Top 6 Bài văn phân tích tác phẩm Tự nguyện của Trương Quốc Khánh hay nhất

Thai Ha 13035 0 Báo lỗi

Tự nguyện của Trương Quốc Khánh là một bài bát nổi tiếng, gắn với tuổi trẻ thế hệ chống Mĩ cứu nước nhưng cũng có ý nghĩa vượt thời gian. Những lời ca đó đề ... xem thêm...

  1. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

    (Tự nguyện, Trương Quốc Khánh)


    Để sống có ý nghĩa, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường đi riêng, một lý tưởng riêng. Với nhạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh, ông khẳng định: “Là người, tôi sẽ chết cho quê hương”. Câu thơ đó để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về sứ mệnh của mỗi con người trong cuộc sống.


    Sứ mệnh ở đây chính là những mục tiêu, những hoài bão và hơn cả là trách nhiệm và bổn phận đối với cuộc đời, với xã hội. Mỗi người chúng ta tồn tại là để khẳng định mình, để tìm ra và tạo nên sứ mệnh của cuộc đời mình.


    Theo tôi, sứ mệnh chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa những điều mình thích nhất, việc mình có thể làm tốt nhất và những gì xã hội cần. Việc tìm ra và tạo nên sứ mệnh giúp mỗi người hiểu được lí do mình tồn tại, tìm ra được triết lí sống của bản thân: sống vì điều gì, điều tốt nhất có thể làm là gì, có thể cống hiến được gì cho xã hội.Từ đó, ta xác định được lí tưởng sống, biết được khả năng và chỗ đứng của mình để tôi luyện và phát triển. Hay nói cách khác, sứ mệnh chính là nền tảng cho sự phát triển và hình thành nên nhân cách con người.


    Những câu hát và thông điệp trên làm tôi nhớ đến Đặng Minh Hiệu bác sĩ trẻ của bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh xung phong đi Bắc Giang chống dịch Covid. Anh đã tự nguyện “xuống tóc” để đảm bảo thuận tiện cho công việc. Bác sĩ Hiệu có lẽ là minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần y đức, khát vọng, xung kích, bản lĩnh. Anh biết rằng lên đường lúc này không chỉ là sứ mệnh mà còn là trách nhiệm của anh đối với lương tâm, đối với xã hội.


    Đối với bản thân, đôi lúc tôi thấy mình lạc lối, chẳng biết làm gì và cần làm gì. Chính những lúc đó, suy nghĩ về lý do khi bắt đầu, về mục tiêu đã đặt ra, tôi có động lực và tiếp tục phấn đấu. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Vậy nên hãy cất bước đi tìm ra nơi mình thuộc về, tìm ra việc mình cần làm, để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim mọi người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

    (Tự nguyện, Trương Quốc Khánh)


    Những dòng thơ trên là bức thông điệp gửi gắm đến chúng ta về quan niệm sống cống hiến. Cống hiến là khi chúng ta luôn mong muốn trở nên có ích, góp sức mình xây dựng cộng đồng. Quan niệm sống cao đẹp ấy sẽ là ngọn đèn hải đăng để chúng ta có niềm tin vào cuộc đời và để ta sống ý nghĩa hơn.


    Những người xác định sống có ích sẽ biết cách tránh xa cạm bẫy. Khi ta sống cống hiến, ta sẽ làm nên một cộng đồng tốt đẹp. Những y bác sĩ, lực lượng công an, bộ đội tuyến dầu chống dịch chính là những người theo đuổi mục tiêu sống cống hiến. Họ đã miệt mài ngày đêm để phục vụ cho nhân dân. Họ là những tấm gương đáng trân quý để chúng ta học hỏi.


    Song cũng thật đáng buồn khi có những cá nhân sống thờ ơ với nhân loại, ích kỉ nghĩ cho riêng bản thân mình. Thế hệ trẻ chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy, chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện để làm giàu đẹp nước nhà.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

    (Tự nguyện, Trương Quốc Khánh)


    Trong bài thơ, nhà thơ đã nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa, làm một nốt trầm trong bài hát. Cấu tứ của mỗi câu thơ được lặp đi lặp lại, qua đó bộc lộ một ước nguyện giản dị mà chân thành, khiêm nhường.


    Nhà thơ đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “tôi”-“hoa”-“ca”. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước…


    Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ – hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Chắc hẳn nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”.


    Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” cũng có ý nghĩa sâu sắc. Khổ thơ chính là khát vọng sống có ích, cống hiến, là ước nguyện, tâm sự của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Tự nguyện của Trương Quốc Khánh là một bài bát nổi tiếng, gắn với tuổi trẻ thế hệ chống Mĩ cứu nước nhưng cũng có ý nghĩa vượt thời gian. Những lời ca đó đề cập đến tinh thần cống hiến, hiến dâng cho đời, cho dân tộc của mỗi thành viên trong cộng đồng.


    Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

    Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

    Từ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền

    Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

    Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình


    Lời bài thơ có 4 mệnh đề “nếu… thì” để diễn tả khát vọng cống hiến. Từ việc lựa chọn những sự vật đẹp, có ích như: chim (loài bồ câu trắng), hoa (đoá hướng dương), mây (vầng mây ấm), tác giả đưa đến lôgic: là người cần sống có ích, cống hiến, thậm chí hiến dâng cả sinh mệnh mình cho quê hương, đất nước.

    Sống có ích, sống cống hiến là lí tưởng sống cao đẹp, gắn với lớp thanh niên thời chống Mĩ, những con người đã xác định rõ ràng lí tưởng cách mạng, để đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Nhưng vấn đề có ý nghĩa muôn đời:


    Nếu là con chim!, là chiếc lá

    Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

    Lẽ nào vay mà không trả

    sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

    (Tố Hữu);


    Muôn làm con chìm hót

    Muốn làm một nhành hoa

    Ta nhập vào hoà ca.

    Một nốt trầm xao xuyến

    (Thanh Hải).


    Cống hiến là hành động đóng góp cái quý giá của mình vào sự nghiệp chung, sự nghiệp của tập thể. Mỗi người ở những vị trí khác nhau đều phải có những đóng góp nhằm xây dựng đất nước, đem lại những giá trị cho xã hội, dù nhỏ bé cũng đáng quý, đáng trân trọng.


    Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời


    Từ những năm 1960 phong trào thanh niên Ba sẵn sàng, Ba đảm đang… trở thành nguồn cảm hứng, động viên, thôi thúc thanh niên lên đường nhập ngũ, đi đến bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần. (dẫn chứng về lớp thanh niên chống Mĩ cứu nước: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, những cô gái Đồng Lộc…)


    Trong cuộc sống hôm nay, dù thanh niên bây giờ có nhiều nhu cầu và biểu hiện thực tế hơn, đời thường hơn, thì quan niệm sống có ích, lí tưởng sống cống hiến vẫn tồn tại, vẫn định hướng cho họ. Một số người có lối sống ích kỉ thờ ơ, chạy theo vật chất tầm thường, thích hưởng thụ, bất chấp mọi thủ đoạn để đạt cho bằng được những ham muốn của mình không phải bây giờ mới có. Nhưng ở thời hiện tại, những biểu hiện đó tác động to lớn đến xã hội, làm xấu đi hình ảnh của thế hệ trẻ. Nhiều khi, các chọn lựa đó được nhiều người trẻ biện hộ là sự tự do, dân chủ, là tính độc lập, cá tính của họ.


    Mỗi thanh niên khi xác định được mục đích sống của đời mình, là đã dám phân đấu, làm việc để thực hiện những mục tiêu, những mơ ước. Từ đó, mỗi người sẽ cô gang, nỗ lực lao động, có ý thức dể xây dựng sự nghiệp, đóng góp cho gia đình, cộng đồng, xã hội. Họ sẵn sàng chấp nhận những thách thức, vượt qua những cản trở, và họ sống không ích kỉ.


    Là người, xin một lần khi nằm xuống

    Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ


    Tinh thần tình nguyện của thanh niên bao giờ cũng là nét đẹp nhất, thu hút nhất và đáng trân trọng nhất nơi những người trẻ. Trước mỗi tai nạn của cộng đồng, mỗi nguy nan của đất nước, mỗi yêu cầu của cuộc sống, chúng ta lại thấy sự có mặt của màu xanh trong sắc áo và tinh thần của những người thanh niên tình nguyện.


    Trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông là vấn đề nóng bỏng hàng ngày càng đòi hỏi lớp thanh niên nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của mình. Từ đó, chúng ta cần không ngừng nỗ lực, phấn đấu, nâng cao trình độ, khoa học công nghệ, nâng cao vị thế sức mạnh của cộng đồng, dân tộc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương…”.


    Những ca từ của bài hát nhẹ nhàng mà bay bổng ru lòng người bước vào cuộc chiến đấu với nhiều thử thách, gian lao nhưng tràn đầy tinh thần tự nguyện. Nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp đã “thắc mắc” rằng: Cả ba giả dụ “là chim, là hoa, là mây” đều rất lãng mạn rồi, cắc cớ chi khi được “là người” mà người nhạc sĩ lại phải chọn “cái chết”, sao không chọn cách “sống cho quê hương” .


    Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh đã có lần giải thích: Lời bài hát được nhạc sĩ lấy ý từ bài thơ của một chiến sĩ cộng sản phương Tây. Đại ý bài thơ như sau:


    “Nếu là hoa, hãy là hoa hướng dương

    Nếu là đá, hãy là đá hoa cương

    Nếu là chim, hãy là bồ câu trắng

    Nếu là người, hãy là người cộng sản”.


    Bài hát của Trương Quốc Khánh sáng tác cho sinh viên trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, lúc đó đang sống dưới ách cai trị, đè nén của Mỹ-ngụy nên nếu nói “Hãy là người cộng sản” thì dễ bị địch đàn áp. Trương Quốc Khánh đã đổi một ý, thành người tự nguyện chết cho quê hương, vừa không cho địch kiếm cớ đàn áp, vừa khích lệ tinh thần đấu tranh của học sinh, sinh viên.


    Không chỉ có bài “Tự nguyện” nổi tiếng, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh còn có nhiều ca khúc đi vào lòng người, như: “Bài ca cho người đi giữ quê hương”, “Hát trong làn khói đạn”, “Dành cho má một ngày”… Sau bài “Tự nguyện”, Trương Quốc Khánh được giới sinh viên Sài Gòn tặng cho cái tên trìu mến: “Nhạc sĩ Bồ câu”.


    Nhiều người đã nói, đó là tiếng lòng của thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước, là bản anh hùng ca tự nguyện dấn thân. Bài hát có thể hát đơn ca, tốp ca, có thể hát tập thể, có thể hát sinh hoạt cộng đồng, lại có thể biểu diễn thành hợp xướng. Sự hài hòa tuyệt vời giữa Tổ quốc, thời đại và lớp thanh niên học sinh, sinh viên và con người trong bài hát đã tạo nên sức sống mãnh liệt của ca khúc “Tự nguyện”.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương


    Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

    Từ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền

    Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

    Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình


    Là mây, theo làn gió tôi bay khắp trời

    Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời

    Là người, xin một lần khi nằm xuống

    Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ


    Lời bài thơ nhắc nhở thanh niên chúng ta hãy chiến đấu cho quê hương, cho đất nước thân yêu của mình. Lời hát càng ý nghĩa hơn khi thanh niên ngày nay, ngoài việc lo công ăn việc làm, lo đồng tiền bát gạo… không tìm được ý nghĩa, mục đích, lý tưởng cuộc đời đúng đắn để quyết tâm phấn đấu, chiến thắng.


    Đã nhiều người nói, lời thơ dựa theo ý thơ của một người chiến sĩ Cộng sản thời chiến tranh thế giới thứ II:


    Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương

    Nếu là đá hãy là đá hoa cương

    Nếu là chim hãy là bồ câu trắng

    Nếu là người hãy là chiến sĩ Cộng sản


    Trương Quốc Khánh đã sáng tác bài hát này trong cuộc tấn công và nổi dậy của quân dân ta Tết Mậu Thân tháng 2-1968. “Chiến đấu cho quê hương ” lúc ấy là chiến đấu để giành độc lập, giành tự do, để thống nhất đất nước. Lời bài hát trong sáng, lãng mạn nhưng vẫn giàu tính chiến đấu thôi thúc thanh niên Việt Nam.


    Bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc, được lan truyền sâu rộng và nhớ lâu. Đó là tiếng lòng của thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước, là bản anh hùng ca tự nguyện dấn thân. Làm thanh niên, con người của thời đại mới, của đất nước đã độc lập, chúng ta vẫn không khỏi day dứt theo lời bài hát: Làm gì, chiến đấu chống lại điều gì để cho mai sau, cho quê hương ta?


    Kỷ niệm Ngày 26-3, cuộc chiến tranh oanh liệt của dân tộc đã lùi xa, cùng nhau hát vang bài “Tự nguyện” cùng Trương Quốc Khánh như tìm lại lời nhắn nhủ của anh tới thế hệ trẻ hôm nay.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy