Top 8 Nguyên nhân và cách điều trị phát ban

Bùi Thị Phương Thảo 49 0 Báo lỗi

Phát ban da thường không gây các biến chứng nguy hiểm, nhưng nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chúng có thể xuất hiện bất cứ bộ phận nào ... xem thêm...

  1. Phát ban da (còn gọi là mề đay) là một sự bùng phát của sưng, sưng đỏ hoặc mảng bám trên da xuất hiện đột ngột, do phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị ứng, hoặc không rõ nguyên nhân.


    Phát ban da thường gây ngứa, nhưng cũng có thể bị bỏng hoặc ngứa do châm chích. Chúng có thể xuất hiện bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như: mặt, môi, lưỡi, cổ họng hoặc tai. Phát ban có kích thước khác nhau có thể nhỏ như cục tẩy bút chì đến cái đĩa và có thể kết hợp với nhau để tạo thành các mảng phát ban lớn hơn. Tình trạng này tồn tại trong nhiều giờ, hoặc lên đến một ngày trước khi mờ dần.


    Phù mạch tương tự như nổi mề đay, nhưng đó là tình trạng sưng xảy ra bên dưới da thay vì trên bề mặt. Phù mạch với đặc trưng bởi sưng sâu quanh mắt và môi và đôi khi của bộ phận sinh dục, tay chân. Thời gian tồn tại của phù mạch kéo dài hơn phát ban nhưng tình trạng sưng thường biến mất trong vòng chưa đầy 24 giờ. Phù mạch hiếm khi xuất hiện ở ở cổ họng, lưỡi hoặc phổi vì nó có thể chặn đường thở, gây khó thở; điều này có thể đe dọa đến tính mạng.

    Phát ban là gì?
    Phát ban là gì?
    Phát ban là gì?

  2. Phát ban da cấp tính: Bệnh thường kéo dài dưới sáu tuần. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số loại thực phẩm, thuốc hoặc nhiễm trùng. Côn trùng cắn. Các loại thực phẩm phổ biến nhất gây ra phát ban là các loại hạt, sô cô la, cá, cà chua, trứng, quả tươi và sữa. Thực phẩm tươi dễ gây ra phát ban hơn so với thực phẩm nấu chín. Một số phụ gia thực phẩm và chất bảo quản cũng có thể là nguyên nhân.


    Phát ban da mãn tính và phù mạch: Thường kéo dài hơn sáu tuần. Nguyên nhân của loại phát ban này thường khó xác định hơn so với những người bị phát ban da cấp tính. Đối với hầu hết những người bị phát ban mãn tính, nguyên nhân gây bệnh không thể xác định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể là do bệnh tuyến giáp, viêm gan, nhiễm trùng hoặc ung thư. Mề đay mãn tính và phù mạch có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác như phổi, cơ và đường tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm đau nhức cơ, khó thở, nôn và tiêu chảy.


    Phát ban vật lý: Phát ban do kích thích vật lý trực tiếp của da - ví dụ, lạnh, nóng, phơi nắng, áp lực, đổ mồ hôi và tập thể dục. Phát ban thường xảy ra ngay tại nơi da bị kích thích và hiếm khi xuất hiện ở nơi khác. Hầu hết tình trạng này xuất hiện trong vòng một giờ sau khi tiếp xúc.


    Dermatographism: Đây là một dạng phát ban vật lý phổ biến sau khi gãi da. Những phát ban này cũng có thể xảy ra cùng với các dạng nổi mề đay khác.

    Một số loại phát ban
    Một số loại phát ban
    Một số loại phát ban
  3. Phát ban có dấu hiệu chung là nổi đỏ (có thể u sần hoặc không), ngứa, phát ban trên diện rộng như toàn vùng ngực, vùng lưng, bắp tay, bắp chân, bụng,… chứ hiếm khi khu trí nhỏ lẻ. Mỗi bệnh cụ thể sẽ cho biểu hiện phát ban khác nhau:

    • Bệnh chàm (eczema): Biểu hiện của bệnh chàm có thể khác nhau ở mỗi người. Ở người lớn, bệnh chàm thường ảnh hưởng đến bàn tay, khuỷu tay và các khu vực "uốn cong" như mặt trong của khuỷu tay và mặt sau của đầu gối. Ở trẻ nhỏ, bệnh chàm thường xuất hiện bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, và trên mặt, sau gáy và da đầu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm thể tạng bao gồm như ngứa, đỏ da, da khô đóng vảy, dày và sàn sùi, có thể có các mụn nước nhỏ li ti hoặc không,…
    • Bệnh Granuloma Annulare: Phát ban hình tròn với mụn đỏ sẩn. Những người bị u hạt thường nhận thấy một hoặc nhiều vòng các nốt sưng nhỏ, cứng trên mặt sau của cẳng tay, bàn tay hoặc bàn chân của họ. Phát ban có thể hơi ngứa.
    • Lichen phẳng: Biểu hiện vết sưng bóng, phẳng màu tím hoặc đỏ tía. Lichen phẳng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da nhưng thường ảnh hưởng đến mặt trong của cổ tay và mắt cá chân, cẳng chân, lưng và cổ của bạn. Một số người có liken phẳng bên trong miệng, vùng sinh dục, da đầu và móng tay của họ.
    • Bệnh vảy phấn hồng: Triệu chứng chính của bệnh rosea là vùng da lớn, có vảy, màu hồng, sau đó là các mảng ngứa, viêm hoặc tấy đỏ nhiều hơn. Bệnh vảy hồng ảnh hưởng đến lưng, cổ, ngực, bụng, cánh tay trên và chân. Phát ban có thể khác nhau ở mỗi người.
    Triệu chứng phổ biến của phát ban
    Triệu chứng phổ biến của phát ban
    Triệu chứng nhận diện sốt phát ban ở người lớn
  4. Những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa gồm:

    • Viêm da tiếp xúc: một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phát ban ở da là viêm da tiếp xúc. Bệnh xảy ra khi da có phản ứng với thứ gì đó mà bạn đã chạm vào. Da có thể trở nên đỏ và bị viêm, và phát ban có xu hướng bọng nước.
    • Côn trùng cắn
    • Ngộ độc
    • Stress
    • Phản ứng với hóa chất
    • Nhiễm nấm
    • Nhiễm bệnh như thủy đậu, sởi
    • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc có thể gây phát ban ở vài người. Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng dị ứng. Ngoài ra, một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, khiến da dễ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hơn. Lúc này, da sẽ trông tương tự như cháy nắng.

    Ngoài ra còn một số yếu tố từ chế độ sinh hoạt gây phát ban da:

    • Sử dụng kem chống nắng bị kích ứng da
    • Xà bông kháng khuẩn
    • Da tiếp xúc chất gây kích ứng trên khăn lau
    • Dầu gội và dầu xả chứa một số thành phần như phthalates, formaldehyd và 1,4 dioxane có thể gây đỏ da
    • Các chất tẩy rửa gia dụng như nước rửa chén, bột giặt,…
    • Bệnh tự miễn: Bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh. Một số bệnh tự miễn có thể gây nổi phát ban trên da. Ví dụ, lupus là tình trạng ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ thể, bao gồm cả da. Nó tạo ra phát ban hình bướm trên mặt.
    Nguyên nhân dẫn đến phát ban
    Nguyên nhân dẫn đến phát ban
    Nguyên nhân dẫn đến phát ban
  5. Thông thường, tình trạng phát ban không sốt có thể giảm nhanh chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và sức khỏe yếu, triệu chứng trên da có thể tiến triển kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian. Vì vậy mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

    • Tình trạng phát ban không sốt kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
    • Phát ban da có xuất hiện mụn mủ, lở loét và viêm nặng
    • Trẻ bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng
    • Phát ban da gây ngứa nhiều khiến trẻ mất ngủ, bỏ ăn, quấy khóc

    Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhiều cha mẹ ngại đưa con đi khám tại các bệnh viện, phòng khám vì trẻ còn nhỏ, yếu ớt đồng thời hay quấy khóc, không hợp tác khi chờ đợi đến lượt cũng như khi bác sĩ kiểm tra bệnh.

    Trong trường hợp đó, phụ huynh có thể đăng ký cho con thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa qua video. Sau khi xem hình ảnh và cha mẹ mô tả triệu chứng ở trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc cũng như điều trị cho trẻ sao cho đúng cách.

    Trẻ bị phát ban không sốt cần thăm khám bác sĩ khi nào?
    Trẻ bị phát ban không sốt cần thăm khám bác sĩ khi nào?
    Mẹ nên làm gì khi con bị mẩn ngứa?
  6. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán phát ban

    Ban da có thể chẩn đoán dễ dàng dựa vào hình thái lớp da bên ngoài. Bác sĩ da liễu sẽ xác định loại ban dựa trên hình dạng, mật độ, màu sắc, kích cỡ, cảm giác đau và phân bố của ban trên cơ thể. Bên cạnh đó, có thể hỏi về tiền sử dị ứng. Có thể dùng sinh thiết da, xét nghiệm máu để tìm đúng nguyên nhân hơn.


    Phương pháp điều trị phát ban hiệu quả

    Phần lớn nổi mẩn ngứa không nghiêm trọng và có thể tự hết. Bác sĩ sẽ tập trung điều trị triệu chứng nếu là phát ban thông thường. Các phương tiện chuyên sâu hơn thường được dùng điều trị những tình trạng ban tiến triển nhanh hoặc nặng. Người bệnh có thể dùng những thuốc không kê toa như acetaminophen, ibuprofen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Tăng liều thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. Những thuốc này không nên dùng trên người bị bệnh dạ dày hoặc bệnh gan.


    Một số lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn xử trí tình trạng ban da:

    • Tránh các yếu tố dị ứng
    • Chườm lạnh
    • Tắm bột yến mạch với nước ấm
    • Thoa kem chống ngứa như calamine hay hydrocortisone
    • Mặc quần áo thoải mái.
    Chẩn đoán và điều trị phát ban
    Chẩn đoán và điều trị phát ban
    Bài thuốc "tiên" giúp hết liền mẩn ngứa
  7. Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của phát ban

    Chế độ sinh hoạt:

    • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
    • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
    • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
    • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
    • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

    Chế độ dinh dưỡng:

    • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không dùng những thực phẩm mà người bệnh đã có tiền sử dị ứng rồi hoặc nghi ngờ dị ứng.

    Phương pháp phòng ngừa phát ban hiệu quả

    Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

    • Tránh các vật liệu dễ xước (ví dụ như len) và các hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa và dung môi mạnh.
    • Dưỡng ẩm thường xuyên.
    • Tránh thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột.
    • Tránh các trường hợp gây đổ mồ hôi và quá nóng.
    Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
    Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
    Phòng ngừa phát ban da mùa hè
  8. Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là hạn chế các lý do dẫn tới phát ban ở trẻ. Dưới đây là một số biện pháp mà cha mẹ có thể làm giúp ngăn ngừa tình trạng phát ban ở trẻ:

    • Tiêm chủng để ngăn ngừa một số bệnh như sởi, thủy đậu… Hầu hết các vacxin đều cần thiết cho hệ miễn dịch của bé.
    • Đảm bảo vệ sinh tốt cho bé bằng cách rửa tay sạch bằng nước sau khi chơi ngoài trời, vệ sinh tay của cha mẹ trước khi muốn tắm rửa hoặc ôm bé.
    • Thận trọng khi cho bé ăn loại thức ăn mới, khi trẻ bị mẩn ngứa nên ăn chế độ ăn nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể.
    • Bà mẹ cho con bú cần kiêng các thức ăn có khả năng gây dị ứng cho trẻ cho tới khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa.
    • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
    • Khi trẻ bị ngứa không để trẻ gãi có thể gây tổn thương da.
    • Không sử dụng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
    Cách phòng ngừa phát ban không sốt ở trẻ
    Cách phòng ngừa phát ban không sốt ở trẻ
    Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy