng.
    • Trong gia đình có thành viên nhiễm nấm, thì những người xung quanh cũng có nguy cơ bị bệnh khi dùng chung vật dụng cá nhân như: khăn tắm,...
    • Hoặc người đi chân trần dẫm phải vảy da của người bệnh.
    Người hay phải đi tất thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến bàn chân
    Người hay phải đi tất thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến bàn chân
    Mồ hôi tay cũng là nguyên nhân gây nấm ăn tay
    Mồ hôi tay cũng là nguyên nhân gây nấm ăn tay
  3. Nấm kẽ chân là bệnh ngoài da khó chữa trị dứt điểm. Vì vậy, khi bị nhiễm nấm bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm, nhằm phát hiện loại nấm nhiễm là loại gì. Dựa vào sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể lựa chọn thuốc uống và thuốc bôi hợp lý. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng các loại thuốc trị nấm để bôi tại chỗ, nặng hơn thì có thể dùng đường uống. Ngoài ra, để chống ngứa và viêm nhiễm bạn có thể dùng thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin và dung dịch sát khuẩn.

    Thuốc bôi tại chỗ: Một số loại thuốc kháng nấm phổ biến được dùng làm thuốc bôi tại chỗ như: nhóm Allylamine, nhóm Azole (Ketoconazole, Miconazole, Clotrimazole). Cách sử dụng mỗi loại thuốc sẽ khác nhau, do đó bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời lưu ý một số điều dưới đây:

    • Trước khi bôi thuốc, bạn không nên ngâm và rửa chân bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. Bởi vì, chúng có thể làm vùng da kẽ chân bị loét và chảy nước nhiều hơn. Nếu kẽ chân bị bụi bẩn bám vào và chảy dịch thì bạn có thể dùng bông, gạc sạch để lau rồi bôi thuốc.
    • Vùng da bị nấm, tuyệt đối không được dùng các vật dụng cứng để cạo, vì có thể làm da bị tổn thương nặng hơn.
      Dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn nên bôi thuốc với một lượng vừa đủ và dàn đều lên bề mặt da, tránh bôi quá nhiều gây nóng rát.
    • Khi các triệu chứng bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm bệnh trở lại nặng hơn. Do đó, bạn nên tiếp tục bôi thuốc trong vòng 1 - 2 tuần để bệnh khỏi hẳn.
    • Nên dùng khăn và dép đi riêng để tránh tình trạng lây nhiễm nấm cho những người xung quanh.

    Thuốc dùng toàn thân: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc uống điều trị nấm kẽ chân, bạn có thể dùng một số thuốc như: nhóm Azole (Ketoconazole, Fluconazole, Itraconazole), nhóm Griseofulvin. Dưới đây là cách sử dụng các loại thuốc dùng toàn thân, bạn có thể tham khảo:

    • Ketoconazole: Khi sử dụng Ketoconazole, bạn cần chú ý những điều sau: Tuyệt đối không dùng chung với các loại thuốc kháng virus, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch và một số loại thuốc khác như: Quinidine, Lovastatin, Terfenadine, Midazolam,… Những người mắc các bệnh lý về gan, mật và phụ nữ có thai hoặc cho con bú thì không nên dùng loại thuốc này. Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như: chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt,… thì bạn nên dừng thuốc và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
    • Itraconazole: Itraconazole là một loại thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, những người bị suy gan, suy thận thì nên hạn chế hoặc dùng với liều thấp. Bởi vì, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như: buồn nôn, tiêu chảy, nổi ban đỏ,… Đồng thời, thuốc còn chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Trong quá trình sử dụng, bạn không nên uống chung thuốc với các thuốc Lev Acetylmethadol, Quinidine, Triazolam.
    • Griseofulvin: Loại thuốc này khá an toàn nhưng bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, người suy gan và người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. Trong quá trình dùng, thuốc có thể khiến bạn bị đau đầu, nổi ban đỏ hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu không điều trị kịp thời và triệt để, nấm kẽ chân sẽ làm mất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vì vậy khi có các biểu hiện của nấm, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc. Việc để chân khô ráo và hạn chế đi giày, tất sẽ làm cho bệnh nhanh lành hơn.
    Thuốc bôi Griseofulvin
    Thuốc bôi Griseofulvin
    Ketoconazole
    Ketoconazole
  4. Khi bị nấm kẽ chân, ở các kẽ ngón chân thấy đỏ, trợt da, chảy dịch... và rất ngứa. Tuy nhiên, nếu bị nhẹ chỉ cần dùng dạng thuốc bôi tại chỗ, chỉ dùng thuốc uống khi bệnh nặng (theo chỉ định của bác sĩ).


    Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có các đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau, lưu ý sử dụng khác nhau nhưng khi dùng thuốc bôi chống nấm đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

    • Không cần phải ngâm tổn thương trước khi bôi thuốc. Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật... thì chỉ cần lau sạch tổn thương bằng bông, gạc sạch rồi bôi thuốc.
    • Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng: bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ.Nếu bôi quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương, gây lãng phí thuốc.
    • Bệnh nấm kẽ chân thường hay gặp trong mùa mưa, việc điều trị bệnh không khó nhưng các loại thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống khi dùng cũng cần thận trọng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ.
    • Để phòng nấm kẽ chân, không nên đi giày, tất nhiều giờ trong ngày. Vào mùa mưa, môi trường ẩm ướt, giày tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu chân ướt, phải hong khô, lau sạch bàn chân bằng vải mềm rồi mới đi tất, giày.
    Để chân thoáng mát để phòng ngừa bệnh nấm kẽ chân
    Để chân thoáng mát để phòng ngừa bệnh nấm kẽ chân
    Ngâm chân là một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục nấm ăn chân
    Ngâm chân là một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục nấm ăn chân
  5. Để bệnh nấm kẽ được điều trị dứt điểm, hạn chế nguy cơ tái phát, khi dùng thuốc điều trị nấm kẽ bệnh nhân cần lưu ý:

    • Không cần phải ngâm rửa tổn thương khi bôi thuốc.
    • Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật… thì chỉ cần lau sạch tổn thương bằng bông, gạc sạch rồi bôi thuốc.
    • Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng: bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ. Không bôi quá nhiều thuốc vì có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương, gây lãng phí thuốc.
    • Không thể áp dụng cách điều trị nấm ở người lớn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    • Mặc dù các thành phần hoạt chất có thể giống nhau, nhưng nồng độ thì khác nhau.Không nên dùng chung các loại kem trị nấm và thuốc mỡ.
    • Có nhiều loại kem, thuốc mỡ, gel và thuốc uống có thể điều trị hiệu quả tốt hơn.
    • Sử dụng thuốc điều trị nấm theo chỉ định của bác sĩ Da liễu, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
    Nên bôi thuốc đúng liều lượng
    Nên bôi thuốc đúng liều lượng
    Bàn chân cần được vệ sinh sạch sẽ
    Bàn chân cần được vệ sinh sạch sẽ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy