Top 12 Quy tắc trong bàn ăn của người Việt mà bạn nên biết

Đức Anh Lê 15235 0 Báo lỗi

Cư xử có văn hoá, lịch thiệp không chỉ khiến cho chúng ta lịch sự, chuyên nghiệp hơn mà còn khiến cho bản thân chúng ta tốt đẹp hơn do lối ... xem thêm...

  1. Sẽ thật không thoải mái cho người đối diện khi ngồi ăn mà bạn chỉ tập trung chăm chú vào đĩa thức ăn của mình. Hãy chú ý đến tư thế ngồi của mình, ngồi thẳng lưng, vai thoải mái, không cong lưng ưỡn ngực, đặt hai tay lên bàn, mắt để ngang tầm. Giữ một khoảng cách nhất định trên ghê giống như việc bạn để một con mèo trên chân và có một con chuột sau lưng vậy. Một trong những lời khuyên bảo liên quan tới điều vừa nói được người xưa đúc kết thành câu tục ngữ quen thuộc: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Khởi đầu từ những việc rất cụ thể: ăn thế nào? ngồi thế nào? Chẳng là xưa kia, sống trong đại gia đình dòng tộc, thường chẳng dư giả gì. Cơm ăn lắm khi cũng thiếu. Đông người ăn, còn hết, nhiều ít lắm khi không để ý. Nhất là khi có thực khách. Chuyện mời ăn ở thôn quê như... cơm bữa. Tỏ thân tình, mật thiết mà! Vậy nên rất dễ "lố"- "lố" một cách vô tình. Tốt nhất là hãy để ý tới nồi cơm để tránh những gì nên tránh.


    Tùy ở cương vị, giới tính và tuổi tác. Trong gia đình và ngoài xã hội. Phải nhận biết để điều chỉnh hàng vị. Có sự khác biệt nhất định giữa chủ và khách, giữa yếu nhân và người thường, giữa già và trẻ, giữa nam và nữ... Cũng cần phải lưu tâm đến không khí: trọng thể hay thân mật, vui vẻ hay buồn đau, thân hay sơ... Tất cả phải được xác định cho rành rọt. Để ứng xử cho phải nhẽ! Vì mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Đây là biểu hiện cao trong đời sống cộng đồng của người Việt. Nó đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm; đừng ăn quá nhiều song cũng đừng quá ít; đừng ăn hết mà cũng không nên ăn còn. Trong đó giáo dục cách ăn được ưu tiên hàng đầu vì thông qua cách ăn người ta có thể nhận xét và kết luận ít nhiều về nhân cách cá nhân đó và cả gia đình của họ.

    Hãy chú ý đến cử chỉ của mình
    Hãy chú ý đến cử chỉ của mình
    Hãy chú ý đến cử chỉ của mình
    Hãy chú ý đến cử chỉ của mình

  2. Người Việt Nam có thói quen thường nói chuyện trong bữa cơm để tạo không khí vui vẻ, tuy nhiên nhiều người dễ mắc phải thói quen là vừa nhai cơm trong mồm vừa nói chuyện. Điều này chỉ khiến người nghe cảm thấy khó chịu vì không thể nghe rõ bạn nói cái gì, chưa hết vừa ăn vừa nói còn khiến cho bạn dễ bị mắc nghẹn hơn mà thôi. Nếu muốn nói chuyện hãy nhai hết thức ăn rồi đặt đũa, thìa xuống bàn, tránh tình trạng vừa nói tay vừa vung vẩy đũa, thìa ra xung quanh gây mất vệ sinh cho người bên cạnh. Thứ nhất, nói chuyện trong khi ăn sẽ làm cho thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng và khi nuốt xuống dạ dày, nó có thể bị sai ống dẫn, thay vì xuống dạ dày thì lại qua đường phổi hay mũi, gây sặc, nghẹn... Trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể chặn đường thở của bạn và dẫn tới tử vong.

    Trên thực tế đã có không ít trường hợp vừa ăn vừa nói chuyện đã phải vào viện cấp cứu vì sặc, nghẹn thức ăn trong khi ăn, nếu nói chuyện khi nhai sẽ vô tình làm bắn cơm hoặc các giọt nước ra ngoài. Tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát tán ra ngoài và lây nhiễm cho người khác. Đặc biệt với những người có vi khuẩn Helicobacter pylory có thể từ trong miệng ra ngoài vào thức ăn chung của gia đình gây nguy cơ nhiễm vi khuẩn cho các thành viên khác trong gia đình. Trên bàn tiệc, bạn nên cố gắng nhai kín miệng, ăn xong rồi mới nói chuyện. Một trong những phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn là không nên nói chuyện khi miệng đang nhai thức ăn. Nó không chỉ làm người khác khó chịu mà bạn còn có thể bị nghẹn vì vừa ăn vừa nói.

    Không nói chuyện khi còn đang nhai thức ăn
    Không nói chuyện khi còn đang nhai thức ăn
    Không nói chuyện khi còn đang nhai thức ăn
    Không nói chuyện khi còn đang nhai thức ăn
  3. Ăn uống là nhu cầu hằng ngày của con người. Bất cứ làm việc gì cũng cần phải giữ được phép lịch sự và ăn uống cũng không là ngoại lệ. Không chỉ là thái độ khi ăn cơm mà còn là cách ăn làm sao để không phát ra tiếng kêu. Đây là lỗi cơ bản nhất mà người ta hay mắc phải trong bữa ăn. Ở bên phương tây, người ta coi việc chép miệng khi ăn hay ăn nhồm nhoàm trong miệng là hành động vô văn hoá, ở Việt Nam thường bố mẹ không nhắc nhở con cái họ phải chú ý đến vấn đề này, dẫn đến việc văn hoá ăn uống của người dân Việt Nam không được đẹp trong mắt khách nước ngoài.


    Hãy cư xử lịch thiệp hơn, tránh nói to, cười to, khép miệng lại mỗi khi nhai thức ăn, không nhai nhồm nhoàm, sử dụng môi, thìa để múc canh thay vì bưng bát lên húp xì xụp. Người nước ngoài để ý gần như toàn ngậm miệng khi nhai. Đó là phép lịch sự tối thiểu. Các bạn thử vào nhà hàng ăn như vậy, người nước ngoài họ đi chỗ khác tránh luôn. Tiếng nhai này gây khó chịu, bất lịch sự chứ không phải dị ứng, tiếng nhóp nhép khi ăn là không lịch sự, kể đi đâu ăn cũng vậy. Cả tiếng sụp sụp khi húp nước trong bát phở. Có những người và cơm nhanh, nhai nhóp nhép, thậm chí nói trong khi ăn rất bất lịch sự. Phép lịch sự là khi ăn không gây tiếng động bao gồm khua nĩa, muỗng hoặc nhóp nhép nhai nham nhở.

    Hạn chế phát ra tiếng động khi ăn
    Hạn chế phát ra tiếng động khi ăn
    Hạn chế phát ra tiếng động khi ăn
    Hạn chế phát ra tiếng động khi ăn
  4. Ăn uống là hình thức bạn dùng vị giác để cảm nhận vị ngon trong từng món ăn, để tận hưởng món ăn sâu sắc bạn phải ăn một cách từ từ và chậm rãi. Có rất nhiều ngồi vào bàn ăn là ăn lấy ăn để, gắp hết thức ăn vào bát rồi ăn cuống ăn cuồng, đây người ta gọi là hình thức nhét đầy dạ dày chứ không còn gọi là ăn uống nữa. Hãy ăn uống một cách từ tốn và nhẹ nhàng, đừng quá tham lam gắp hết thức ăn vào mồm, điều đó sẽ trông thật khó coi và thiếu lịch sự. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, nét ăn nét uống của mỗi người có ảnh hưởng khá nhiều tới số mệnh của mỗi người. Khi ngồi dùng bữa, nên ăn một cách từ tốn, dù đói cũng tránh hiện tượng “vồ vập”, không để ý đến người xung quanh. Chọn đồ ăn dứt khoát, không lật qua lật lại… như vậy là biểu hiện của người tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân. Như vậy dễ gây ra ác cảm cho người xung quanh.


    Mọi người sẽ cảm thấy khó chịu nếu bạn cứ cúi đầu nhìn vào chiếc đĩa của mình, vai gập xuống và khuỷu tay giơ ra hai bên. Điều này tạo cho người đối diện cảm giác bạn không thoải mái hoặc bạn chỉ quan tâm đến thức ăn. Vì vậy, hãy nhớ giữ lưng thẳng, tay đặt trên bàn và đầu giữ ngang tầm mắt. Ăn với một tốc độ ổn định. Bữa ăn không phải là một cuộc đua. Ngoài ra, ăn từ từ sẽ tốt hơn cho dạ dày, bạn cũng sẽ dễ no hơn và ăn ít hơn. Hãy chú ý đến mọi người xung quanh, sử dụng kỹ năng hòa nhập và quan tâm đến cuộc trò chuyện. Ăn từ tốn, nhẹ nhàng, khép miệng khi nhai, khi ăn không để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi trên bàn.

    Từ tốn khi ăn
    Từ tốn khi ăn
    Từ tốn khi ăn
    Từ tốn khi ăn
  5. “Học ăn học nói, học gói học mở” là điều ông cha luôn răn dạy, cho thấy “ăn” cũng là một điều cần phải học và phải học đầu tiên khi muốn trở thành người lịch sự, hiểu biết. Chính bởi vậy mà trên mâm cơm người Việt có rất nhiều quy tắc phải tuân theo. Tuy là luật bất thành văn, nhưng là điều mọi đứa trẻ đều được bố mẹ, ông bà dạy từ khi tấm bé. Trong bữa cơm không phải lúc nào món ăn mình thích cũng ở phía của mình, nếu muốn lấy một món ăn ở phía xa hãy nhờ người ngồi gần đó lấy giúp, tránh tình trạng bạn vươn người lên để lấy đồ ăn đó, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy việc dùng chung đũa để gắp cho người khác là bất tiện, bạn có thể đổi đầu đũa còn lại để gắp hoặc sử dụng một đôi đũa mới.


    Một nguyên tắc ứng xử trên bàn ăn nữa mà bạn cần lưu ý đó là: khi ngồi vào bàn ăn, bạn nên quan sát và suy nghĩ nên gắp thức ăn gì trước khi đụng đũa thay vì cầm đũa ngoáy vào đồ ăn để lựa những miếng to, miếng ngon. Bởi việc xới đồ ăn lung sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu và thể hiện bạn là một con người bất lịch sự, vô duyên và ham ăn tục uống. Nếu bạn cần một cái gì đó trên bàn, đừng cố vươn tay hay nhoài người ra lấy khiến quần áo dễ dính đồ ăn. Hãy nhờ những người gần chỗ đó lấy giúp bạn. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

    Nhờ ai đó lấy giúp thức ăn
    Nhờ ai đó lấy giúp thức ăn
    Nhờ ai đó lấy giúp thức ăn
    Nhờ ai đó lấy giúp thức ăn
  6. Tưởng chừng việc gắp thức ăn vô cùng đơn giản những nếu bạn thực hiện không đúng cách nó sẽ trở thành hành động gây mất thiện cảm với người khác. Nếu bạn tham gia vào một bữa ăn ở nhà người bạn, hãy là người gắp thức ăn sau khi chủ nhà đã gắp trước, điều đó thể hiện việc bạn tôn trọng họ như thế nào. Đừng bao giờ đào bới thức ăn để tìm miếng ngon cho mình, có rất nhiều người có thói quen chọn món, họ gắp miếng này lên nhưng thấy không vừa ý họ lại bỏ xuống và gắp miếng khác. Đây là hành động của kẻ tham lam và không có ý tứ. Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta.


    Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị... Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung. Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà bạn gắp cho họ. Với dao, nĩa, đũa, bạn đang sử dụng để ăn, không nên dùng nó để truyền thức ăn cho người khác vì hành động này rất bất lịch sự và không vệ sinh vì các bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ người này qua người khác theo con đường này. Rất nhiều người tối kị về hành động này, dù là với người thân nhất khi ở các bữa tiệc bạn cũng nên hạn chế.

    Học cách gắp thức ăn
    Học cách gắp thức ăn
    Học cách gắp thức ăn
    Học cách gắp thức ăn
  7. Trong một bữa ăn, mọi người nói chuyện vui vẻ còn bạn thì cứ chăm chăm nhìn vào điện thoại. Điều đó chứng tỏ rằng bạn không tôn trọng người khác, nếu thực sự cần phải sử dụng điện thoại hãy rời khỏi bàn ăn rồi sau đó trở lại khi bạn có thể tập trung và chú ý vào trò chuyện cùng mọi người. Smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người trong chúng ta đã hình thành nên thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại để lên mạng, lướt facebook mà ít để ý đến những tác hại khôn lường của nó. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cơm dùng điện thoại, trước tiên sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng; tiếp theo là ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thói quen này không chỉ làm ảnh hưởng đên dạ dày mà thậm chí còn làm rối loạn hệ thống tiêu hóa nữa.

    Lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra là khi ăn cơm chúng ta nên tập trung vào việc ăn uống, tránh những việc ngoài luồng tác động, ảnh hưởng đến bữa ăn. Có thể nói rằng, điện thoại là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, lạm dụng điện thoại ở mọi lúc mọi nơi là điều không nên. Đặc biệt là những lúc tụ tập bạn bè hay ngồi với gia đình, việc bạn cứ dán mắt vào điện thoại trong lúc mọi người đang ăn uống, nói chuyện sẽ giống như bạn đang không tôn trọng họ. Điều này thật bất lịch sự phải không nào. Chính vì vậy, nếu đang có thói quen sử dụng điện thoại trong bữa ăn thì hãy bỏ đi nhé! Đừng để những mối quan hệ của bạn bị rạn nứt bởi vì chiếc điện thoại!

    Đừng chăm chăm nhìn vào điện thoại khi ăn
    Đừng chăm chăm nhìn vào điện thoại khi ăn
    Đừng chăm chăm nhìn vào điện thoại khi ăn
    Đừng chăm chăm nhìn vào điện thoại khi ăn
  8. Trong giao tiếp, ăn uống những người thường xuyên ngắt lời người khác thường khiến đối phương cảm thấy khó chịu, ấn tượng để lại chắc chắn sẽ không tốt. Hạnh phúc gia đình được hình thành qua những hành động, việc làm hàng ngày trong đời thường như: cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, các hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi, tâm sự, chuyện trò, vui chơi, gánh vác, hỗ trợ... nhau giữa các thành viên trong gia đình. Bạn cũng nên dạy con: Nói chuyện với người khác, bất kể con có biết, có đồng tình hay không đều phải đợi họ nói hết mới được nói, không nên ngắt lời, nói leo như vậy, đó là một hành động rất bất lịch sự. Những người có thói quen nói leo thường để lại ấn tượng xấu với người đối diện, nên thường không được mọi người yêu thích.


    Với người Việt Nam, bữa cơm chính là chiếc gương soi phản chiếu hạnh phúc của một gia đình. Việc duy trì bữa cơm gia đình trong mỗi gia đình hiện đại ngày nay là điều cần thiết, là một nét văn hoá truyền thống rất cần được gìn giữ, phát huy. Hãy thể hiện mình là người biết coi trọng và lắng nghe người khác, khi họ đang kể một câu chuyện hay nói một cái gì đó, hãy để họ kết thúc câu chuyện rồi mới đưa ra ý kiến chứ đừng chen ngang. Đôi khi việc bạn lắng nghe câu chuyện của người khác lại là cách giao tiếp thông minh nhất, điều đó khiến cho người đối diện cảm thấy câu chuyện của họ hấp dẫn, họ sẽ có xu hướng cởi mở với bạn nhiều hơn. Luôn nhìn thẳng vào người đang nói chuyện với bạn để thể hiện sự tôn trọng và đừng ngắt lời họ.

    Đừng ngắt lời người khác khi họ đang nói
    Đừng ngắt lời người khác khi họ đang nói
    Đừng ngắt lời người khác khi họ đang nói
    Đừng ngắt lời người khác khi họ đang nói
  9. Việc có được một món ăn là không phải chuyện đơn giản, hãy nhìn xem từ khâu nguyên liệu đến khâu làm ra một món ăn phải tốn rất nhiều tâm huyết của người đầu bếp. Việc bạn ăn uống một cách vui vẻ, không chê bai món ăn hay có lời cảm ơn nhẹ chính là cách mà bạn tôn trọng người đầu bếp làm ra nó. Hãy nhắc nhở bản thân mình cố gắng ăn hết đồ ăn trên đĩa, tránh để xót lại đồ ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Có đồ ăn là một niềm may mắn nên dù là trong gia đình hay làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị. Điều này vừa là phép lịch sự, tôn trọng người khác vừa là giáo dục nhân cách cho con trẻ. Đừng nghĩ trẻ nhỏ thật thà nghĩ sao nói vậy. Cần giáo dục để tránh việc này trở thành thói quen phê phán, chê bai người khác.


    Hạt cơm là hạt ngọc mất bao công sức mới làm ra, nên ăn hết thức ăn, đồ ăn trong bát không được bỏ phí. Nhất là đi ăn buffet phải nhớ “lấy ít hơn mức muốn ăn” để ăn hết đồ ăn và có thể lấy thêm nếu muốn. Hãy nói lời cảm ơn, lời khen sau bữa ăn. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon người khác đã dụng tâm, mất công nấu cho mình. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

    Hãy trân trọng đồ ăn
    Hãy trân trọng đồ ăn
    Hãy trân trọng đồ ăn
    Hãy trân trọng đồ ăn
  10. Với nhiều người, có những quy tắc khi ngồi vào bàn ăn, không ai nhắc nhưng cần phải biết. Những "quy tắc bất thành văn" ấy không còn là phong tục, áp dụng cho riêng vùng miền nào mà là phép lịch sự tối thiểu, thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân. Thường thì ở Việt Nam, người dân không hay có thói quen ăn xong hoặc đi có việc rời khỏi mâm là phải xin phép. Để cho lịch sự bạn cần xin phép mọi người có trong bữa cơm trước khi đứng dậy. Hãy nói một vài câu đơn giản như: "xin phép cả nhà con ăn cơm xong rồi", hay "xin phép mọi người tôi phải ra ngoài có chút việc". Chỉ cần vậy thôi đã đủ để người khác đánh giá bạn là con người lịch sự như nào rồi phải không.


    Không có gì sai khi bạn rời khỏi bàn, chỉ cần đừng vắng mặt quá lâu và hãy lịch sự xin phép trước khi rời khỏi, không nên tự ý đứng dậy bỏ đi khi chưa xin phép, như vậy có thể sẽ gây nên những hiểu lầm cho bạn. Người Việt có tục lệ mời cơm để thể hiện sự kính trọng với người bề trên. Tiếng mời cơm trong bữa ăn của người người Việt không đơn thuần là những lời mời vô thức mà mang ý nghĩa răn dạy con cháu về lòng biết ơn, kính trọng người lớn và cũng là biết trân trọng hạt thóc người nông dân làm ra. Và ngược lại nếu muốn rời khỏi bàn ăn bạn cũng cần xin phép mọi người. Đây là một trong những nét văn hóa, là các quy tắc tối thiểu thể hiện đạo đức, nhân cách trong mỗi chúng ta.

    Nếu rời khỏi bàn hãy xin phép
    Nếu rời khỏi bàn hãy xin phép
    Nếu rời khỏi bàn hãy xin phép
    Nếu rời khỏi bàn hãy xin phép
  11. Việc tương tác giữa mọi người trong bữa ăn là cần thiết, nó tạo bầu không khí vui vẻ, ấm cúng hơn là việc mọi người chỉ ngồi im và ăn bữa cơm của mình. Tuy nhiên, việc bạn nói những câu chuyện không liên quan hay khó hiểu sẽ khiến cho cuộc vui trở nên nhàm chán. Tuyệt đối đừng đem chuyện chính trị, tôn giáo hay chủ nghĩa cá nhân vào cuộc nói chuyện, nó chỉ đem đến sự tranh luận gay gắt và kết cục không mấy tốt đẹp cho bữa ăn của bạn. Những chuyện không cần thiết, không ảnh hưởng đến mình thì không nên đem ra bàn tán. Đừng lấy câu chuyện của người khác để làm quà tán gẫu với người khác. Ăn uống có thể linh tinh nhưng lời nói thì không được nói bừa, bởi nó ảnh hưởng đến tương lai, số phận của người khác... Những tin đồn nhảm chẳng giúp ích gì cho đời, cho người khác mà trái lại có thể gây tổn thương người khác.


    Bạn biết không bí quyết để người khác quý mình, đôi khi là việc cần nói đủ không nên nói lời thừa thãi. Tránh thảo luận về chính trị, tôn giáo hay tiền bạc trên bàn ăn. Các chủ đề này hiếm khi dẫn đến một kết cục tốt, hài lòng cho tất cả mọi người. Tốt nhất là bạn nên học hỏi một vài cách nói chuyện hài hước. Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao thao bất tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không. Để làm được điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác… hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu chuyện.

    Đừng nói những câu chuyện không liên quan
    Đừng nói những câu chuyện không liên quan
    Đừng nói những câu chuyện không liên quan
    Đừng nói những câu chuyện không liên quan
  12. Rung đùi là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống, nó biểu hiện cho sự thiếu tự tin, lo lắng, hồi hộp, bồn chồn của con người. Mọi người thường rung đùi trong vô thức và khi để ý đến thì nó đã trở thành một tật xấu khó bỏ. Rất nhiều người, đặc biệt là nam giới có thói quen hay rung đùi hay đá chân khi ngồi vào bàn ăn, điều đó thật tệ hại khi bạn đi gặp khách hàng hay ngồi cùng bàn với sếp phải không. Hãy tạo thói quen cố gắng giữ bình tĩnh, tự tin và tránh bị căng thẳng, lo âu. Chắc chắn bạn cũng từng gặp những người rung đùi khiến bạn phải để mắt và khó chịu, đúng không? Đến bây giờ thì chính bạn cũng biết những dân tộc văn minh và giỏi giang trên thế giới họ nói hay họ làm hay nhưng họ không có tật rung đùi.


    Rung chân không chỉ là thói quen mất lịch sự mà với phụ nữ còn kém duyên. Thói quen này thường tạo sự phản cảm và gây khó chịu với hầu hết những người đối diện, đặc biệt là người lớn tuổi. Mỗi cử chỉ hành vi đều là nét riêng của mỗi người, trong đó, ngồi có dáng ngồi, đứng có dáng đứng, ăn có cách ăn… Nhưng tướng do tâm sinh, nghĩa là nhìn tướng biết người. Nhìn bề ngoài của một người sẽ biết rõ người ấy như thế nào. Vậy nên, đàn bà hay đàn ông cũng phải có những chuẩn mực nhất định trong bữa ăn. Đừng buông thả bản thân trong mọi tình huống rồi hình thành những thói quen xấu cho bản thân, cho thế hệ tương lai.

    Tránh rung đùi, đá chân dưới gầm bàn
    Tránh rung đùi, đá chân dưới gầm bàn
    Tránh rung đùi, đá chân dưới gầm bàn
    Tránh rung đùi, đá chân dưới gầm bàn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy