Top 5 Điều cần chuẩn bị trước khi điều trị xạ trị

Phương Trinh 475 0 Báo lỗi

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và khó cứu chữa. Một trong những phương pháp được chỉ định để điều trị đó là xạ trị. Xạ trị cần tuân thủ quy trình khá phức ... xem thêm...

  1. Tâm lý, tinh thần thoải mái sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Một vài thống kê cho thấy những bệnh nhân có tinh thần lạc quan sẽ có kết quả điều trị thành công cao và thời gian sống kéo dài hơn rất nhiều so với người thường xuyên lo lắng, căng thẳng...


    Bên cạnh đó cần xây dựng một thực đơn với đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể không bị suy kiệt sức khỏe. Từ đó có thể đảm bảo thực hiện được các đợt điều trị bệnh.

    Tập thể dục thường xuyên, tham gia các hội nhóm, âm nhạc, nói chuyện với bạn bè, người thân... là những cách giúp tinh thần được thoải mái, sức khỏe được cải thiện mà người bệnh nên áp dụng thực hiện.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Chi phí là một khoản mà mỗi bệnh nhân và gia đình cần chuẩn bị trước khi bước vào quá trình xạ trị. Với mỗi bệnh nhân sẽ có một khoản chi phí phải chi trả khác nhau. Ví dụ như: chi phí xạ trị, chi phí thuốc, sản phẩm hỗ trợ, chi phí nằm viện, chi phí đi lại, ăn uống sinh hoạt, chi phí cho người nhà đi chăm sóc....


    Tuy nhiên nếu bệnh nhân có đóng bảo hiểm và đi đúng tuyến sẽ được bảo hiểm chi trả một ít. Từ đó có thể hỗ trợ được một phần chi phí xạ trị ung thư cho bệnh nhân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Trang bị đầy đủ các kiến thức về phương pháp xạ trị ung thư để tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ.


    Phương pháp xạ trị hiện nay được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh ung thư, nó giống với phẫu thuật ở chỗ điều trị tại chỗ nên chỉ gây ảnh hưởng đến một vị trí nhất định trong cơ thể người bệnh. Khi tiến hành xạ trị, những tia sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton...sẽ tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư trên cơ thể người bệnh.

    Không chỉ có khả năng chữa khỏi một số bệnh ung thư mà phương pháp xạ trị còn có thể giúp hỗ trợ trước và sau phẫu thuật điều trị bệnh ung thư, làm tăng hiệu quả của quá trình hóa trị và giảm nhanh các triệu chứng trên cơ thể người bệnh. Hiện nay, xạ trị có thể sử dụng độc lập hoặc cả xạ trị, hóa trị và phẫu thuật đều có thể được sử dụng cùng lúc trong điều trị nhiều căn bệnh ung thư.

    Có thể tiến hành xạ trị ung thư bằng nhiều cách khác nhau như: Xạ trị áp sát, xạ trị chiếu ngoài, tiêm thuốc chứa đồng vị phóng xạ hoặc cho bệnh nhân uống thuốc, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.

    Loét sau xạ trị, buồn nôn, mệt mỏi hay rụng tóc, đau sau xạ trị....đều là những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi tiến hành xạ trị ung thư.

    Đồng thời có một tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái, tin tưởng để bệnh nhân có được thể trạng tốt nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của xạ trị. Từ đó có thể đạt được hiệu quả điều trị cao và không bị ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân.


    Xạ trị ung thư sống được bao lâu?


    • Phương pháp xạ trị thường được phối hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Xạ trị sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:
    • Giai đoạn phát hiện và điều trị bệnh
    • Tính chất và kích thước khối u
    • Thể trạng và bệnh kèm theo của bệnh nhân
    • Chế độ dinh dưỡng và tinh thần người bệnh
    • Sự quan tâm động viên và chăm sóc từ người thân

    Vì vậy thời gian sống từ vài tháng đến vài năm hoặc hơn nữa đều tùy thuộc vào sự cố gắng, kết hợp giữa của bệnh nhân, bác sĩ, phương pháp điều trị và cả người chăm sóc cho bệnh nhân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.


    Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý, tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.


    Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm. Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh đại tiện khô, tránh bị táo bón....


    Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện như:


    • Đau sau xạ trị không giảm, đặc biệt là đau luôn ở 1 vị trí
    • Cơ thể xuất hiện khối u bất thường
    • Nôn, buồn nôn sau xạ trị, tiêu chảy, ăn uống kém
    • Sốt cao liên tục
    • Da nổi ban hoặc chảy máu bất thường.

    Ngoài ra, người bệnh sau khi tiến hành xạ trị ung thư cần phải thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe an toàn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy