Top 10 Loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới hiện nay

Hoàng Thu Thuỷ 718 1 Báo lỗi

Linh miêu, báo hoa mai, báo gêpa, báo tuyết... đều là những ứng cử viên nặng ký cho ngôi vị loài mèo lớn nhất thế giới. Liệu loài nào sẽ nắm giữ vương miện? ... xem thêm...

  1. Top 1

    Hổ

    Loài mèo hoang dã nắm giữ ngôi vị loài mèo lớn nhất thế giới chính là hổ. Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), hổ (Panthera tigris) có thể dài tới 3m tương tự như sư tử, nhưng hổ có thể nặng đến 300kg. Hổ chủ yếu sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia. Chúng cũng được tìm thấy ở những vùng có khí hậu lạnh hơn như vùng viễn đông của Nga và vùng núi của Bhutan. Hổ đứng đầu trong chuỗi thức ăn và thường săn các loài động vật như hươu, nai, lợn rừng.


    Hổ là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo được xếp vào một trong năm loài "mèo lớn" thuộc chi Panthera.[4] Hổ là một loài thú ăn thịt, chúng dễ nhận biết nhất bởi các sọc vằn dọc sẫm màu trên bộ lông màu đỏ cam với phần bụng trắng. Hổ là loài thú lớn nhất trong họ nhà Mèo và là động vật lớn thứ ba trong các loài thú ăn thịt (sau gấu Bắc Cực và gấu nâu). Hổ là một trong những loài động vật có biểu tượng lôi cuốn và dễ nhận biết nhất trên thế giới với những sọc vằn vện không lẫn vào đâu được. Chúng nổi bật trong thần thoại và văn hóa dân gian cổ đại, tiếp tục được miêu tả trong các bộ phim và văn học hiện đại, xuất hiện trên nhiều lá cờ, phù hiệu áo giáp và làm linh vật cho các đội tuyển thể thao. Đặc biệt trong văn hóa phương Đông, hổ được mệnh danh là "chúa sơn lâm". Do đó, chúng là biểu tượng quốc gia của nhiều nước như Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia và Hàn Quốc.


    Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loài mèo lớn, chỉ có hổ và báo đốm là bơi giỏi, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo nhà và báo hoa mai về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu,...


    Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ có tập tính lãnh thổ cao và nói chung là một loài săn mồi đơn độc nhưng có nhiều đặc điểm xã hội, đòi hỏi các khu vực sinh sống tiếp giáp rộng lớn, hỗ trợ các nhu cầu của nó đối với con mồi và nuôi dưỡng con cái. Những con hổ con ở với mẹ của chúng trong khoảng hai năm, trước khi chúng trở nên tự lập và rời khỏi phạm vi nhà của mẹ chúng để tìm lãnh thổ riêng của mình. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên. Chúng có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm.

    Hổ
    Hổ

  2. Theo National Zoo, sư tử là loài mèo lớn thứ hai trên thế giới và thường được gọi là "vua của muôn loài". Chúng là những con mèo có tính xã hội cao nhất và thường sống thành từng đàn. Sư tử đực có bờm và lớn hơn sư tử cái. Những con đực có thể dài tới 3m bao gồm cả đuôi và nặng tới 250kg. Quần thể sư tử ngày càng giảm và thường được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia Châu Phi như Botswana, Tanzania và Cộng hòa Trung Phi. Cũng có một quần thể sư tử Châu Á sống biệt lập ở Tây Bắc Ấn Độ. Loài mèo này chủ yếu ăn những con mồi có kích thước từ trung bình đến lớn, bao gồm linh dương và ngựa vằn.


    Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên, trong môi trường giam cầm chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, con đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc phải đánh nhau liên tục với các đối thủ đồng loại khác. Chúng thường sống ở xavan và thảo nguyên chứ không sống trong những khu rừng rậm rạp. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại với lối sống theo bầy đàn. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Các nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, chủ yếu săn những loài động vật móng guốc lớn. Chúng là loài động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt và chủ yếu ăn thịt sống, mặc dù chúng cũng sẽ ăn xác thối khi có cơ hội. Một số con sư tử đã được biết đến là có thể săn người, mặc dù đây là điều không thường thấy ở chúng.


    Là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa loài người, sư tử đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại. Sư tử đã được nuôi nhốt từ thời Đế quốc La Mã và là một loài chủ chốt được tìm kiếm để triển lãm trong các vườn bách thú trên khắp thế giới kể từ cuối thế kỷ 18. Miêu tả văn hóa của sư tử là nổi bật trong thời kỳ đồ đá cũ; tranh khắc và tranh vẽ từ hang động Lascaux và Chauvet ở Pháp đã có từ 17.000 năm trước, và các mô tả đã xảy ra ở hầu hết các nền văn hóa cổ đại và trung cổ trùng với các phạm vi trước đây và hiện tại của sư tử.

    Sư tử
    Sư tử
  3. Theo The National Wildlife Federation, báo đốm (Panthera onca) là loài mèo lớn nhất ở Châu Mỹ. Chúng sống ở Bắc, Trung và Nam Mỹ nhưng hầu hết là ở rừng nhiệt đới Amazon. Báo đốm thường dài từ 1,5-1,8m không kể đuôi và có thể dài tới 2,7m nếu bao gồm đuôi. Cân nặng của chúng có thể đạt mức 158kg. Chúng thường săn hươu, khỉ và cá.


    Mặc dù báo đốm có ngoại hình gần giống như báo hoa mai (leopard) và có quan hệ họ hàng gần với loài này, chúng cũng rất giỏi leo trèo, nhưng có các tập tính gần với hổ hơn (nhất là tập tính thích nước). Sự khác biệt dễ nhận thấy giữa báo đốm và báo hoa mai ở chỗ là chúng có kích thước lớn hơn và chắc nịch hơn, ngoài ra các khoanh đốm của báo đốm to hơn và bên trong khoanh đốm có các chấm đen vì vậy mới gọi là báo "đốm", chúng cũng có cặp chân ngắn và lùn hơn, đuôi ngắn hơn so với loài báo hoa mai vốn có thân hình dong dỏn cao và đuôi dài hơn, các khoanh đốm của báo hoa mai chụm lại giống như hình bông hoa mai.


    Báo đốm sống trên một loạt các địa hình có rừng và những nơi có không gian mở, nhưng môi trường sống ưa thích của chúng là rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới, đầm lầy và các khu vực nhiều cây cối. Báo đốm thích bơi lội và phần lớn là loài săn mồi đơn độc, tấn công mục tiêu theo kiểu tận dụng cơ hội, rình rập và phục kích, là động vật đứng đầu chuỗi thức ăn ở nơi mà chúng sinh sống. Là một loài chủ chốt, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái và điều chỉnh quần thể con mồi.


    Báo đốm là một loài động vật nhỏ gọn và cơ bắp. Đây là loài mèo lớn nhất có nguồn gốc từ châu Mỹ và lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau kích thước của hổ và sư tử. Bộ lông của nó thường có màu vàng hung, nhưng có màu từ nâu đỏ, đối với hầu hết cơ thể. Vùng bụng có màu trắng. Bộ lông được phủ bằng những khoanh đốm để ngụy trang dưới ánh sáng mờ ảo của môi trường sống trong rừng. Các đốm và hình dạng của chúng khác nhau giữa các loài báo đốm riêng lẻ: khoanh đốm có thể bao gồm một hoặc một vài hoa thị. Các đốm trên đầu và cổ nói chung là khá lớn, cũng như các đốm trên đuôi, nơi chúng có thể hợp nhất để tạo thành một dải. Báo đốm rừng thường tối hơn và nhỏ hơn đáng kể so với những con ở khu vực mở, có thể là do số lượng nhỏ con mồi ăn cỏ lớn trong khu vực rừng.

    Báo đốm
    Báo đốm
  4. Theo Sở thú San Diego, báo hoa mai là những kẻ săn mồi vô cùng khéo léo và mạnh mẽ. Chúng thường dài tới 1,9m không kể đuôi và dài tới 2,9m nếu gồm cả đuôi. Loài này còn có thể nặng tới 75kg. Báo hoa mai thường ăn những con mồi cỡ trung bình, bao gồm linh dương. Đôi khi chúng cũng bị tấn công bởi những loài mèo lớn khác như sư tử và hổ.


    Màu da của báo đốm thay đổi theo khí hậu và môi trường sống từ vàng nhạt đến nâu vàng hoặc vàng. Phần lớn báo hoa mai có màu nâu hay nâu vàng nhạt với các đốm đen, nhưng lớp lông của chúng thì rất đa dạng. Các đốm có xu hướng nhỏ hơn về phía đầu, lớn hơn và có tâm nhạt ở phía thân. Báo đốm sống trong rừng có màu lông tối hơn những cá thể trong môi trường sống khô cằn. Các đốm mờ dần về phía dưới bụng trắng và phần bên trong và phần dưới của chân. Những mảng đốm nổi bật nhất là ở mặt sau, sườn và thân sau. Đốm có hình tròn trong quần thể báo hoa mai Đông Phi, và có xu hướng vuông ở Nam Phi và lớn hơn trong quần thể báo châu Á. Bộ lông có xu hướng có tông màu xám ở vùng khí hậu lạnh hơn và có màu vàng đậm hơn trong môi trường sống của rừng mưa nhiệt đới.


    Đuôi chóp màu trắng của nó dài khoảng 60–100 cm (24–39 in), bên dưới màu trắng và có những đốm tạo thành các dải không hoàn chỉnh về phía đuôi. Lông của chúng thường mềm và dày, đáng chú ý là ở bụng mềm hơn ở lưng. Chúng có xu hướng phát triển dài hơn ở vùng khí hậu lạnh hơn. Những sợi lông bảo hộ sẽ bảo vệ những sợi lông cơ bản là ngắn (3-4 milimet (0,12-0,16 in)) ở mặt và đầu, và tăng chiều dài về phía sườn và bụng lên khoảng 25–30 mm (0,98-1,18 in). Những cá thể vị thành niên có bộ lông xù và xuất hiện màu tối do các đốm được sắp xếp dày đặc.

    Báo hoa mai
    Báo hoa mai
  5. Theo Panthera, báo sư tử (Puma concolor) là loài mèo lớn phổ biến nhất ở Châu Mỹ. Do phạm vi sinh sống rộng nên chúng còn có nhiều tên gọi khác như puma, sư tử núi, hổ đỏ,... Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ tuyên bố rằng báo sư tử có thể dài hơn 2,4m bao gồm đuôi và nặng từ 59-68kg. Một số con thậm chí nặng tới 100kg. The National Wildlife Federation cho hay, báo sư tử thường săn những con mồi đa dạng về kích cỡ, nhưng chủ yếu là hươu.


    Báo sư tử là loài được phân bố rộng nhất trong số các động vật có vú lớn sống trên cạn ở Tây bán cầu. Đây là một loài thích nghi, nói chung, có thể xuất hiện ở hầu hết các loại môi trường sống của châu Mỹ. Do phạm vi sinh sống rộng, chúng còn có nhiều tên như puma, sư tử núi, hổ đỏ và catamount. Ở Mỹ, báo được dùng để chỉ tới báo sư tử, mặc dù thuật ngữ báo đen thông thường là chỉ tới các biến thể nhiễm hắc tố của báo hoa mai hay báo đốm Mỹ thay vì báo sư tử.


    Nói chung, báo sư tử có họ hàng gần với báo hoa mai hơn là sư tử. Có một sự biến đổi đáng kể về màu sắc và kích thước của các con báo sư tử trong khu vực sinh sống của chúng. Chúng là loài họ mèo nặng thứ hai ở Tân Thế giới sau báo đốm Mỹ. Với lối sống khá kín đáo và phần lớn là đơn độc, báo sư tử chủ yếu hoạt động về đêm và lúc chạng vạng, mặc dù chúng cũng được nhìn thấy vào ban ngày. Báo sư tử có liên quan chặt chẽ hơn với những con mèo nhỏ hơn, bao gồm cả mèo nhà (phân họ Felinae), so với bất kỳ loài nào thuộc phân họ Báo, trong đó chỉ có loài báo đốm còn tồn tại ở châu Mỹ.


    Báo sư tử là một kẻ săn mồi mai phục nhiều loại con mồi. Nguồn thức ăn chính là các động vật móng guốc, đặc biệt là hươu. Chúng cũng săn các loài động vật nhỏ như côn trùng và các loài gặm nhấm. Loài mèo này thích môi trường sống với lớp bụi rậm dày đặc và các khu vực nhiều đá để rình rập, nhưng cũng có thể sống ở các khu vực mở. Báo sư tử có lãnh thổ và tồn tại với mật độ quần thể thấp. Kích thước lãnh thổ riêng lẻ phụ thuộc vào địa hình, thảm thực vật và sự phong phú của con mồi.


    Mặc dù có kích thước lớn, chúng không phải lúc nào cũng là động vật ăn thịt đầu bảng trong phạm vi của mình do thường phải nhường lại con mồi đã săn được cho những con báo đốm đơn độc, gấu đen Bắc Mỹ và gấu xám Bắc Mỹ, cá sấu mõm ngắn Mỹ và cho những nhóm sói xám. Chúng sống ẩn dật và chủ yếu là tránh người. Các cuộc tấn công gây tử vong cho con người là rất hiếm, nhưng gần đây đang gia tăng ở Bắc Mỹ khi ngày càng có nhiều người vào các vùng lãnh thổ và xây dựng các khu phát triển như trang trại trong lãnh thổ đã thành lập của chúng.

    Báo sư tử
    Báo sư tử
  6. Theo Quỹ Bảo tồn Báo gêpa, báo gêpa (Acinonyx joyatus) là động vật trên cạn nhanh nhất trên Trái đất. Chúng là loài mèo khá lớn, có thể phát triển chiều dài đến 2,3m bao gồm cả đuôi và nặng từ 34-57kg. Báo gêpa chủ yếu được tìm thấy ở Bắc, Đông và Nam Châu Phi. Chúng cũng sống ở Châu Á nhưng gần như tuyệt chủng ở khu vực này khi chỉ còn một số ít ở Iran. Con mồi của chúng thường có kích thước từ nhỏ đến trung bình, bao gồm cả linh dương.


    Đây là loài mèo được biết đến với tốc độ siêu việt có thể đạt đến 120 km/h với cấu trúc cơ thể thon gọn, mảnh mai và cao nhỏng, báo săn được thiết kế sinh học để trở thành loài có vận tốc nhanh nhất trong họ nhà mèo. Chúng là loài động vật chạy nhanh nhất trên đất liền, và là một trong những tay săn mồi cừ khôi nhất trên thảo nguyên Châu Phi với tỷ lệ săn mồi thành công lên đến 50%. Hiện nay, báo săn đang thuộc diện nguy cấp và đang giảm dần về số lượng.


    Hiện nay, các con báo gêpa còn lại là những sinh vật nhanh nhất còn sống trên mặt đất, nó có thể chạy với tốc độ 70 mph (113 km) thậm chí có thể đạt tới tới 120 km/h (nhưng trung bình chỉ khoảng 70 km mỗi giờ) và chỉ trong 2,2 giây nó có thể tiếp cận con mồi. Con báo chỉ cần 04 bước là đạt tốc độ tối đa trong điều kiện không có vật cản. Gia tốc nhanh hơn một chiếc máy bay phản lực, nhanh như một tia sét khi phi nước đại với tốc độ chóng mặt. Khi phát hiện thấy con mồi chúng tăng tốc như một chiếc xe hơi nó có thể tăng tốc từ 0 đến 95 km trong vòng 3 giây.


    Nhưng tốc độ này chỉ giữ được nhiều nhất là khoảng 25 giây và tối đa thì một đợt chạy nước rút này không quá 30 giây để chạy được với tốc độ đó đòi hỏi rất nhiều năng lượng, nên chúng không thể giữ được lâu. Chính khả năng tăng tốc nhanh chóng khiến khiến nó trở thành loài săn mồi thành công nhất châu Phi và cũng ở tốc độ này nó có thể bị mờ mắt không thể định vị được chính xác con mồi nhưng nó có cấu trúc để khắc phục điều này. Một khi khả năng tăng tốc vô địch được kích hoạt nó sẽ bắt được hầu hết những con mồi. Điểm yếu của báo gêpa là nó chỉ có khả năng đua tốc độ trên một quãng đường ngắn (khoảng 500m). Cố gắng hơn nữa sẽ làm cơ thể của nó quá nóng, một điều cực kỳ nguy hiểm trong điều kiện thời tiết vốn đã khắc nghiệt của vùng thảo nguyên châu Phi.

    Báo gêpa
    Báo gêpa
  7. Theo Snow Leopard Trust, báo tuyết (Panthera uncia) là loài mèo sống ở các vùng núi Trung Á, bao gồm cả Afghanistan và Trung Quốc. Chúng dài tới 1,3m chỉ tính từ đầu đến mông, nếu tính cả đuôi chúng có thể dài đến 2,3m. Loài này có thể nặng tới 54kg. Báo tuyết thích săn những con cừu hoang dã và các loài động vật sống trên vách núi. Tuy nhiên, con người đã làm giảm môi trường sống và con mồi của chúng, vì vậy đôi khi chúng sẽ săn vật nuôi trong nhà.


    Báo tuyết chủ yếu sống cô độc và ưa thích môi trường sống ở vùng cao nguyên. Trong mùa hè thông thường chúng sống trên các cành cây ở những khu đồng cỏ ven núi và các khu vực núi đá cho tới tận độ cao 6.000 m. Trong mùa đông, chúng xuống thấp vào các khu rừng ở độ cao lên đến khoảng 2.000 m. Báo tuyết là loài động vật ăn tạp, chúng ăn tất cả những gì mà chúng tìm thấy; thông thường chúng có thể giết chết cả những con vật có kích thước gấp 3 lần chúng, bao gồm cả gia súc. Chúng cũng phục kích các con mồi nói trên khi có thể. Thức ăn thông thường của chúng bao gồm sơn dương (các loài thuộc chi Capra), cừu hoang Himalaya (Pseudois nayaur), cũng như là sóc marmota (các loài thuộc chi Marmota) và các động vật gặm nhấm nhỏ khác.


    Báo tuyết là loài sắp nguy cấp do các tấm da nguyên vẹn của chúng có giá rất cao trên thị trường đồ lông thú. Trong những năm thập niên 1960 tổng quần thể giảm xuống chỉ còn khoảng 1.000 con, nhưng hiện nay đã được phục hồi tới khoảng 6.000 con. Chúng cũng đã được nhân giống thành công trong điều kiện giam cầm.


    Báo tuyết cho thấy khả năng thích nghi để sống trong một môi trường lạnh giá ở miền núi. Cơ thể chúng có nhiều lông, lông dày, tai nhỏ và tròn, giúp giảm thiểu sự mất nhiệt. Bàn chân rộng giúp phân phối trọng lượng cơ thể để đi trên tuyết, và có lông trên mặt dưới của chúng để tăng độ bám của chân trên các bề mặt dốc và không ổn định; nó cũng giúp giảm thiểu tổn thất nhiệt. Đuôi dài và linh hoạt của con báo giúp duy trì thăng bằng trên các sườn dốc và gập ghềnh trong môi trường miền núi của chúng. Đuôi cũng rất dày do lưu trữ chất béo, và phủ lông rất dày, cho phép con vật sử dụng nó như một tấm chăn bảo vệ để che mũi và miệng của chúng trong khi ngủ.

    Báo tuyết
    Báo tuyết
  8. Theo Animal Diversity Web (ADW), linh miêu là loài mèo hoang dã có chùm lông đen trên tai. Chúng được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Linh miêu Lynx rufus là loài nhỏ nhất trong 4 loài linh miêu với kích thước chỉ gấp đôi mèo nhà. Linh miêu Á-Âu là loài linh miêu lớn nhất, có thể dài tới 1,3m và nặng 36kg. Con mồi của chúng là các loài gặm nhấm, chim và hươu.


    Các loài linh miêu có đuôi ngắn, và thông thường có một búi lông đen trên chỏm tai. Chúng có khoanh ở phía dưới cổ, với các vạch đen (không dễ thấy) và trông giống như một nút buộc. Chúng có bàn chân to để đi trên tuyết cùng các sợi lông dài trên mặt. Màu của lớp lông che phủ thân dao động từ nâu nhạt tới xám và đôi khi có các đốm nâu sẫm, đặc biệt là ở các chân. Linh miêu Á-Âu to lớn hơn các loài khác một cách đáng kể trong khi linh miêu Iberia thì lại nhỏ hơn các loài khác.


    Hành vi của linh miêu là tương tự như của báo hoa mai. Linh miêu thường sống đơn độc, mặc dù đôi khi người ta cũng thấy các nhóm nhỏ linh miêu đi săn cùng nhau. Sự giao phối diễn ra vào cuối mùa đông. Chúng thường chọn nơi nghỉ ngơi trong các khe hở của núi đá hay dưới các rìa đá, và sinh ra từ 2-4 linh miêu con trong một năm. Chúng ăn các loại thức ăn động vật khác nhau, có thể to lớn tới như tuần lộc, hoẵng, sơn dương, nhưng thông thường là chim, thú nhỏ, cá, cừu hay dê.


    Linh miêu đã được quan sát thấy (năm 2006) tại dãy núi Wet ở Colorado. Tuy nhiên, việc đánh dấu linh miêu là sự kiện rất hiếm, do bản chất đơn độc và nhút nhát của chúng. Chúng là các loài mèo hay giữ kẽ và thường lẩn tránh người; cũng có ghi nhận cho thấy chúng dám tấn công con người, nhưng rất hiếm, gần như chỉ để phòng vệ.

    Linh miêu
    Linh miêu
  9. Báo gấm (Neofelis nebulosa) hay báo mây, (tiếng Anh: Clouded Leopard) là một loài mèo cỡ lớn trong Họ Mèo. Sở thú San Diego cho biết, báo gấm (Neofelis nebulosa) có thể dài tới 1m và nặng tới 25kg. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), các quần thể báo gấm thường sinh sống ở Nepal, Đông Nam Á và Trung Quốc. Con mồi của chúng khá đa dạng, bao gồm cả cu li chậm lùn (một loài linh trưởng nhỏ) và hươu.


    Báo gấm có thân hình săn chắc và cân đối, có răng nanh thuộc loại nanh dài nhất trong số các loài mèo hiện còn tồn tại. Điều này dẫn đến giả thuyết là chúng săn bắt những động vật có vú lớn sống trên mặt đất. Mặc dù tập tính của loài báo trong thiên nhiên vẫn chưa rõ, báo mây chủ yếu săn bắt các loài động vật có vú sống trên cây, cụ thể là vượn, khỉ đuôi lợn hay khỉ Proboscis, phụ thêm vào là các động vật có vú khác như nai, nhím hay chim chóc và gia súc.


    Vì nguồn thức ăn chủ yếu là các động vật sống trên cây, báo gấm giỏi leo trèo. Với bốn chân ngắn và khỏe, lòng bàn chân rộng với đủ móng vuốt sắc đều nhau, tài leo cây của báo mây khó ai bì. Để giữ thăng bằng khi trên tàn cây cao, báo mây có cái đuôi với chiều dài xấp xỉ bằng cả thân. Đáng ngạc nhiên là chúng có thể di chuyển khi treo mình lộn ngược đầu xuống, phía dưới các cành cây và các thân cây nghiêng.


    Báo gấm sống trên cây, và có sự nhanh nhẹn giống như sóc tương tự như mèo rừng Nam Mỹ. Trước đây, báo gấm còn sống phổ biến ở nhiều nước thuộc châu Á, giờ đây trong điều kiện bị giam cầm, báo gấm có thói quen treo mình bằng hai chân sau và cái đuôi dài đu đưa để giữ cân bằng, treo ngược đầu xuống trên thân cây, giờ còn rất ít. Người ta biết rất ít về tập tính của chúng trong tự nhiên, nhưng giả thiết rằng chúng là những con thú sống chủ yếu trên cây và thích săn mồi theo cách chộp con mồi bằng cách nhảy từ trên cây xuống.

    Báo gấm (báo mây)
    Báo gấm (báo mây)
  10. Báo đen hay hắc báo hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. Biến dị này phổ biến ở báo đốm (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).


    Báo đen là loài động vật ăn tạp dù thuộc bộ ăn thịt và tích cực săn mồi. Giống như báo hoa mai, chúng luôn biết tận dụng cơ hội, ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tìm thấy, bao gồm thịt thối rữa và gia súc, vật nuôi trong nhà.


    Chúng có thể giết chết con vật gấp 2-4 lần trọng lượng của riêng mình, chẳng hạn như cừu Bharal, dê núi sừng ngắn Himalaya, dê markhor, cừu Argali, ngựa và lạc đà, nhưng cũng sẵn lòng xơi những con mồi nhỏ hơn nhiều, chẳng hạn như thỏ rừng, marmota, pika, chuột đồng và và các loài chim.


    Chế độ ăn uống của báo đen thay đổi trên phạm vi của chúng và với thời gian trong năm, và phụ thuộc vào sự sẵn có con mồi. Ở dãy Himalaya, chúng săn chủ yếu là cừu Bharal và dê núi Siberia. Ở Karakoram, Thiên Sơn, Altai và núi Tost của Mông Cổ, con mồi chính của nó bao gồm dê núi Siberia, hươu môi trắng, hoẵng Siberia và cừu Argali. Các loài khác có thể bị chúng săn khi có cơ hội là gấu trúc đỏ, lợn rừng, voọc và gà gô Chukar.

    Báo đen
    Báo đen



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy