Top 10 Nghề nguy hiểm nhất Việt Nam

Lan Phuong 6666 2 Báo lỗi

Trong cuộc sống của chúng ta, bất kể ngành nghề nào cũng đều cao quý và có ý nghĩa riêng nhất định của nó. Nhưng có những nghề mà chính những con người làm ... xem thêm...

  1. Đứng đầu danh sách là nghề cưa bom. Phần lớn những người thu mua phế liệu chiến tranh trong khu vực rải khắp Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hoá đều đã chết vì cưa bom. Thôn Tân Hiệp (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) vẫn được người dân tỉnh Quảng Trị gọi là "làng cưa bom" vì có một thời, gần 90% dân số ở đây kéo nhau lên rừng đào tìm phế liệu chiến tranh.


    Trước kia, những người buôn phế liệu chấp nhận đủ các loại mảnh sắt thép, kể cả mảnh bom. Nhưng giờ đây, họ nhận thức rõ hơn rằng mình đang đùa với tử thần. Dụng cụ cưa bom của họ thật đơn giản: cưa tay. Vừa cưa, họ vừa đổ nước vào để làm nguội bom. Quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Biết là nguy hiểm, nhưng một số người vì miếng cơm manh áo vẫn chọn nghề nguy hiểm này làm kế sinh nhai.


    Theo thống kê tuy chưa đầy đủ của Bộ Quốc phòng, mỗi năm nước ta có trên dưới 2000 người bị thương và tử vong do bom mìn. Tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước hiện vẫn còn 6,6 triệu ha bị ô nhiễm bom mìn với khoảng 800.000 tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

    Nghề cưa bom đánh cược cả tính mạng
    Nghề cưa bom đánh cược cả tính mạng
    Một kho phế liệu chiến tranh ở huyện Triệu Phong từng dự trữ hàng trăm vỏ bom
    Một kho phế liệu chiến tranh ở huyện Triệu Phong từng dự trữ hàng trăm vỏ bom

  2. Không riêng gì Việt Nam, đào mỏ là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Nghề mỏ không chỉ là một nghề nặng nhọc, độc hại mà còn có những hiểm nguy, bởi chỉ một sơ suất nhỏ trong sản xuất có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của chính bản thân và cả những người đồng nghiệp.


    Công nhân làm việc trong các hầm mỏ có nguy cơ bị bệnh gấp đôi so với những người làm việc trên mặt đất. Thế nhưng không nước nào có thể thiếu thợ mỏ. Vì sao? Vì chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào than đá. Than đá cung cấp một trữ lượng điện khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với các loại nhiên liệu khác cộng lại.


    Hàng nghìn thợ mỏ cần mẫn đào bới từng viên than đá suốt nhiều giờ đồng hồ ở độ sâu hàng trăm mét, trong không gian nhỏ hẹp không rõ ngày hay đêm. Đổi lại, họ có thu nhập xứng đáng với những công sức, mồ hôi và thậm chí là cả những giọt máu mà họ đã bỏ ra.

    Những anh hùng
    Những anh hùng "thợ mỏ"
    Thợ mỏ khi ở dưới hầm
    Thợ mỏ khi ở dưới hầm
  3. Nuôi rắn độc là nghề phổ biến ở Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội), làng rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) hay làng Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội). Những con mãng xà nguy hiểm có thể đoạt mạng bất cứ ai, song chúng vẫn được nuôi thành từng trại, từng hầm với quy mô lớn vì mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, những người nuôi rắn độc phải là người làm nghề lâu năm, nhiều kinh nghiệm xử trí với loài vật này. Có không ít những người tử vong hay bại liệt, hoại tử vì bị rắn độc cắn. Người mắc bệnh tim, phế quản, phổi sẽ có nguy cơ mất mạng cao hơn khi bị rắn độc cắn.


    Nghề nuôi rắn mang lại lợi nhuận khá cao cho người dân. Những năm "được mùa", rắn bán được giá tới hơn 1 triệu/kg, rẻ cũng phải hơn 400.000 đồng/kg. Dù biết là nghề nguy hiểm nhưng người dân đã chấp nhận cái nghề này thì cũng đành coi đó là cái nghiệp. Làm riết, sống riết với rắn thành quen, giờ bảo bỏ nghề là điều cực kỳ khó với họ dù họ biết tính mạng luôn bị đe dọa. Nghề nguy hiểm là vậy nhưng lãi cao, công đoạn nuôi lại đơn giản nên vẫn có nhiều người chấp nhận rủi ro và không có ý định bỏ nghề.

    Nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn có nguồn gốc từ cuối thế kỷ thứ 19
    Nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn có nguồn gốc từ cuối thế kỷ thứ 19
    Nghề nuôi rắn độc ở Việt Nam
    Nghề nuôi rắn độc ở Việt Nam
  4. Công nhân xây dựng hay còn gọi là thợ xây dựng là những người có tay nghề hoặc được đào tạo trực tiếp làm công việc lao động chân tay bán sức lao động, hoàn thành các công trình, cơ sở hạ tầng, nhà cửa,…được giao để nhận tiền thù lao, tiền lương định kỳ. Công việc này đã có vô số tai nạn xảy ra ở các công trường ở Việt Nam vì không được bảo hộ an toàn và quản lý thiết kế xây dựng còn lỏng lẻo. Ngoài tai nạn do ngã từ trên cao, công nhân xây dựng còn phải đối mặt với các rủi ro chết người khác như vật rơi trúng người, công trình đổ sập, sập hầm, hào, giật điện, chấn thương do hóa chất, cháy nổ,...


    Ngoài ra môi trường làm việc khá ngổn ngang, bề bộn với các loại vật liệu xây dựng, thiết bị chống đỡ, đường điện tạm thời cùng nhiều vấn đề phát sinh như cháy chập điện, điện giật, khói bụi, độ ồn cao… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn. Do vậy, nghề xây dựng được xếp vào một trong những nghề nguy hiểm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

    Công nhân xây dựng trên công trường
    Công nhân xây dựng trên công trường
    Công nhân xây dựng trên công trường
    Công nhân xây dựng trên công trường
  5. Suốt ngày đánh đu lơ lửng trên không trung, nên những người làm nghề lau kính cho những tòa nhà cao tầng được ví như... người nhện. Để mưu sinh, họ phải đối mặt với hiểm nguy luôn rình rập. Công việc đòi hỏi kỹ năng treo người không khác cascadeur này có mức lương khoảng 7 - 9 triệu đồng/tháng, thợ có tay nghề có thể kiếm trung bình 400.000 đồng/ngày. Nhân viên được trang bị dụng cụ rất thô sơ, đơn giản bao gồm dây, ghé đu, đồ hít kính, khóa an toàn, đai bảo vệ toàn thân và dụng cụ lau rửa. Đây không phải là công việc dành cho những người sợ độ cao và thiếu sự can đảm.


    Để bắt đầu công việc này, từ trên những nóc nhà cao tầng, người thợ sẽ đi hệ thống dây tuột và dây an toàn. Họ phải chọn điểm cố định dây vững chắc chịu được sức tải lớn để đảm bảo an toàn. Tuy nhìn sợi dây có vẻ không vững chắc, tuy nhiên sức tải của dây lên đến 1,7 tấn. Chỉ cần làm đúng thao tác chuyên môn thì sẽ rất an toàn cho những người thợ làm nghề này.

    Những người thợ lau kính cho các tòa nhà cao tầng
    Những người thợ lau kính cho các tòa nhà cao tầng
    Những người thợ lau kính phải cheo leo giữa không trung để mưu sinh
    Những người thợ lau kính phải cheo leo giữa không trung để mưu sinh
  6. Xiếc là một trong những nghề lao động nguy hiểm và rủi ro nhất trong lĩnh vực nghệ thuật. Với một diễn viên xiếc, mỗi lần biểu diễn là một lần chiến thắng bản thân. Nhiều diễn viên xiếc miệt mài lăn lộn trên sàn tập chỉ để mang đến những màn trình diễn mãn nhãn cho khán giả. Những tiết mục thăng bằng, đi trên dây, diễn viên khi tập luyện thường không có thiết bị bảo vệ nên gặp chấn thương là chuyện bình thường. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, nước mắt lăn trên má, đôi khi có cả máu trên da thịt, họ xem đó như cái nghiệp, vẫn say mê, cống hiến hết mình.


    Nghệ thuật xiếc Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều khó khăn về việc tìm kiếm thế hệ trẻ kế cận. Lương, chế độ đãi ngộ thấp nên thế hệ trẻ ngày nay không mặn mà với nghệ thuật xiếc. Trong khi đó trường xiếc mỗi lần đi tuyển rất khổ vì thiếu người đầu quân. Nghệ sĩ có cuộc sống tốt thì người ta mới vào trường xiếc nhưng đầu ra chưa tốt nên đầu vào khó khăn là chuyện đương nhiên. Hiện nay, hầu như các đoàn như Nhà hát Phương Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đều rất khó khăn, lo lắng về nguồn diễn viên trẻ theo nghề xiếc này.

    Quốc Cơ – Quốc Nghiệp trong đêm chung kết Britain's Got Talent 2018
    Quốc Cơ – Quốc Nghiệp trong đêm chung kết Britain's Got Talent 2018
    Tiết mục xiếc mạo hiểm Ðu quan họ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam
    Tiết mục xiếc mạo hiểm Ðu quan họ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam
  7. Cascadeur không còn là một từ xa lạ với dư luận. Nghề này có tần suất gặp tai nạn rất cao nhưng lại không có bảo hiểm, hoặc nếu có chỉ là một phần nhỏ, không thấm thía vào đâu so với thương tật của họ. Nghề này lương bấp bênh, ít hay nhiều là tùy theo cảnh quay.


    Ở Việt Nam, nghề diễn viên đóng thế xuất hiện từ những năm đầu thập niên 1990. Nói là nghề nhưng diễn viên đóng thế lại quy tụ nhiều người xuất thân từ đủ ngành nghề trong xã hội từ chiến sĩ công an, giáo viên trường nghệ thuật, thợ may, kỹ sư cơ khí đến sinh viên,… Dường như công việc này không giới hạn về ngành nghề, chỉ cần có đam mê võ thuật, sự dũng cảm, mạo hiểm,... đều có thể làm cascadeur.

    Cascadeur Lữ Đắc Long với cảnh bốc cháy trong phim ca nhạc
    Cascadeur Lữ Đắc Long với cảnh bốc cháy trong phim ca nhạc "Thần điêu đại hiệp"
    Cascadeur Phi Ngọc Ánh trên phim trường
    Cascadeur Phi Ngọc Ánh trên phim trường
  8. Nghề đi biển vốn gian nan nguy hiểm từ bao đời nay. Đánh cá được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghề này đòi hỏi ngư dân phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, có khi là vào ban đêm và không có thời gian nghỉ.


    Đối với ngư dân, biển là cuộc sống, cuộc đời của họ. Ước nguyện của ngư dân luôn là trời yên, biển lặng, tôm cá đầy khoang khi cập bến bờ. Song, thực tế, nghề biển xưa nay vẫn nhiều rủi ro. Khi lênh đênh trên biển, các ngư dân phải đối diện với bao khó khăn vất vả, tính mạng luôn phấp phỏm theo những tin báo bão và những mối nguy hiểm khác bất chợt ập đến. Các thiết bị đánh bắt cá tiềm ẩn các nguy cơ tai nạn. Hạn chế rủi ro là điều ai cũng muốn, nhưng không phải ngư dân nào cũng ý thức cao và có những việc làm, hành động cụ thể.

    Ngư dân và biển cả
    Ngư dân và biển cả
    Ngư dân gắn liền với biển cả
    Ngư dân gắn liền với biển cả
  9. Lính cứu hỏa phải sẵn sàng tinh thần "chiến đấu" 24/7, không có ngày nghỉ. Tuy đây là một nghề nguy hiểm nhưng cũng đầy tự hào. Nên những ai đã xác định theo nghề cứu hỏa đều làm tốt công việc được giao. Để trụ được với nghề, lính cứu hỏa phải có sức khỏe dẻo dai, thái độ hợp tác tốt và tinh thần chịu đựng cao. Do vậy, ngoài công việc chính là dập hỏa cứu người, họ còn phải thường xuyên tập luyện thể lực và thực hành những bài tập về sự phối hợp làm việc theo nhóm.


    Lính cứu hỏa luôn là người tiên phong trong các vụ hỏa hoạn, hàng năm, có đến hàng trăm lính cứu hỏa hi sinh khi làm nhiệm vụ cao cả. Các nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn nghề nghiệp của chiến sĩ cứu hỏa chủ yếu do ngạt khí và nổ lớn do áp suất,... Họ quả là những chiến sĩ thầm lặng, sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để bảo vệ mạng sống và tài sản cho con người và xã hội của chúng ta.

    Dù ở bất cứ nơi đâu, nghề làm nhân viên cứu hỏa luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng
    Dù ở bất cứ nơi đâu, nghề làm nhân viên cứu hỏa luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng
    Những người lính cứu hỏa đang chiến đấu với
    Những người lính cứu hỏa đang chiến đấu với "giặc lửa"
  10. Nghề báo với tính năng động và tiếp xúc rộng, thời gian gần đây luôn hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Đối với những bạn trẻ nhiệt huyết, năng động, dám dấn thân và chấp nhận mạo hiểm thì hai chữ 'nghề báo' chưa bao giờ là ngừng 'hot' cả. Khi chọn nghề này, tức là họ đã sẵn sàng cho việc di chuyển và sử dụng toàn thời gian, bất kể sáng sớm hay đêm khuya. Thực tế đây cũng là một nghề rủi ro cao và khắc nghiệt, sẽ không phải ai cũng chịu được áp lực này,


    Phía sau mỗi con chữ trên mặt báo là bao gian nan, vất vả và cả những thách thức, cám dỗ, hiểm nguy, nhất là khi tìm hiểu những vụ việc nhạy cảm phải dấn thân vào điểm nóng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và cả những người đồng nghiệp đi cùng. Nếu không có sự đam mê, dũng cảm, không quyết tâm đeo bám vấn đề, không giữ được “ngòi bút” trong sáng và “cái đầu lạnh” khi tác nghiệp, thì những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc có thể sẽ xảy ra với họ bất cứ lúc nào.

    Nhà báo tác nghiệp ở nơi biển cả
    Nhà báo tác nghiệp ở nơi biển cả
    Để mang thông tin đến độc giả là một quá trình gian nan, vất vả
    Để mang thông tin đến độc giả là một quá trình gian nan, vất vả



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy