Top 10 Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả nhất

Njnja Rùa 651 2 Báo lỗi

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý về trực tràng – hậu môn thường gặp. Bệnh xảy ra khi tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn khi giãn phình, khiến máu ứ đọng, ... xem thêm...

  1. Có một điều mà Toplist muốn chia sẻ với các bạn đó là với những bạn nào mới chớm bị hãy chữa luôn đừng để quá lâu về sau sẽ rất đau rát và làm cho hậu môn bị chảy máu và tổn thương quá nặng sẽ chữa không đơn giản nữa mà phải vào viện. Vậy nên khi mới phát hiện ra bệnh các bạn có thể chữa tại nhà để kịp thời ngăn chặn. Điều cần nhớ đầu tiên là khi đi vệ sinh xong các bạn phải giữ vùng hậu môn thật sạch sẽ hàng ngày. Để tránh làm tổn thương các búi trĩ cũng như hạn chế làm ẩm ướt, ngứa ngáy và viêm nhiễm có thể xảy ra.


    Thực hiện ngâm mình trong nước ấm trong khoảng 15-20 phút mỗi ngày, giúp cơ thể thoải mái và cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm đau và kháng viêm một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt các bạn nhớ sử dụng những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh việc quần cứng cọ xát vào vùng hậu môn gây tổn thương các búi trĩ. Còn một điều hết sức quan trọng nữa là chế độ ăn uống, phải uống thật nhiều nước, loại bỏ hết những đồ ăn cay nóng chất kích thích và ăn thật nhiều hoa quả rau xanh để giúp nhuận tràng tránh được táo bón ra máu nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ hiện nay. Đồng thời kết hợp tập thể dục thể thao đều đặn để đẩy lùi bệnh trĩ bạn nhé!

    Chữa trĩ ngay khi mới chớm bị
    Chữa trĩ ngay khi mới chớm bị
    Chữa trĩ ngay tại nhà
    Chữa trĩ ngay tại nhà

  2. Thực ra rau diếp cá là một loại cây khá khó ăn, không phải ai cũng thích vì mùi tanh của nó, nhưng rau diếp cá rất mát và lành tính và đặc biệt là chữa được bệnh trĩ rất tốt. Diếp cá chứa nhiều chất xơ và và có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, rau diếp còn chống viêm, tiêu sưng và có chất kháng viêm, lưu thông máu rất tốt.


    Cách làm:


    • Cách 1: Là chỉ rửa sạch lá và ăn như rau sống hoặc giã rau diếp ra uống hàng ngày.
    • Cách 2: Là dùng diếp cá để xông trực tiếp vào hậu môn sau đó nước nguội dùng để rửa, các bạn rửa sạch 200g rau cho vào nồi đun sôi lên 10 phút thì đổ ra chậu xông. Để hiệu quả tốt nhất nên làm cách này ngày 2 lần không thì ít nhất ngày 1 lần. Và nên áp dụng cả 2 cách song song để cho việc chữa trị được hiệu quả nhanh chóng.
    Kinh nghiệm chữa bệnh bằng rau diếp cá
    Kinh nghiệm chữa bệnh bằng rau diếp cá
    Kinh nghiệm chữa bệnh bằng rau diếp cá
    Kinh nghiệm chữa bệnh bằng rau diếp cá
  3. Theo Y học cổ truyền, lá vông có tính bình và vị hơi đắng, chát, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Đồng thời, vị thuốc này còn giúp an thần, trừ phong thấp, sát trùng và giúp hạ nhiệt, co bóp các cơ. Vì thế, có thể sử dụng lá vông để cải thiện chứng mất ngủ, đại tiện ra máu hoặc chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh trĩ, kinh nguyệt không đều.


    Cách làm:


    • Cách 1: Bạn lấy lá vông sao trên chảo nóng hoặc hơ lá vông trên lửa nóng cách làm này giúp phát huy hết dược tính của lá vông khi ở nhiệt độ cao. Bạn nên tìm những lá vông bánh tẻ và không bị sâu bệnh là tốt nhất.
    • Cách 2: Bạn đun sôi lá vông sau đó giã nhuyễn ra rồi đổ ra chậu hòa với một chút muối loãng. Sau đó bạn trộn giấm thanh với lá vông đã được giã nhuyễn trộn đều hỗn hợp này rồi bạn đắp lên búi trí và để cố định qua đêm.

    Khi dùng lá vông điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên lưu ý những điều sau:


    • Lá vông chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở trường hợp bệnh mới khởi phát, mức độ triệu chứng nhẹ. Vì vậy, ở những đối tượng bệnh chuyển nặng, tốt nhất không nên áp dụng cách này mà hãy tìm kiếm sự chăm sóc từ y khoa.
    • Tính hiệu quả mà bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá vông mang lại thường khá chậm. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng mới đạt được kết quả tốt.
    • Trong quá trình sử dụng nếu bệnh không khỏi mà ngày càng nặng thêm, người bệnh nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện kiểm tra.
    Kinh nghiệm chữa bệnh từ lá vông
    Kinh nghiệm chữa bệnh từ lá vông
    Kinh nghiệm chữa bệnh từ lá vông
    Kinh nghiệm chữa bệnh từ lá vông
  4. Theo y học thì nghệ có nhiều chất chống oxy hóa có thể làm lành nhanh chóng những tổn thương nhỏ hay lớn do trĩ gây ra. Vì vậy, các bạn có thể lựa chọn nghệ vàng để chữa bệnh trĩ. Theo nghiên cứu khoa học, nghệ vàng giàu chất curcurmin. Hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Không chỉ vậy, hoạt chất này trong nghệ vàng còn hỗ trợ phục hồi các vết loét nhanh chóng.


    Được sử dụng để chữa trị tại nhà với tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng ngứa rát và giúp các búi trĩ co lại. Tuy nhiên, chữa bệnh trĩ bằng nghệ chỉ là phương pháp dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nghệ vàng có thể chữa dứt điểm được bệnh trĩ.


    Cách làm:


    • Bạn chuẩn bị đủ 6 loại dược liệu gồm có lá sung, lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần mỗi nguyên liệu lấy tầm 100g là được và thêm nghệ vàng giã nhuyễn với bồ kết đặc.
    • Xong cho tất cả vào trong nồi đun với 8 cốc nước đến khi sôi thì cho bồ kết vào rồi đổ ra chậu xông hậu môn, cho đến khi nước nguội đi thì cho ra lấy bã đắp.
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ củ nghệ
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ củ nghệ
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ củ nghệ
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ củ nghệ
  5. Dầu dừa là loại thực phẩm thiên nhiên có chứa nhiều loại dưỡng chất quý có lợi cho con người như chất chống oxy hóa, vitamin E, D và nhiều loại axit béo có lợi như: axit caproic, axit capric… Ngoài khả năng làm đẹp, dưỡng da trẻ hóa làn da, dầu dừa còn có tác dụng vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ (cấp độ 1 và 2), giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ, giúp ức chế quá trình sa búi trĩ (hay còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom) và làm teo trĩ.


    Cách làm:


    • Đối với trĩ nội:
      • Rửa sạch khay đá và để khô. Dùng dầu dừa dạng lỏng đổ đầy vào các khay đá có hình viên thuốc sau đó để vào ngăn đá dùng dần.
      • Trước khi đặt dầu dừa chữa trĩ, người bệnh nên vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước muối pha loãng để tăng hiệu quả điều trị hơn. Dùng 1 viên thuốc đặt dầu dừa (đã làm ở trên) đặt vào trong hậu môn, đặt càng sâu càng tốt. Sau đó người bệnh giữ tư thế nằm sấp khoảng 40 – 60 phút (hoặc nếu người bệnh cảm thấy khó chịu thì có thể nằm ngửa và dùng một chiếc gối kê vào dưới phần mông) để đảm bảo dầu dừa tan ra có thể thẩm thấu vào búi trĩ nội trong trực tràng và không bị chảy ngược ra ngoài. Thực hiện ngày 2 lần sáng – tối.
    • Đối với trĩ ngoại:
      • Trước tiên, người bệnh cần vệ sinh sạch vùng hậu môn, búi trĩ sưng đỏ bằng nước muối pha loãng. Sau đó dùng băng gạc hoặc một mảnh vải sạch mềm thấm dầu dừa lỏng cho ướt và đắp lên vùng bệnh. Nhớ cần cố định băng gạc với vị trí bị bệnh để đạt hiệu quả tốt. Thực hiện ngày 2 – 3 lần sau khoảng 2 tuần sẽ cảm nhận thấy sự chuyển biến rõ.
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ dầu dừa
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ dầu dừa
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ dầu dừa
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ dầu dừa
  6. Theo kinh nghiệm dân gian thì sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ có tác dụng rõ rệt. Lá trầu không có tính kháng khuẩn mạnh mẽ và ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Từ đó dùng trần không sẽ thấy diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, ngứa hậu môn, từ đó giúp làm giảm khó chịu và giữ cho hậu môn được khô thoáng.


    Cách làm:


    • Cách 1: Xông hơi lá trầu không chữa bệnh trĩ
      • Bạn rửa sạch 15-20 lá trầu không rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi, sau đó đổ ra chậu đợi cho nước ấm thì dùng để ngâm hậu môn đến 15 phút.
      • Thực hiện ngày 1-2 lần mỗi ngày, bạn cố gắng kiên trì áp dụng cách này 2 tuần sẽ thấy búi trĩ teo lại và hiệu quả rõ rệt.
    • Cách 2: Kết hợp lá trầu không, bồ kết, nhân hạt gấc và quả cau
      • Rửa sạch các nguyên liệu. Đối với cau quả và nhân hạt gấc có thể bổ nhỏ cho vào cối giã nát trước để làm tăng lượng tinh dầu.
      • Cho các nguyên liệu vào nồi cùng với khoảng 1,5 đến 2 lít nước.
      • Đun sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút để các dược phẩm có thời gian thoát tinh dầu với nước.
      • Sau đó tiến hành sông hậu môn như cách 1.
      • Khi nước nguội, người bệnh có thể dùng nước ngâm hậu môn trong khoảng 30 phút, và dùng bã đắp lên búi trĩ và dùng băng gạc để cố định. Thực hiện ngày 1 -2 lần.
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
    Kết hợp lá trầu không, bồ kết, nhân hạt gấc và quả cau chữa trĩ
    Kết hợp lá trầu không, bồ kết, nhân hạt gấc và quả cau chữa trĩ
  7. Thật may mắn bởi vì rất nhiều người đã thoát khỏi những triệu chứng của bệnh trĩ nhờ cách chữa bằng cây huyết dụ. Khó tin nhưng sự thật là vậy sau một thời gian áp dụng, chứng đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, ngứa hậu môn cũng lui dần và biến mất các bạn hãy thử làm sẽ thấy rất hiệu nghiệm. Sử dụng cây huyết dụ kết hợp với ăn uống điều độ nhiều nước và tránh đồ cay nóng với tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.


    Cách làm:


    • Chữa trĩ nội thì dùng bài thuốc gồm 40g cây huyết dụ, 20g lá sống đời (lá bỏng), 20g xích đồng nam (lá băn). Sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi sắc uống, chia ra uống trong ngày từ 2-3 lần. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn thì thôi.
    • Còn nếu như bạn chữa trĩ ngoại thì lấy 20g lá huyết dụ rửa sạch sau đó đổ 200ml nước vào nồi đun đến khi cạn còn 100ml bạn đem chia ra uống 2-3 lần trên ngày.
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây huyết dụ
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây huyết dụ
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây huyết dụ
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây huyết dụ
  8. Lược vàng vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu, thường được sử dụng làm lành vết thương do bệnh trĩ gây ra. Theo nghiên cứu hiện đại, lược vàng cũng chứa hai loại hoạt chất là quercetin, làm bền thành mạch, ngăn nguy cơ nhiễm trùng và kaempferol, kháng khuẩn, diệt khuẩn, tiêu viêm, đào thải độc tố,… Ngoài ra, lá cây này còn rất giàu vitamin C, các khoáng chất vi lượng, steroid…


    Cách làm:


    • Cách 1: Đắp lá cây lược vàng.
      • Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây lược vàng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo nước.
      • Lá cây lược vàng cắt khúc ngắn, giã nát.
      • Sau khi vệ sinh sạch sẽ hậu môn thì đắp lá lên, dùng băng gạc cố định, rửa sạch vào sáng hôm sau.
      • Kiên trì thực hiện 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng cải thiện.
    • Cách 2: Ngâm nước sắc lá cây lược vàng.
      • Chuẩn bị 5 – 8 lá lược vàng rửa sạch, ngâm với nước muối.
      • Vò nát lát rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước.
      • Sau khi nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, thêm vào một ít muối.
      • Đợi nước còn đủ ấm thì xông và vệ sinh hậu môn.
    • Cách 3: Dùng nước ép lược vàng.
      • Chuẩn bị 2 lá lược vàng, rửa sạch, thái khúc nhỏ, ép lấy nước.
      • Pha loãng nước ép được với một ít nước ấm, thêm muối để uống.
      • Sử dụng 2 – 3 lần/tuần nên kết hợp với cách 1 hoặc 2 để tăng hiệu quả.
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
  9. Thiên lý là loại cây mọc leo quen thuộc với đời sống người Việt. Lá và hoa của loài cây này không chỉ được chế biến thành các món ăn ngon miệng mà còn được dùng để làm thuốc chữa sa dạ con và bệnh trĩ. Theo y học cổ truyền, hoa thiên lý tính bình, vị ngọt. Tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, mát gan, ngoài ra còn có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương rất tốt.


    Cách làm:


    • Cách 1: Đắp lá cây thiên lý
      • Chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý, rửa sạch, để ráo nước.
      • Cho vào máy, thêm nước, thêm 1 ít muối rồi xay nhuyễn, lọc riêng phần nước và phần bã.
      • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, dùng bông gòn thấm nước cốt lá thiên lý lên búi trĩ để trong 10 phút.
      • Rửa sạch lại với nước ấm, kiên trì thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày.
    • Cách 2: Sử dụng món ăn từ hoa thiên lý
      • Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo nước
      • Nấu sôi nước, cho hoa thiên lý vào
      • Chờ sôi lại thì tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn.
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây thiên lý
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây thiên lý
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây thiên lý
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng cây thiên lý
  10. Quả sung vị ngọt, tính bình, tác dụng chính là giải độc, tiêu thũng, làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột nhất là chữa táo bón. Không chỉ vậy, quả sung còn giúp cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng, làm búi trĩ co lại. Trong quá trình chữa bệnh bằng quả sung, người bệnh nên kết hợp các loại thực phẩm phù hợp, mát để không ảnh hưởng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đến bệnh viện để khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ để chữa bệnh hiệu quả và theo dõi diễn tiến của bệnh.


    Cách làm:


    • Cách 1: Dùng nước sung xông rửa hậu môn
      • Nguyên liệu: 200g lá sung tươi, 15 quả sung tươi 200g lá lốt, 200g lá cúc tần, 1 củ nghệ, 1 ít muối.
      • Rửa sạch nguyên liệu, đun sôi với 2 lít nước, nước sôi thì đổ ra chậu để xông búi trĩ.
      • Thấy nước còn hơi ấm, không có hơi bốc lên thì lấy rửa hậu môn.
    • Cách 2: Chữa trĩ với quả sung.
      • Nguyên liệu: 20 quả sung tươi.
      • Sung rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, rửa lại với nước.
      • Khi bụng đói thì lấy những quả sung này để ăn sống.
    • Cách 3: Nấu nước quả sung uống.
      • Chuẩn bị một ít quả sung, rửa sạch, xay nhuyễn.
      • Đun sôi với 750 – 1000ml nước trong 10 phút.
      • Bỏ bã, giữ phần nước cốt, chia làm 2 lần uống trong ngày.
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng quả sung
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng quả sung
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng quả sung
    Kinh nghiệm chữa trĩ bằng quả sung




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy