Top 6 Bài soạn "Hợp đồng" lớp 9 hay nhất

Bình An 814 0 Báo lỗi

Khi thỏa thuận một việc gì đó quan trọng mà cần đến một sự đảm bảo cao từ hai bên thì người ta hay dùng đến hình thức hợp đồng. Vậy hợp đồng là gì? Đây là một ... xem thêm...

  1. I. Đặc điểm của hợp đồng

    1. Mục đích của văn bản hợp đồng ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thỏa thuận đã cam kết

    2. Bố cục của hợp đồng thể hiện ở các mục chủ yếu

    - Phần mở đầu

    + Quốc hiệu tiêu ngữ

    + tên hợp đồng

    + thời gian địa điểm

    + Họ tên, chức vụ, địa chỉ, các bên kí hợp đồng

    - Phần nội dung:

    Ghi lại nội dung theo từng khoản được thống nhất giữa các bên

    - Phần kết thúc: ghi chức vụ, kí, họ tên đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng, xác nhận của cơ quan

    3. Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Tình huống a và d không viết hợp đồng

    + Trường hợp a, viết đơn đề nghị

    + Trường hợp d, viết biên bản bàn giao


    Bài 2 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    - Phần mở đầu

    + Tiêu ngữ

    + Tên hợp đồng (hợp đồng thuê nhà)

    + Thời gian, địa điểm

    + giới thiệu về đối tác của các bên kí hợp đồng: bên A (bên cho thuê nhà) – bên B ( bên thuê nhà)

    + Phần kết thúc: chữ kí, họ tên của người đại diện bên A- chữ kí, họ tên người đại diện bên B

    - Một số điều cần cụ thể trong hợp đồng thuê nhà:

    + Trách nhiệm và quyền hại của bên A

    + Trách nhiệm và quyền hạn bên B

    + Thống kê hiện trạng tài sản

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG

    Đọc văn bản đã cho (trang 137, 138 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi.

    a) Tại sao cần phải có hợp đồng?

    b) Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?

    c) Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?

    d) Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết.

    Trả lời:

    a) Cần phải có hợp đồng vì phải có cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia.

    b) Hợp đồng ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên về việc thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với một công việc liên quan.

    c) - Hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác.

    - Các bên tham gia hợp đồng phải biểu hiện sự nhất trí chấp thuận với nội dung hợp đồng qua họ tên, chữ kí của những đại diện có đủ tư cách pháp lí.

    d) Một số hợp đồng mà em biết: hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán sản phẩm, hợp đồng đào tạo cán bộ..


    Phần II: CÁCH LÀM HỢP ĐỒNG

    Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I (trang 138 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

    1. Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?

    2. Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng.

    3. Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?

    4. Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?

    Trả lời:

    1. Mở đầu hợp đồng gồm các mục:

    + Quốc hiệu, tiêu ngữ.

    + Tên hợp đồng (đặt giữa trang).

    + Các căn cứ để kí hợp đồng.

    2. Phần nội dung hợp đồng gồm những điều kiện quy định trách nhiệm hai bên, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hiệu lực của hợp đổng.

    3. Phần kết thúc hợp đồng gồm có chữ kí của đại diện hai bên kí hợp đồng.

    4. Lời văn ghi hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.


    Phần III: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Hãy lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:

    Trả lời:

    Các trường hợp sau đây cần viết hợp đồng:

    + Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về một hợp đồng mua bán.

    + Xã em và công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.

    + Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.


    Câu 2 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà.

    Trả lời:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ

    Hôm nay, ngày ... tháng ... năm...

    Tại địa điểm:............................

    Bên chủ nhà

    Ông (bà):...

    Địa chỉ thường trú:.....................

    Bên thuê nhà

    Ông (bà): ..

    Địa chỉ thường trú:.....................

    Chứng minh nhân dân số:............. cấp ngày......... tại.........

    Hai bên thỏa thuận lập hợp đềng cho thuê nhà với nội dung cụ thể sau đây: Điểu 1

    Ông (bà)... cho ông (bà).... thuê một ngôi nhà ở số.... đường...

    Thời gian cho thuê: 180 ngày (từ ngày..... tháng...... năm...... đến hết ngày.... tháng..... năm...... )

    Giá thuê: 10 OOOđ (Mười nghìn đồng) / 1 ngày đêm Điểu 2

    Ổng (bà)............... có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản nhà ở, nếu tự ý đập phá, sửa chữa hoặc làm hư hỏng thì người thuê nhà phải bồi thường thiệt hại, nếu trả chậm thì phải chịu tiền thuê gấp đôi, bên chủ nhà muốn thay đổi hợp đồng phải báo trước 15 ngày.

    Hợp đồng này làm thành hai bản, có giá trị như nhau, bên chủ sở hữu giữ một bản, bên thuê giữ một bản.

    Bên thuê nhà Bên chủ nhà

    (Họ tên và chữ kí) (Hộ tên và chữ kí)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I- ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG

    1. Đọc văn bản sau:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ------------

    HỢP ĐỒNG MUA BÁN SÁCH GIÁO KHOA

    - Căn cú vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày ... tháng ... năm ... của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp các ngành.

    - Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên .

    Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ...

    Tại địa điển : ...

    Chúng tôi gồm :

    Bên A :

    Công ti cổ phần Sách và Thiết bị trường học ... Sở Giáo dục và Đào tạo...

    Địa chỉ : ...

    Điện thoại : ... Fax : ...

    Tài khoản : ...

    Mã số thuế : ...

    Đại diện là ông (bà) : ...

    Chức vụ : ....

    Bên B :

    Công ti TNHH : ...

    Địa chỉ : ...

    Điện thoại : ... Fax : ...

    Tài khoản : ...

    Mã số thuế : ...

    Đại diện là ông (bà) : ...

    Chức vụ : ...

    Hai bên thoả thuận kí kết Hợp đồng mua bán sách giáo khoa với nội dung và các điều khoản sau :

    Điều 1. Nội dung giao dịch : giao, nhận và tiêu thụ sản phẩm sách giáo khoa.

    Điều 2. Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A

    - Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa cho bên B.

    - Vận chuyển hàng hoá đến giao cho bên B.

    Điều 3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên B.

    - Kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng và bốc xếp hàng hoá từ phương tiện chuyên chở vào cửa hàng.

    - Bảo quản hàng hoá cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng.

    - Thanh toán đầy đủ và đúng thời gian cho bên A.

    - Bán đúng giá đã quy định.

    Điều 4. Phương thức thanh toán

    - Bên B được hưởng chiết khấu...% tổng giá trị hàng hoá bán được.

    - Hằng tháng từ ngày 25 đến 30, hai bên thanh toán với nhau một lần và thống nhất kế hoạch tháng tới.

    - Để hàng hoá hư hỏng, mất mát, bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên A.

    Điều 5. Hiệu lực của hợp đồng.

    Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày ... tháng ... năm ... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có điểm nào chưa phù hợp thì hai bên sẽ bàn bạc đi đến thống nhất cách giải quyết.

    Hợp đồng này được thành lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.

    Đại diện bên A Đại diện bên B

    (Chức vụ, kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Chức vụ, kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    2. Trả lời câu hỏi

    a) Tại sao cần có hợp đồng?

    b) Hợp đồng ghi lại nội dung gì?

    c) Nội dung cần ghi lại những yêu cầu nào?

    d) Em hãy kể tên một hợp đồng mà em biết

    Trả lời:

    a) Mục đích của hợp đồng: Ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.

    b) Nội dung:

    Phần mở đầu:

    Quốc hiệu và tiêu ngữ
    Tên hợp đồng
    Thời gian, địa điểm
    Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.

    Phần nội dung:
    Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.

    Phần kết thúc:
    Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dâu của cơ quan (nếu có).
    c) Phần nội dung ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.

    d) Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết: hợp đồng bán nhà, hợp đồng bán đất, hợp đồng thuê nhà,...


    II- CÁCH LÀM HỢP ĐỒNG

    Đọc lại hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I và trả lời câu hỏi:
    Nội dung:

    Phần mở đầu:
    Quốc hiệu và tiêu ngữ
    Tên hợp đồng
    Thời gian, địa điểm
    Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.

    Phần nội dung:
    Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.

    Phần kết thúc:
    Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dâu của cơ quan (nếu có).
    Lời văn của hợp đồng phải đảm bảo chặt chẽ, chính xác.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 139 sgk Ngữ văn 9 tập 1

    Hãy lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

    a) Trường em đề nghị với các cơ quan cấp trên cho phép sửa chữa, hiện đại hoá các phòng học.
    b) Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về mua bán.
    c) Xã em và Công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
    d) Thầy Hiệu trưởng chuyển công tác, cần bàn giao công việc cho thầy Hiệu trưởng mới.
    e) Hai bên thoả thuận với nhau về việc mua nhà

    Bài làm:
    Các trường hợp sau đây cần viết hợp đồng:
    b) Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về mua bán.
    c) Xã em và Công ty Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
    e)Hai bên thoả thuận với nhau về việc thuê nhà.


    Câu 2: trang 139 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các diều cần cụ thể hóa cho bản hợp đồng thuê nhà
    Bài làm:
    Phần mở đầu:
    Tiêu ngữ
    Tên hợp đồng (Hợp đồng thuê nhà)
    Thời gian, địa điểm
    Mục lớn trong phần nội dung
    Thông tin về người cho thuê nhà
    Thông tin về người cần thuê nhà
    Các điều khoản về thuê nhà: Tiền, thời gian...
    Phần kết thúc:
    Chữ kí, họ tên của người đại diện bên A – Chữ kí, họ tên người đại diện bên B.
    Một số điều cần cụ thể hoá trong hợp đồng thuê nhà:
    Trách nhiệm và quyền hạn của bên A.
    Trách nhiệm và quyền hạn của bên B.
    Thông tin về ngôi nhà cho thuê

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Kiến thức cơ bản

    Hợp đồng là gì?

    Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.

    Hợp đồng gồm những mực nào?

    - Hợp đồng gồm các mực sau:

    + Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.

    + Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.

    + Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).

    - Lời văn hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.


    Gợi ý trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

    Đặc điểm của hợp đồng

    Câu 2 - Trang 138 SGK: Đọc văn bản đã cho và trả lời câu hỏi.

    a. Tại sao cần phải có hợp đồng?

    - Trong những thỏa thuận làm ăn có giá trị kinh tế, hai bên đối tác cần phải có hợp đồng để cùng ghi nhớ và thực hiện, bên nào làm sai sẽ căn cứ theo hợp đồng mà giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn về sau,

    b. Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?

    - Nội dung hợp đồng gồm có: thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.

    c. Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?

    Những yêu cầu của hợp đồng: Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ, nội dung cần đảm bảo những thỏa thuận quan trọng giữa các bên đối tác và phải đúng về pháp lí.

    d. Hãy kể tân một số hợp đồng mà em biết?

    Một số hợp đồng ma em biết là:

    + Hợp đồng thuê nhà

    + Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng mua bán sách. Hợp đồng xuất nhập khấu....


    Cách làm hợp đồng

    Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa (136 - 138 SGK) và trả lời câu hỏi.

    Câu 1 - Trang 138 SGK:

    Phần mở đầu cảu hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?

    Trả lời

    Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.


    Câu 2 - Trang 138 SGK: Phần nội dung hợp đông gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng.

    Trả lời

    Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất. 3 - Trang 138 SGK: Phần kết thúc hợp đông có những mục nào? Trả lời Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dầu của cơ quan hai bên (nếu có). 4 - Trang 138 SGK: Lời văn của hợp đồng phải như thế nào? Trả lời

    Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.


    Luyện tập

    Câu 1 - Trang 139 SGK: Hãy lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau (...SGK)

    Trả lời

    Các trường hợp sau đây cần viết hợp đồng:

    + Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về một hợp đồng mua bán.

    + Xã em và công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.

    + Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.

    Câu 2 - Trang 139 SGK: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà

    Gợi ý

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

    HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ

    Hôm nay, ngày ... tháng ... năm...

    Tại địa điểm:............................

    Bên chủ nhà

    Ông (bà):...

    Địa chỉ thường trú:.....................

    Bên thuê nhà

    Ông (bà): ..

    Địa chỉ thường trú:.....................

    Chứng minh nhân dân số:............. cấp ngày......... tại.........

    Hai bên thỏa thuận lập hợp đềng cho thuê nhà với nội dung cụ thể sau đây:

    Điều 1

    Ông (bà)... cho ông (bà).... thuê một ngôi nhà ở số.... đường...

    Thời gian cho thuê: 180 ngày (từ ngày..... tháng...... năm...... đến hết ngày.... tháng..... năm...... )

    Giá thuê: 10 000đ (Mười nghìn đồng) / 1 ngày đêm

    Điều 2

    Ông (bà)............... có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản nhà ở, nếu tự ý đập phá, sửa chữa hoặc làm hư hỏng thì người thuê nhà phải bồi thường thiệt hại, nếu trả chậm thì phải chịu tiền thuê gấp đôi, bên chủ nhà muốn thay đổi hợp đồng phải báo trước 15 ngày.

    Hợp đồng này làm thành hai bản, có giá trị như nhau, bên chủ sở hữu giữ một bản, bên thuê giữ một bản.

    Bên thuê nhà(Họ tên và chữ kí)
    Bên chủ nhà(Họ tên và chữ kí)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Mục đích của hợp đồng là : Ghi lại những nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.

    2. Văn bản hợp đồng là kiểu văn bản có tính chất pháp lí.

    3. Một bản hợp đồng gồm :

    - Phần mở đầu :

    + Quốc hiệu và tiêu ngữ

    + Tên hợp đồng

    + Thời gian, địa điểm

    + Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.

    - Phần nội dung :

    Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.

    - Phần kết thúc : Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dấu của cơ quan (nếu có).

    4. Lời văn của hợp đồng phải ngắn gọn, sáng rõ, chặt chẽ ; số liệu phải đảm bảo chân thực, chính xác, thống nhất.


    II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. Chọn cách diễn đạt trong hai cách : (a) - (1), (b) - (2), (c) - (2), (d) - (2).

    2. Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin đã cho.

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    HỢP ĐỒNG THUÊ XE ĐẠP

    Hôm nay, ngày... tháng... năm...

    Tại: ...................................................

    Chúng tôi gồm:

    Bên A

    Ông (bà): Nguyễn Văn A

    Địa chỉ thường trú : số nhà X, phố... phường... thành phố Huế.

    Bên B

    Ông (bà): Lê Văn C

    Địa chỉ thường trú : khách sạn Y.

    Chứng minh thư nhân dân số :...................... do Công an thành phố..................... Cấp ngày... tháng... năm...

    Hai bên thoả thuận kí kết Hợp đồng thuê xe đạp với các nội dung và điều khoản sau :

    Điều 1.

    Ông (bà) ...................... cho ông (bà) ............... thuê một chiếc xe đạp .............. màu............ trị giá........................... (................................. đồng).

    Thời gian cho thuê :........ ngày (từ ngày .... tháng .... năm .... đến 21h ngày ....tháng...... năm........ ).

    Giá thuê : lO.OOOđ (Mười nghìn đồng)/l ngày đêm.

    Điều 2.

    Ông (bà)............... có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản xe đạp cẩn thận, nếuxe bị mất hoặc hư hỏng thì người thuê xe phải bồi thường thiệt hại, nếu trả chậm thì phải chịu tiền thuê gấp đôi.

    Hợp đồng này làm thành hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

    Bên thuê

    (Họ tên và chữ kí)

    Bên chủ sở hữu

    (Họ tên và chữ kí)

    3. Khi soạn thảo hợp đồng, cần phải:

    - Xác định được vai trò của các bên giao dịch;

    - Soạn thảo các điều khoản thể hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của bên thuê lao động (bên A) và bên cho thuê lao động (bên B);

    - Hợp đồng phải có nội dung chặt chẽ, số liệu cụ thể, chính xác.

    4. Dựa vào hướng dẫn về các mục của văn bản hợp đồng, em tự soạn một trong các hợp đồng : sử dụng điện thoại, sử dụng nước sạch, sử dụng điện

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Đặc điểm của hợp đồng

    Câu 1 trang 136 SGK văn 9 tập 2

    Đọc văn bản

    Câu 2 trang 138 SGK văn 9 tập 2

    a) Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính chất pháp lí, văn bản hơp đồng để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của các bên cùng hợp tác thực hiện một số công việc.

    b) Công việc được các bên cùng hợp tác để thực hiện.

    Trách nhiệm của bên A
    Trách nhiệm của bên B
    Cách xử lí nếu bên A hoặc bên B không thực hiện đúng những điều khoản trong hợp đồng.
    c) Hợp đồng cần phải đảm bảo:

    Các quy định cụ thể về việc làm, trách nhiệm chi tiết của các bên đối với nội dung và thời hạn thực hiện công việc.
    Kết cấu đủ 3 phần và đảm bảo tính pháp lí .
    d) Một số hợp đồng:

    Hợp đồng lao động.
    Hợp đồng cho thuê nhà
    Hợp đồng kinh tế.
    Hợp đồng cung ứng vật tư
    Hợp đồng mua bán sản phẩm.


    II. Cách làm hợp đồng

    Câu 1 trang 138 SGK văn 9 tập 2

    Phần mở đầu gồm:

    Quốc hiệu và tiêu ngữ
    Tên hợp đồng
    Thời gian, địa điểm kí hợp đồng
    Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng
    Tên của hợp đồng viết in hoa giữa dòng giấy


    Câu 2 trang 138 SGK văn 9 tập 2

    Phần nội dung hợp đồng:

    Ghi lại nội dung điều khoản đã thỏa thuận.
    Trách nhiệm quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng.
    Cam kết của hai bên
    Cách ghi nội dung này trong hợp đồng: chính xác, đầy đủ theo các điều khoản.


    Câu 3 trang 138 SGK văn 9 tập 2

    Phần kết thúc Hợp đồng gồm:

    Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng
    Xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).


    Câu 4 trang 138 SGK văn 9 tập 2

    Lời văn của hợp đồng phải chính xác, khoa học.


    III. Luyện tập bài Hợp đồng

    Câu 1 trang 139 SGK văn 9 tập 2

    Những tình huống cần viết hợp đồng: a), b), c), e)


    Câu 2 trang 139 SGK văn 9 tập 2

    Ghi lại phần mở đầu, các mục bên trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến điều kiện cụ thể hóa bản hợp đồng cho thuê nhà:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ Ở

    Hôm nay, ngày…..tháng…..năm…………………

    Tại địa điểm:

    Chúng tôi gồm:

    BÊN A (Bên cho thuê nhà)

    Họ tên:

    Chứng minh nhân dân số:

    Địa chỉ:

    Nghề nghiệp:

    BÊN B (Bên thuê nhà)

    Họ tên:

    Chứng minh nhân dân số:

    Nghề nghiệp:

    Nơi làm việc (nếu có):……

    thoả thuận giao kết hợp đồng thuê nhà với các nội dung sau đây:

    Điều 1: Bên A đồng ý cho bên B được thuê để
    Căn nhà số…đường…phường (xã)…quận (huyện)…thành phố (tỉnh)…gồm…phòng. Tổng diện tích sử dụng…m2. Thuộc loại nhà:..

    Kể từ ngày…tháng…năm…, trong thời hạn…năm

    Điều 2: Tiền thuê nhà hàng tháng là…đồng.
    Điều 3: Bên thuê nhà phải trả tiền đầy đủ cho bên thuê nhà theo tháng (quý) vào ngày… của tháng (quý) bằng tiền mặt. Mỗi lần đóng tiền bên thuê nhà được nhận giấy biên nhận của bên cho thuê.
    Điều 4: Bên thuê nhà có trách nhiệm bảo quản nhà thuê, phát hiện kịp thời những hư hỏng để yêu cầu bên cho thuê sửa nhà.
    Điều 5: Trong thời gian hợp đồng, nếu người đứng tên trên hợp đồng từ trần thì một trong những người cùng hộ khẩu (cha, mẹ, vợ, chồng, con cái) tiếp tục thi hành hợp đồng hoặc đựơc ký lại hợp đồng thay thế người quá cố.
    Điều 6: Hai bên A, B cam kết thi hành nghĩa vụ hợp đồng. Nếu vi phạm sẽ yêu cầu toà án…giải quyết theo thoả thuận của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy