Top 8 Nghi lễ thần bí nhất trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam, Tứ Phủ của Việt Nam

Thuận Phong 1795 0 Báo lỗi

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành và tồn tại, gắn bó lâu với đời sống tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng này là một nét văn hóa độc đáo, thể hiện vẻ đẹp truyền ... xem thêm...

  1. Trình đồng mở phủ là nghi thức bắt buộc đối với một người muốn trở thành tín đồ của đạo Mẫu nói chung và trong đạo Mẫu Tứ Phủ nói riêng. Lễ mở phủ còn gọi là lễ ra đồng của một người có căn đồng, số lính. Sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là một con đồng Tứ phủ.Khi đã xác định mình có “căn số”, những người theo đạo Mẫu sẽ phải làm lễ trình đồng mở phủ để gia nhập đạo. Hay ta có thể coi đây là nghi thức “nhập môn” được tiến hành giữa con người với thần linh. Nếu không có nghi thức này thì tín đồ theo đạo không thể hầu Thánh được. Để tiến hành lễ này, đệ tử hay tín đồ cần phải mời về một đồng thầy và pháp sư. Đồng thầy là người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng. Pháp sư là những người thay khăn, thay áo lên hương cho thanh đồng.


    Nghi lễ trình đồng mở phủ có một số yếu tố quan trọng, bao gồm:

    • Nghi thức thờ cúng
    • Âm nhạc
    • Trang phục
    • Nghi thức hành đàn.

    Các nghi thức hành đàn là yếu tố đặc trưng, thể hiện đầy đủ nghi lễ của bốn phủ trong Tứ phủ. Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả), trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, chóe, nước sông, khăn phủ (phủ nào thì khăn màu đó).


    Mỗi phủ trong Tứ phủ đều có một mẫu, một vua và các vị trong phủ đó cai quản. Đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ là: Thiên phủ và Địa phủ. Thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò chủ giáo đàn nên thông thường trong nghi lễ mở phủ trình đồng, các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ được phân theo sắc áo. Mỗi quan lớn theo sắc áo của hành đàn để về phủ đó hành lễ. Bốn quan lớn từ đệ nhất tới đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ. Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.


    Tân đồng khi làm lễ trình đồng mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó quan trọng là phải có 1 khăn phủ diện, 1 áo công đồng, khăn tấu hương. Nguyên tắc chung là mỗi giá phải sắm một bộ khăn áo nhưng tùy vào điều kiện, còn nhiều khi chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm: đỏ, xanh, trắng, vàng và xanh lam hoặc mượn khăn áo của người khác. Tuy nhiên, khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho) thì không được mượn và không được cho ai mượn.

    Lễ mở phủ còn được gọi là lễ trình đồng sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là 1 con đồng tứ phủ. Tức là được cận kề cửa Thánh, hay nói cách khác là.... làm con nhà Thánh
    Lễ mở phủ còn được gọi là lễ trình đồng sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là 1 con đồng tứ phủ. Tức là được cận kề cửa Thánh, hay nói cách khác là.... làm con nhà Thánh
    Một vấn trình đồng mở phủ cho đệ tử của ĐT NGuyễn Văn Kỳ Dẫn Trình Đệ Tử Tại Đền Tam Giang - Việt Trì - Phú Thọ

  2. Lên đồng là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt ở cả miền Bắc và Nam, cả vùng xuôi và miền núi. Gốc của Đạo Mẫu và Lên đồng của người Việt là ở miền Bắc, xuất hiện muộn nhất cũng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVI), sau này theo chân của người di dân vào miền Nam và lên Tây Nguyên.


    Lên đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi, khuôn phép
    Lên đồng ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn, dân dã hơn.
    Ở Huế, ngoài kiểu lên đồng nghi lễ, còn có lên đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.


    Nghi lễ Lên đồng diễn ra ở các Điện, Đền, Phủ, nơi thờ các vị Thánh của Đạo Mẫu Tứ phủ. Khi lên đồng, với những mức độ khác nhau, các bà Đồng hay ông Đồng đều phải tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất (Estacy), với sự trợ giúp của âm nhạc, lời hát Văn rộn ràng, múa nhảy sôi động, màu sắc rực rỡ, rượu, thuốc, hương hoa ngào ngạt... Khi vị Thánh nào nhập, thì phải mặc lễ phục của vị Thánh đó. Lễ phục Thánh Quan uy nghi, lễ phục Chầu bà mang đầy màu sắc của dân tộc thiểu số, lễ phục của Ông Hoàng phong nhã, lễ phục của Thánh Cô tha thướt, lễ phục Thánh Cậu mang vẻ nghịch ngợm.


    Thậm chí màu sắc các lễ vật dâng Thánh trong buổi lễ cũng phải phù hợp với màu biểu trưng của các phủ của vị Thánh đó.

    Nhộn nhịp nhất trong nghi lễ Lên đồng là khi các vị Thánh phát lộc và phán truyền. Lộc Thánh bằng tiền, đồ vật (hoa quả, bánh trái, vật dụng...) mà theo quan niệm dân gian, là thứ thiêng liêng“Một chút lộc Thánh còn hơn gánh lộc trần” . Những lời phán truyền về tiền vận, hậu vận, các nghi lễ giải hạn cũng làm yên lòng các con nhang đệ tử ! Kết thúc nghi lễ Lên đồng bao giờ cũng là bữa ăn cộng cảm của các con nhang đệ tử, coi đó như là lộc Thánh ban mà ai cũng hồ hởi muốn tận hưởng!


    Lên đồng của người Việt tuy mang nhiều nét đặc thù, nhưng xét về kiểu loại thì cũng không phải là đặc hữu. Nếu không kể việc người Việt hiện tại mang nghi lễ Lên đồng ra khắp thế giói : Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thái Lan, Australia...thì Lên đồng cũng là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Shaman, phổ biến khắp các dân tộc trên hành tinh này

    Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng là một hình thức giao tiếp giữa hai thế giới với nhau. Một thế giới bí ẩn vô hình, nơi tồn tại những vị thánh thần và thế giới thực tại của chúng ta đang sống. Hai thế giới đó giao tiếp với nhau thông qua một vị sứ giả là các ông bà đồng
    Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng là một hình thức giao tiếp giữa hai thế giới với nhau. Một thế giới bí ẩn vô hình, nơi tồn tại những vị thánh thần và thế giới thực tại của chúng ta đang sống. Hai thế giới đó giao tiếp với nhau thông qua một vị sứ giả là các ông bà đồng
    Trong video là cô đồng trẻ Hà Nội Phương Anh hầu giá Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà nhân chính tiệc Hoàng Bẩy
  3. Mở toà bói hay ngả quạt là nghi thức dành cho đồng soi đồng bói muốn mở để xin lộc bói toán. Thông thường mở 3 toà ứng với 3 vị chúa bói. Lễ vật gồm mâm trầu, cau, cau hoa, chè thuốc lá thuốc lào,1 mâm 36 quả trứng luộc, 1 nậm rược nồng, 1 mâm 36 hài chúa hài cô,3 con gà chín cựa 3 màu, 3 chĩnh nước phủ 3 cầu vải 3 màu đỏ xanh trắng, 3 cỗ phủ gồm gương lược sách bút khăn mặt, nước hoa,12 cái quạt, 1 quả trứng sống,bày như đàn mở phủ. Khi hầu thì hầu 3 chúa: Đệ nhất đệ nhị và đệ tam. Các chúa về khai quang sau đó ngồi nghe pháp sư tuyên sớ rồi tiến hành mở toà bói và ngả quạt. Mỗi chúa 1 phủ... và mở 12 cái quạt ra. Kéo cầu đội lệnh cho đồng con rồi thầy hầu tiếp 5 quan lớn rồi chầu đệ nhị chứng đàn tiếp đến chầu lục tán đàn và sang khăn cho đồng con vào hầu.....


    Có một lệ khác là mở phủ Tam tòa chúa Bói, ba giá chúa sẽ về chứng nón hài và chỉ chúa Nguyệt Hồ mới mở khai chĩnh cho Thanh đồng.Thông thường đàn mở phủ Bói có 3 giá Chúa ngự về, có khi nhiều hơn, Giá chúa sẽ chứng mâm nón hài tương ứng với màu áo của mình, sau đó dải cầu từ trên ban có để Tam tòa Chúa Bói tới đầu của Thanh đồng, sau đó cấp thực ban ngân cho Thanh đồng giống như khi mở phủ trình đồng, nếu là chúa Nguyệt Hồ thì khai chĩnh và ban nước cho Đồng, lấy một chút nước tưới tẩm lên đầu cho Đồng và cây phủ Bói. Sau khi an tọa, Pháp sự tấu đối, Chúa phê vào sổ chữ “Chuẩn thuận” và đóng triện vào.


    Người mở phủ Bói là người đã trực tiếp hiệp thông với Tam Tòa Chúa Bói và các vị Chúa Bói khác, nên họ có thể nguyện cầu, và nhờ uy lực của các Chúa gia ân bảo hộ, khai quang trí tuệ mình, cho mình được hoàn thành tốt bản nguyện thông tri âm dương, chăm chỉ học hành chuyển hóa để có thể soi đâu sáng đấy, thông suốt nhiều sự của thiên hạ, để có thể nhắn nhủ, khuyên dưỡng trần gian, chăm tu tích công đức, chuyển hóa điều ác làm việc lành.Người làm lễ Tam tòa Chúa bói cũng để tạ ơn Tiên chúa đã linh tính mách bảo Thanh đồng trong cuộc sống cũng như trong công việc, giúp Thanh đồng thoát ách khỏi nạn, hưởng nhiều sự lợi ích.

    Mở phủ Tam tòa Chúa Bói là một việc làm cúng trình lên các Tiên Chúa có khả năng Tiên tri trong hệ thống Tứ phủ, tuy gọi là Tam tòa nhưng sự thực thì có rất nhiều Chúa Bói khác.
    Mở phủ Tam tòa Chúa Bói là một việc làm cúng trình lên các Tiên Chúa có khả năng Tiên tri trong hệ thống Tứ phủ, tuy gọi là Tam tòa nhưng sự thực thì có rất nhiều Chúa Bói khác.
    Lễ Thất Khai Thần Phiến do Đồng Thầy Lưu Ngọc Đức (Hà Nội) đang hầu Giá Chúa Đệ Nhất về chứng đàn lễ.
  4. Tôn nhang bản mệnh là nghi lễ tôn nhang phụng sự chư vị cai quản bản mệnh lục thập hoa giáp (60 năm theo can chi) tại các đền, phủ, điện, đài phụng thờ Tứ phủ - gọi tắt là tôn nhang bản mệnh (hay đội bát nhang).


    Đây là nghi lễ công nhận một người chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Nghi lễ này không thực hiện ở nơi thờ Tam Bảo chư Phật, đình, miếu thờ Thành Hoàng, hoặc các vị nhân thần không có trong Tứ phủ.

    Thời gian thực hiện thường là vào mùa xuân, tháng Giêng, Hai, Ba; và mùa thu, tháng Tám, Chín, Mười (trước khi lập đông) và không tôn nhang vào tháng Bảy mặc dù là tiết thu, vì là tháng ngâu, buồn tẻ, không vượng khí cho tín chủ.

    Khi tôn nhang, cần thiết có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thủ nhang, hay đồng trưởng của đền, điện, hoặc đồng thầy nơi khác đến.


    Khi tôn nhang, tín chủ được ngồi ở giữa sập hành lễ, đầu trùm khăn phủ diện đỏ trên đội tráp hay mâm có bát nhang, sớ xin tôn nhang, vàng lá, đôi nến đặt hai bên bát nhang, hoa tươi, quả cau, lá trầu. Thủ nhang hay đồng trưởng, đồng thầy đại tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh cho tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ tín chủ với các điều cầu mong cát khánh, kêu cầu Phật Thánh gia hộ tín chủ. Nếu khất đài được nhất âm nhất dương mới kêu xin hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ.
    Sau khi đã yên vị bát nhang thì xin hóa kim ngân vàng mã, hài hán, giấy sớ và sau ba ngày đến đền thành tâm lễ tạ Thánh.
    Từ đây tín chủ đã chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng, nơi tôn nhang bản mệnh được coi là chốn tổ của đệ tử ấy.
    Sau này, một năm bốn tiết (thượng nguyên, tất niên, nhập hạ, tán hạ), hoặc một tháng đôi tuần (rằm, mồng một), đệ tử thành tâm đến chốn tổ lễ Thánh; nếu có điều kiện thì tham gia các hoạt động của bản hội nơi chốn tổ để tăng tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thông qua các dịp hành hương lễ Thánh, hoạt động từ thiện...



    Bản mệnh hiểu theo nghĩa hán việt là bản mệnh gốc của một con người. Khi bạn tôn nhang bản mệnh tức là bạn thành tâm gửi thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng. Nhờ sự gia ân, che chở độ trì cho cuộc sống được bình yên và may mắn.
    Bản mệnh hiểu theo nghĩa hán việt là bản mệnh gốc của một con người. Khi bạn tôn nhang bản mệnh tức là bạn thành tâm gửi thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng. Nhờ sự gia ân, che chở độ trì cho cuộc sống được bình yên và may mắn.
    Một buổi lễ Tôn nhang bản mệnh lối cổ được người Pháp ghi lại.
  5. Những người bị vong theo, có duyên âm, thì bắt buộc khi làm lễ, ông thầy sẽ triệu tam phủ thục mệnh về, dùng quyền phép để chuộc vía cho đệ tử. Hoặc giả những người ốm lâu ngày mà không chết được, hoặc cũng không khỏe lại được thì người ta làm khóa lễ TAM PHỦ THỤC MỆNH, trong khoa lễ này có mục di cung hoán số với mục đích giải bệnh âm cho tín chủ, cầu tăng diên thọ, khi hành lễ có thể có thêm mục cắt giải trừ bệnh tật. Hoặc những đàn phả độ gia tiên giải oan cắt kết, với mục đích cầu siêu cho các vong linh gia tiên tiền tổ đã khuất, thì người ta cũng triệu hội đồng tam phủ về để chứng đàn duyên và phân định việc âm phủ. Người hành lễ Tam phủ để sám hối tội lỗi của mình đã gây ra từ trước, có khi nó được dùng cho những người nặng căn nhưng không có khả năng xin hầu Thánh giá.


    Đây là lễ Tiễn Căn cầu an giúp họ thống hối ăn năn những điều tội lỗi trước kia và tự định những việc mình sẽ phải làm trong hiện tại và tương lai, sau đó đối trước Tam phủ Thánh hiền cung xin chư Ngài cho phép phụng hành, tuyên thỉnh việc đạo, làm lành, lánh dữ, tu tập bản thân, nương theo Thánh lực ,để tự cứu độ bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Đó chính là nghĩa lí căn bản của việc trình Tam phủ.


    Người chủ trì lễ trình Tam phủ có thể là Đồng thầy hay Pháp sự. Lễ Tam phủ không bắt buộc phải hầu chứng, nếu có người hầu chứng phải là Đồng thầy. Người làm lễ không được hầu vì qua lễ này người đó chưa phải là Thanh đồng nên cũng không phải theo thầy, không phải theo lễ vấn hầu đồng.(nếu như trong đàn lễ tam phủ có lễ Tứ phủ của người khác). Lễ vật để dâng cúng trong lễ trình Tam phủ là trai nghi thanh tịnh, vẫn có tam sinh, có mã.... Nếu gia chủ có điều kiện, đồng thầy sẽ Bắc ghế hầu chứng đàn duyên.


    Khai trình mở Tam phủ là việc giải thoát cho người cung lễ khỏi những tội lỗi của của bản thân, giải thoát họ khỏi những triền nhọc, chứng nhân cho việc chuyển hóa đạo đức, còn khai chĩnh Tứ phủ là hình thức mở cửa Bốn phủ, đón nhận Bản mệnh của Thanh đồng, đánh dấu sự hiệp thông trực tiếp của Bản thân Thanh đồng với Tiên Thánh trong Công đồng Tứ phủ.


    Tam phủ vâng phụng Thánh Mẫu gia phong có quyền kiểm soát hết thẩy sinh mệnh của toàn thể sinh linh trong Vũ trụ nói riêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
    Tam phủ vâng phụng Thánh Mẫu gia phong có quyền kiểm soát hết thẩy sinh mệnh của toàn thể sinh linh trong Vũ trụ nói riêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
    Chứng đàn tam phủ thục mệnh của Thanh đồng trưởng: Chu Hữu Long.
  6. Nghi lễ thi Đồng quan đã hiện diện trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt từ rất lâu. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử mà đến hôm nay, nghi lễ này đã bị thất truyền trong dân gian. Đây được coi là một nghi lễ tối linh thiêng của tín đồ thờ Mẫu Tam Tứ Phủ nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Hà Nội nói riêng, phản ánh niềm tin của các Ông đồng bà cốt về sự linh hiển của nhân vật Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tôn giáo.


    Đến ngày thi, ghế thanh đồng mộc dục thanh tịnh mặc một bộ quần áo bằng giấy (có nơi áo công đồng bằng vải) ngồi lên ngai rồng đặt trong cung cấm. Lúc này, trong cung cấm chỉ có thanh đồng và thị giả, xung quanh buông rèm. Khi bắt đầu kiều thỉnh Thánh Mẫu, bà đồng ứng thí đầu trùm khăn đỏ, cung công đồng Pháp sư bắt đầu cúng Bạt sinh hồng, các cụ quan niệm rằng khoảnh khắc đó người ngồi đồng chỉ còn phần xác để Mẫu ứng giáng.
    Sau đó các cung văn dâng văn thờ vọng từ ngoài vào, lúc bấy giờ trong cung cấm chỉ có đồng đền thủ nhang sở tại và đồng trưởng khâm trực cùng các thị giả hầu cận. Trong khi đó bên ngoài sân thì chánh tổng, lí trưởng, chức sắc quan viên vẫn Tài bàn tổ tôm, bàn đèn cỗ bàn chè chén. Dân làng và các khách thập phương chầu chực xung quanh chờ khoảnh khắc Thánh Mẫu ứng giáng. Trong cung cấm lúc đó thì đồng đền cùng đồng trưởng xì xụp van vái, kêu cầu!
    Khi thi đông quan, người ta bóc 1000 nén vàng bỏ trong 1 mâm đồng, trong 1000 nén vàng ấy, họ chọn ra 1 nén vàng, viết hiệu của Thánh Mẫu mà bỏ vào nén ấy sau đó trộn lẫn với 999 nén vàng còn lại rồi dâng lên khẩn đảo cáo bạch với Mẫu cùng chư Thánh.

    Theo các cụ kể lại, có người ngồi từ trưa đến canh ba (tức 12h đêm) mà không thấy động cựa chân tay có nghĩa Thánh không giáng về, tất thẩy mọi người lại giải tán buổi lễ kết thúc.
    Tương truyền Thánh Mẫu hay giáng về đêm, dân gian coi đó là linh thiêng nhất khi có sự giao hòa âm – dương, trời đất vạn vật và con người. Thế nên dân làng chầu chực đến canh ba (tức 12h) mà thấy Thanh đồng lắc lư ra dấu hiệu thì đồng đền phải ra báo với chức sắc lớn nhất bấy giờ vào cung khâm trực, vấn an, kêu cầu đức Thánh. Vị chức sắc phải bịt khăn, quán tẩy, quỳ lạy mà khấn rằng: “Lạy Mẫu, Thánh Mẫu giáng về, xin Mẫu cho trần gian chúng con được biết hiệu Ngài ạ!”.
    Đồng nhân sẽ chọn duy nhất một thoi vàng trong mâm vàng 1000 thoi đã chuẩn bị. Nếu chọn trúng thoi vàng có hiệu của Thánh Mẫu thì coi như đồng nhân đỗ đồng quan, được các cụ đồng cựu, chức sắc, chính quyền công nhận. Bấy giờ, chức sắc tuyên bố trước dân chúng: “Thánh Mẫu giáng trần”, bên ngoài ca vũ nhã nhạc nổi lên chúc Thánh, tất cả đều đồng thanh hoan hỉ: “Thánh Thọ Vô Cương”.

    Khoảnh khắc Thánh Mẫu giáng ngự là lúc linh thiêng nhất. Tất cả quan chức, bà con tề tựu trước cửa cung cấm, vị chức sắc lớn nhất thay mặt bản sở cẩn cáo với Mẫu. Bấy giờ, là chúc Thánh, xin Mẫu phù trợ cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, bà con bản sở làm ăn buôn bán đề huề, no ấm…Lúc này, thị giả dâng lễ vật như hoa, trà, quả, thực, vải lụa, đồng nhân không mở khăn, chỉ lấy tay chạm nhẹ như một sự chứng giám của Thánh Mẫu. Được đôi phút, Thánh Mẫu xe giá , đồng nhân được chấp sự khiêng ra cạnh đền, đặt trên vải đỏ. Pháp sư cúng chuộc lại hồn phách và tỉnh dậy, được hầu trà hầu nước và bàn chuyện “khao” đỗ đồng.

    Người đỗ đồng quan được cả hương, xã trọng vọng, nhân dân tôn kính. Đền có vị đỗ đồng quan được tổ chức “khao cỗ linh đình” các chức sắc, cụ đồng, nhân dân làng xã. Ngoài ra, sau đỗ đồng, được cờ lọng, kiệu võng lộng lậy rước về bản đền của mình cáo tổ. Mọi nghi lễ diễn ra hết sức trang trọng, chuẩn bị kĩ lưỡng, trang tố.

    Đối với nhân dân bản sở, người đỗ đồng được mọi người vô cùng tôn kính, thay quyền Tiên Thánh tại nhân gian giáo hóa dân chúng, giúp đời sống tâm linh, văn hóa theo lề lối, chừng mực. Ngoài ra, người đỗ đồng sau khi mất được tạc tượng thờ như Chầu Bản đền nơi trụ xứ. Được nhân dân lưu vào điển tích, ca tụng truyền miệng, tạc bia lưu danh.
    Ngày nay, ở đền Bằng Sở (Thường Tín), vẫn thờ phụng cố đồng quan Tôn Nữ Lê Hoa. Tương truyền bà là Hoàng nữ của Vua Đồng Khánh, chị của Vua Khải Định, cô của Vua Bảo Đại. Phía bên tay phải, ban ngoài cung cấm đặt tôn tượng tố hảo, trang nghiêm thờ phụng bà như Chầu bà thủ đền.


    Ngày nay, ở đền Bằng Sở (Thường Tín), vẫn thờ phụng cố đồng quan Tôn Nữ Lê Hoa. Tương truyền bà là Hoàng nữ của Vua Đồng Khánh, chị của Vua Khải Định, cô của Vua Bảo Đại.
    Ngày nay, ở đền Bằng Sở (Thường Tín), vẫn thờ phụng cố đồng quan Tôn Nữ Lê Hoa. Tương truyền bà là Hoàng nữ của Vua Đồng Khánh, chị của Vua Khải Định, cô của Vua Bảo Đại.
    Thi Mẹ đồng quan là các đồng hầu Thánh lâu năm, được trông nom phụng thờ ở các đền, phủ tổ chức “thi”, giống như lên đồng, hầu bóng.
  7. Theo dân gian hiểu nôm na thì Tào Quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ. Trả nợ Tào Quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ. Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ Tào Quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ.


    Các thầy cúng cũng cho rằng: Trả nợ tào quan là trả lại tiền kiếp trước bạn đã tiêu xài hoang phí hoặc những đồng tiền bạn kiếm được bằng những công việc bất chính của kiếp trước kiếp này bạn phải trả nợ lại để bạn giữ được tiền, tránh bị hao tiền vào những thứ không đáng có. Nói chung là bạn làm lễ tào quan là để giữ được tiền


    Trong Pháp Sự khoa nghi có một khoa cúng tên là Điền Hoàn Thiên Khố (tức là trả nợ vào kho Trời) hay còn gọi là khoa Tào Quan- khoa Trả nợ tiền kiếp - khoa trả nợ Tào Quan, Hoặc- đạo giáo điền hoàn ngũ đẩu lộc khố thụ sanh kinh dữ tiền.

    Tào Quan là các vị trông giữ các bạ tịch của các sinh linh trong ba cõi. Trong một vòng Giáp Tý hay còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp thì có từng vị cai quản riêng, và mỗi vị lại có một cái kho riêng. Tiền nạp vào đây sẽ được sử dụng cho các việc công sự.

    Lễ trả nợ tào quan là Lễ trả nợ vào kho Trời, trên các cung trời đạo lợi có các quan cai quản việc nợ nần của các gia chủ... Trong tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ cũng có nghi lễ trả nợ tào quan. Lễ trả nợ tào quan được quan niệm là do kiếp trước chúng ta đã có những lỗi lầm vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Những nợ nần tiền kiếp đó là do các ty quan (ở địa phủ) ghi chép. Khi người ta gặp những chuyện xui xẻo làm ăn lụi bại người ta sẽ nghĩ rằng đó là do nợ nần kiếp trước quá nặng mà chưa trả được. Vì thế người ta sẽ làm lễ trả nợ tào quan mong rằng sau đó người ta sẽ gặp nhiều may mẵn tương lai công danh sự nghiệp tốt đẹp hơn. Trong Pháp Sự khoa nghi có một khoa cúng tên là Điền Hoàn Thiên Khố (tức là trả nợ vào kho Trời) hay còn gọi là khoa Tào Quan - khoa Trả nợ tiền kiếp - khoa trả nợ Tào Quan, Hoặc- đạo giáo điền hoàn ngũ đẩu lộc khố thụ sanh kinh dữ tiền


    Trả nợ Tào Quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường.
    Trả nợ Tào Quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường.
    Nên hiểu rõ một điều rằng, tiền này không phải tiền hối lộ và cái gì cũng có có giá của nó. Nếu như gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng như hại người thì trả biết bao nhiêu cho đủ. Do đó, hãy cố gắng tu thân tích đức thay vì tích nghiệp.
  8. Khái niệm đồng thiếp là thuật phù phép xuất hồn ra khỏi xác để đi vào cõi âm giới tìm linh hồn người thân đã chết, hoặc gọi hồn vía người mới mất, để lưu lại thêm một khoảng thời gian nào đấy, trước khi lìa khỏi xác, của những người đã có số phải ra đi. Hoặc cũng có thể đi vào một cõi tâm linh khác như cõi trời, cõi thủy phủ … Khi đó người ứng đồng sẽ nằm trên giường thiếp đi như đang ngủ nên gọi là đánh đồng thiếp.


    Cụ thể hơn, thuật đánh đồng thiếp xuất phát từ văn hóa Trung Hoa. Những người làm phép đưa linh hồn xuống cõi Âm đều được các Pháp sư đội khăn vải tơ điều (màu đỏ), phủ kín mặt rồi ngồi trước bàn thờ Pháp sư đọc “thần chú”, thần chú ở đây là những bài bí truyền, ( có những trường hợp phải cắt rạch lưỡi để lấy một chút máu mới dẫn được hồn của người được đánh đồng thiếp xuống âm phủ....


    Ngày xưa, người Trung Hoa có Vạn Pháp Qui Tôn - tập sách mang tính huyền bí – truyền cho mọi người thực hiện những chuyện gần như huyễn-hoặc để tự cứu mình trước cảnh hiễm nguy hoặc để mưu đồ đại sự mà không đi ngược với mệnh trời. Tập Vạn Pháp Qui Tôn xuất hiện từ đời Đường trong đó bao gồm đủ mọi pháp thuật như rải đậu thành ma có thể tập hợp lại các oan hồn uổng tử lập thành đạo quân ma hiện nguyên hình người để đưa ra chiến trường, hoặc hô phong hoán vũ như trường hợp Khổng Minh trong Tam Quốc Chí cầu gió Đông phong đánh tan các chiến thuyền của Châu Du. Ngoài ra còn lắm pháp thuật dùng để giải trí như thuật sai “âm binh” đi làm những việc vặt vãnh để cùng bạn bè mua vui trong chốc lát...Không ít chuyện có tính huyển-hoặc mà mãi đến ngày nay vẫn còn trong vòng bí mật chưa thể giải thích được, hoặc có thể giải thích được, song người Trung Hoa lại thường giấu diếm không truyền cho người ngoài biết, kể cả con gái mà họ đã sinh ra với quan niệm “nữ sinh ngoại tộc” ngoại trừ con trai để truyền tử lưu tôn. Vì vậy mà đa số đều bị thất truyền. Tinh thần ích kỷ đó như là một truyền thống bất di bất dịch.Trong Vạn Pháp Qui Tôn có chuyện “đánh đồng thiếp” đưa hồn người thân trong gia đình xuống Cõi Âm mà thường gọi là Âm Phủ để tìm thăm thân nhân đã qua đời.


    Những người xin được làm phép đưa hồn xuống Cõi Âm đều được các Pháp sư đội khăn vải tơ điều, phủ kín mặt mày ngồi trước bàn thờ. Các Pháp sư bắt đầu dùng thuật pháp dẫn hồn người sống đi vào Cõi Âm bằng đọc lên các câu “Thần Chú” bí truyền, thứ đến, một số từ 5 đến 10 người trong đám các thầy Phù cùng vũ lộng và hát lên những bài ca man dại có tính ma quái huyền-hoặc hầu đưa “hồn” người sống vào Cõi Âm tìm cha, mẹ, vợ hoặc chồng quá cố.Đặc biệt chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, người được đưa đi tìm thân nhân dưới Cõi Âm lắc lư đầu (chẳng khác đồng cốt) và chính họ phát ra thành tiếng để hoặc chuyện vản, hoặc khóc than tùy theo cảnh huống mà người ngồi đồng thiếp bắt gặp. Các cuộc đối thoại giữa hồn người sống cùng người dưới Cõi Âm đều được các Pháp sư và thân nhân chứng kiến. Vào khoảng một tiếng đồng hồ, người đi tìm thân nhân dưới Cõi Âm tỉnh dậy, trông có vẻ mệt mỏi, có người nhễ nhại cả mồ hôi... chứng tỏ họ đã trải qua một cuộc hành trình đầy nan thác. Thỉnh thoảng có tiếng khóc hoặc nghẹn ngào, hoặc nức nở cũng có khi nghe có tiếng cười phát ra từ cửa miệng người sống đi tìm kẻ chết ở dưới Cõi Âm!


    Như vậy, người được đánh đồng thiếp, không nhất thiết là Pháp sư, cũng có thể là người nhà, người xa lạ, bất cứ ai.... dưới Pháp lực, và những câu thần chú của Pháp sư, vẫn có thể cho linh hồn thoát xác để đi đến một cõi nào đấy.....Nhưng thường thường, người ta chỉ đánh đồng thiếp xuống âm giới với mục đích là tìm các vong linh, tìm mộ, hoặc hỏi han một vấn đề gì đấy, mà âm dương cách trở, con người bình thường không có khả năng làm được.
    Cũng có trường hợp, gia đình có người mất, nhưng con cháu ở xa chưa về kịp, (ngày xưa, điều kiện đi lại, tàu xe khó khăn) nên Pháp sư dùng thuật đánh đồng thiếp để gọi hồn của người chết nhập lại thân xác, lưu lại một khoảng thời gian nào đấy để chờ con chờ cháu về gặp mặt.... Rồi hồn mới ra đi.


    Tùy từng trường hợp, tuỳ vào việc linh Pháp sư muốn cho linh hồn thoát xác vào cõi nào, mà người ta cần nhiều năng lượng hay ít năng lượng, nếu vào âm giới thì có khi chỉ cần một thầy Pháp sư cũng đủ làm phép.... Nhưng nếu muốn lên cảnh giới cao hơn thì phải dùng nhiều thầy hơn, để truyền năng lượng cho linh hồn có thể đến được cảnh giới nhất định đó, thí dụ lên cõi trời, hoặc cõi Phật...


    Sau khoảng một thời gian nhất định, tùy theo những công việc được thầy phù thủy giao phó... Thì người xuất hồn đi xuống cõi Âm, hoặc cõi nào đấy.... bắt đầu tỉnh dậy. Khi tỉnh dậy, người sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức như thể đã vượt qua một quãng đường dài đầy gian nan.
    Sau khoảng một thời gian nhất định, tùy theo những công việc được thầy phù thủy giao phó... Thì người xuất hồn đi xuống cõi Âm, hoặc cõi nào đấy.... bắt đầu tỉnh dậy. Khi tỉnh dậy, người sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức như thể đã vượt qua một quãng đường dài đầy gian nan.
    Thuật đánh đồng thiếp không phải ai cũng làm được, chỉ các thầy phù thuỷ cao tay và đạo hạnh cao mới có thể thực hiện thuật đánh đồng thiếp.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy