Top 8 Lễ hội độc đáo mang đậm giá trị văn hóa ở Bình Thuận

Bình Thuận không chỉ được biết đến với những địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn là thành phố có rất nhiều lễ hội mang tính văn hoá đặc trưng. Những lễ hội này ... xem thêm...

  1. Lễ hội Trung thu hẳn đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta rồi phải không nào? Thế nhưng điều đặc biệt là Lễ hội Trung thu ở Phan Thiết đã được sách kỷ lục Việt Nam công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất ở nước ta, diễn ra trong không khí vô cùng tưng bừng náo nhiệt, thu hút sự tham gia của đông đảo du khách gần xa. Lễ hội Bình Thuận này được tổ chức liên tục trong hai đêm 14 và 15/8 âm lịch. Công tác chuẩn bị lễ hội sẽ được các Ban ngành Phan Thiết thực hiện từ rất sớm.


    Lễ hội thu hút sự tham gia của 21 đơn vị gồm 18 phường, xã và 3 trường học trên địa bàn thành phố với gần 2.500 em học sinh các khối Tiểu học và Trung học cơ sở tham gia rước đèn. Tham gia lễ hội này, mỗi phường, xã làm 1 lồng đèn lớn có gắn bảng tên của đơn vị. Hình dáng của chiếc lồng đèn phù hợp với chủ đề của lễ hội như các hình ảnh đặc trưng về quê hương, thủy hải sản, thanh long, di tích lịch sử - văn hóa, du lịch biển… nhằm giới thiệu hình ảnh Bình Thuận đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Theo sau mỗi lồng đèn lớn của các đơn vị là 80 lồng đèn nhỏ của 80 em học sinh.


    Lễ hội Trung thu Phan Thiết không chỉ là sân chơi thú vị và hấp dẫn cho các em thiếu nhi trong dịp Trung thu, mà còn là một lễ hội tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của Phan Thiết. Đến với Lễ hội Phan Thiết đêm Trung thu, bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí lễ hội vui tươi, ngắm nhìn những màn biểu diễn hoành tráng, rực rỡ với vô số những loại lồng đèn đa dạng kích thước, trang trí với rất nhiều chủ đề và hình dáng khác nhau. Ngoài lễ rước đèn lồng, Lễ hội Bình Thuận tết Trung thu còn tổ chức rất nhiều các hoạt động vui chơi hấp dẫn như: múa lân sư rồng, các tiết mục ca múa nhạc, biểu diễn múa rối v.v. Bên cạnh đó còn có các gian hàng ẩm thực với các món ăn truyền thống siêu hấp dẫn.

    Lễ hội Trung thu ở Phan Thiết
    Lễ hội Trung thu ở Phan Thiết
    Lễ hội Trung thu ở Phan Thiết
    Lễ hội Trung thu ở Phan Thiết

  2. Lễ hội Kate hay còn gọi là Tết Kate của người Chăm ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận hằng năm được khai diễn vào ngày 1.7 Chăm lịch – thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc. Katê là Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Balamôn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng thuận lợi, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật. Lễ hội Katê thường được bắt đầu bằng lễ hội từ các đền, tháp và cuối cùng là các hoạt động vui chơi, đón Tết tại nhà. Đây cũng là dịp để người Chăm từ khắp mọi miền đất nước trở về đoàn tụ cùng gia đình, bạn bè, dòng họ.


    Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Chăm, từ lâu Lễ hội Katê là dịp để Bình Thuận thu hút khách tham quan, du lịch và trở thành sân chơi của người dân địa phương, nhất là các hoạt động trong phần hội. Phần hội của Lễ hội Katê năm nay diễn ra sôi nổi với các hội thi và các trò chơi mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Chăm như: thi trưng bày và trang trí lễ vật, thi làm bánh gừng, giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật…

    Lễ hội Katê thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh, ông bà, tổ tiên đã bảo bọc và chở che cho con cháu khỏe mạnh, cuộc sống bình an, no ấm và hạnh phúc; thể hiện khát vọng của cộng đồng luôn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời, đây cũng là nơi thắt chặt tinh thần đoàn kết, mối tương thân tương ái, nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, nhân cách sống, tinh thần hòa hợp để gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.

    Lễ hội Katê ở Bình Thuận
    Lễ hội Katê ở Bình Thuận
    Lễ hội Katê ở Bình Thuận
    Lễ hội Katê ở Bình Thuận
  3. Lễ hội Bình Thuận Dinh Thầy Thím sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 28 - 30/10/2023 (tức ngày 14 – 16/9 âm lịch) tại Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi với nhiều hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao truyền thống. Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ đến công ơn của vợ chồng Thầy Thím đã cống hiến rất lớn cho mảnh đất Tam Tân, cùng với đó người dân cũng gửi gắm những mong cầu bình an và may mắn.


    Trong đó, phần Lễ sẽ có các nghi thức như: Lễ nghinh thần, rước sắc phong và Bằng công nhận di tích, Lễ nhập điện an vị, dâng cỗ bánh cúng Thầy Thím, cúng ngọ chay, thí thực phát lộc, Lễ thỉnh sanh, giỗ tiền hiền và cúng binh gia, nghi thức chánh lễ. Phần Hội sẽ có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương miền biển như: Biểu diễn thi đấu cờ tướng, khai mạc khu triển lãm mô hình sự tích Thầy Thím, biểu diễn lân - sư - rồng… Bên cạnh đó, còn có các hội thi dân gian, như: Kéo co; chim hót mở rộng; làm bánh; thu hoạch thanh long; bịt mắt bắt vịt; đập niêu; khiêng thúng ra khơi; đánh cá; đan lưới mở rộng…


    Lễ hội Dinh Thầy Thím từ lâu được coi là Lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam. Không gian Lễ hội còn là nơi củng cố, tăng cường mối đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư; nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, nhân cách sống, tinh thần hòa hợp để gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau, hình thành nên một nếp sống cao đẹp và tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt hơn.

    Lễ hội Bình Thuận Dinh Thầy Thím
    Lễ hội Bình Thuận Dinh Thầy Thím
    Lễ hội Bình Thuận Dinh Thầy Thím
    Lễ hội Bình Thuận Dinh Thầy Thím
  4. Lễ hội đua thuyền sông Cà Ty diễn ra vào mùng hai Tết Nguyên đán. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc do thành phố Phan Thiết tổ chức, diễn ra vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, mang đậm bản sắc của người dân miền biển thành phố Phan Thiết. Lễ hội đua thuyền truyền thống của ngư dân Phan Thiết có tuổi đời hàng trăm năm bắt nguồn từ việc cúng tế của các vạn chài. Và theo quan niệm của dân gian thì trong các cuộc đua thuyền, những thuyền đua nào dẫn đầu đoàn đua thì tin tưởng rằng trong năm ấy bà con ngư dân nơi đó làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn.


    Lễ hội đua thuyền thu hút sự tham gia của gần 300 vận động viên đến từ 13 đơn vị phường, xã trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tranh tài với hai thể loại thi đấu đua thuyền và đua thúng dành cho nam. Theo đó, đua thuyền có 3 nội dung gồm: Đua đồng hàng ở cự ly 500m, 300m và đua thuyền quay vòng cự ly 1.200m với sự tham gia của 270 vận động viên đến từ 9 phường, gồm: Mũi Né, Phú Hài, Phú Trinh, Bình Hưng, Đức Thắng, Đức Nghĩa, Lạc Đạo, Đức Long và Phú Tài. Đua thúng gồm bơi thúng (đơn, đôi) và quấy thúng cự ly 500m với sự tham gia của các phường, xã: Hưng Long, Thanh Hải, Hàm Tiến và Tiến Thành. Tất cả những vận động viên tham gia đều là những ngư dân sinh sống bằng nghề chài lưới ở thành phố Phan Thiết.


    Lễ hội Bình Thuận này đã được truyền qua nhiều thế hệ, thời xưa nó là dịp để những chàng trai thể hiện sức mạnh bản thân, rèn luyện cơ thể để chuẩn bị cho những ngày đêm lênh đênh trên biển. Còn ngày nay, lễ hội đua thuyền là dịp để thu hút đông đảo khách du lịch gần xa và gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời.

    Lễ hội đua thuyền sông Cà Ty
    Lễ hội đua thuyền sông Cà Ty
    Lễ hội đua thuyền sông Cà Ty
    Lễ hội đua thuyền sông Cà Ty
  5. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân là một lễ hội của người Hoa tại Phan Thiết. Lễ hội truyền thống này tiêu biểu cho phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Hoa, ước mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cho một cuộc sống thanh bình, mọi người trong xã hội được ấm no hạnh phúc. Thông lệ, cứ 2 năm tổ chức một lần(vào năm chẳn) và đã được thực hiện từ hàng trăm năm trước. Nơi thường diễn ra các hoạt động chính là Chùa Ông (tức Quan Đế Miếu) tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ngôi miếu này khởi nguyên là thờ Quan Công.


    Lễ hội Bình Thuận này sẽ được tổ chức với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Hàng năm, lễ hội thu hút sự tham gia của khoảng hơn 1000 người từ các địa phương lân cận đổ về Phan Thiết. Khi tham gia lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn ấn tượng như múa rồng, múa lân, bát tiên, bát cửu, các điệu múa dân gian… và thưởng thức rất nhiều món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực Trung Hoa.


    Đây là một trong những lễ hội đặc trưng của người dân Phan Thiết, nơi người dân chủ yếu làm nghề biển, sinh kế gắn chặt với biển. Ước mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống thanh bình, ấm no, đặc biệt ngư dân luôn bình an trong những chuyến đi biển và bội thu tôm cá là cảm tưởng, mong muốn chung của người dân cũng như những người đến tham gia lễ hội.

    Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
    Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
    Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
    Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
  6. Lễ hội tiết Thanh Minh còn có tên gọi khác là Duồng, là nét văn hóa đặc trưng của người dân xã Chí Công, huyện Tuy Phong. Lễ hội sẽ được tổ chức vào những ngày đầu tháng 4 dương lịch hàng năm, được tổ chức với mục đích cầu an và tưởng nhớ những công ơn của các bậc tiền nhân khai khẩn đất đai và tạo ra miền đất này. Bà con dân biển xứ Duồng rất coi trọng lễ hội này, bởi nó gắn liền với đạo đức, văn hóa, là bổn phận của con cháu phải tưởng nhớ công lao của tổ tiên. Đây cũng chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp ơn sinh thành tạo dựng của những người đi trước. Đồng thời, đây cũng là dịp bà con ngư dân cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa, các chuyến biển đầy ắp cá tôm, đời sống ngư dân khấm khá.


    Xã Chí Công từng được gọi là Duồng vào thời nhà Nguyễn. Trong Đại Nam nhất thống chí, quyển 12 có ghi: “phía Nam huyện 30 dặm, đầu nguồn từ trong động Man chảy xuống phía Đông, đến cửa Duồng rồi ra biển”. Tại miếu Hùng Vương nằm ở đầu làng chài, bước chân người liên tục ra vào để đặt lễ, thầm cầu nguyện về một mùa biển mới no đủ và xem chương trình hát tuồng được trình diễn trong miếu. Gian miếu nhỏ được nối với bên ngoài bằng 2 chiếc loa để phát chương trình hát tuồng. Trên sân khấu, 36 làn điệu: Nói lối thường, nói lối ai, nói lối xuân, nói lối sảng, ngâm tương tư, vịnh tương tư, hát nam bình ai... luôn cuốn hút những người lớn tuổi ngồi nghe giữa âm thanh của sóng gió biển rì rào. Trong suốt 3 ngày, ngư dân ở làng chài neo đậu toàn bộ tàu, thuyền, thúng để đón chào sự kiện vừa quan trọng, vừa linh thiêng và gắn bó với cả cuộc đời của mỗi thế hệ.


    Suốt 3 ngày diễn ra Tiết Thanh minh, đi khắp làng chài, nơi nào cũng bắt gặp các ngư dân ngồi quanh mâm cỗ. Mọi người nói Tiết Thanh minh còn vui hơn cả Tết Nguyên đán, vì Tết thì mọi người chỉ gặp nhau trong gia đình, còn Tiết Thanh minh là ngư dân gặp nhau để bàn tính chuyện làm ăn, các chủ ghe thì lấy lòng bạn chài để sau 3 ngày mở biển ra khơi, trên mỗi ghe có đủ chục người đi biển. Lễ hội tiết Thanh Minh với các nghi lễ độc đáo như Khai Kinh, Thỉnh Sanh, Cúng tế Thần Hoàng, Thỉnh cỗ bánh, Cúng Đại Lễ, Cúng thí thực v.v. Tham gia lễ hội bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về văn hóa truyền thống, thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn được người dân dâng hương cúng lễ.

    Lễ hội tiết Thanh Minh
    Lễ hội tiết Thanh Minh
    Lễ hội tiết Thanh Minh
    Lễ hội tiết Thanh Minh
  7. Lễ hội Ẩm thực Đường Phố Mũi Né được tổ chức khoảng 6 đến 7 lần mỗi năm, được khởi xướng bởi các nhóm doanh nhân muốn thúc đẩy và quảng bá du lịch Mũi Né. Địa điểm tổ chức lễ hội thường là phía trước mặt tiền các khu resort, kéo dài từ Coco Beach Resort đến Blue Ocean Resort. Đến với lễ hội Ẩm thực này, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn thơm ngon, chiêm ngưỡng những tiết mục âm nhạc độc đáo, hòa mình vào bầu không khí sôi động và vui tươi của thành phố biển xinh đẹp.


    Ngoài 20 gian hàng, thực khách còn được thưởng thứcnhiều chương trình giải trí như múa lân, múa lửa, nhảy hip hop, nhạc DJ,… cực kì sôi động. Đặc biệt Lễ hội Ẩm thực đường phố đã bắt đầu thu hút sự tham gia của một số nghệ sĩ đến góp vui.

    Đây là lễ hội vui nhộn, hấp dẫn, đầy cảm hứng do một nhóm các doanh nhân người nước ngoài ở Hàm Tiến – Mũi Né tổ chức, đặc biệt vào các dịp lễ lớn. Mui Ne Street Food Festival sẽ là lễ hội cực kì thú vị, hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt thu hút du khách khi đến du lịch tại Mũi Né – Phan Thiết.

    Lễ hội Ẩm thực Đường Phố Mũi Né
    Lễ hội Ẩm thực Đường Phố Mũi Né
    Lễ hội Ẩm thực Đường Phố Mũi Né
    Lễ hội Ẩm thực Đường Phố Mũi Né
  8. Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức từ ngày 14/6 đến 16/6 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội tưng bừng nhất của Ngư dân và những người có cuộc sống gắn liền với biển, là dịp để người dân vạn chài tạ ơn biển cả, cầu xin thần Nam Hải cho vụ mùa này may mắn đồng thời cũng là dịp vui chơi và chúc nhau những điều tốt lành. Đến với lễ hội, bạn sẽ được khám phá rất nhiều những nghi thức cổ truyền đã được biết bao thế hệ lưu truyền và gìn giữ, choáng ngợp trước không khí các trò chơi vô cùng tưng bừng náo nhiệt như lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, bóng chuyền bãi biển.


    Lễ hội Cầu Ngư bắt đầu bằng nghi thức Nghinh Thần. Hàng chục chiếc thuyền trong đoàn nghinh khởi hành ngay tại trước cổng vạn mang theo kiệu, lễ vật, cờ lộng ra khơi trước Ngài. Đoàn chèo Bả Trạo diễn xướng cảnh đánh bắt.

    Phần hội sôi đông với các cuộc tranh tài truyền thống: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội hoặc các bộ môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền trên những bãi triều vừa rút. Đặc biệt i còn có tiết mục hát tuồng đặc sắc của vùng biển miền Trung. Một sân khấu rộng lớn được dựng ngay chính điện thờ Nam Hải để phục vụ cho việc diễn tuồng. Nếu như lễ hội kéo dài 3 ngày thì hát Bộ có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Đây vừa là nghi thức diễn cho Thần Nam Hải, vừa đáp ứng nhu cầu quần chúng nhân dân vốn đa số xuất thân từ vùng Bình-Phú. Lễ hội Cầu Ngư ngoài việc tế lễ khi bước vào vụ mùa còn là sự ghi ơn các vị Tiền hiền và là dịp trao đổi nghề nghiệp.


    Lễ hội Cầu Ngư làng Phước Lộc là sinh hoạt mang đậm nét vă hoa vùng biển. Quanh năm lao động trên biển miệt mài, vui chơi thư giản trong những ngày lễ hội, để rồi mang theo niềm tin may mắn, thắng lợi vào vụ mùa, lại bắt đầu những chuyến ra khơi

    Lễ hội Cầu Ngư ở Phước Lộc
    Lễ hội Cầu Ngư ở Phước Lộc
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy