Top 6 Bài soạn "Danh từ" lớp 6 hay nhất

Bình An 629 0 Báo lỗi

Trong suốt hành trình tiếp nhận tri thức, các em học sinh được học về các loại từ nhằm mục đích giúp các em phân biệt, sử dụng chúng một cách thành thạo trong ... xem thêm...

  1. I. Đặc điểm của danh từ

    1. Cụm danh từ: Ba con trâu ấy

    2. Xung quanh những danh từ trong cụm danh từ nói trên có:

    - Số từ: ba

    - Danh từ chính: con trâu

    - Đại từ phiếm chỉ: ấy

    3. Các danh từ khác: vua, làng, gạo nếp, trâu đực, con, thúng.

    4. Danh từ biểu thị sự vật, người, khái niệm…

    5. Đặt câu

    - Làng tôi mang vẻ đẹp của vùng quê miền biển.

    - Trâu là loài vật hiền lành, chăm chỉ.


    II. Danh từ chỉ đơn vị

    1. Nghĩa của từ “con”, “viên”, “thúng”, “tạ” khác so với những danh từ đứng sau nó

    - Các từ này để tính đếm, đo lường sự vật

    2. Thay từ “con” bằng từ “chú”/ thay từ “viên” bằng từ “ông” nghĩa không thay đổi

    Thay từ “ thúng” bằng “bát”/ “nắm” ; thay từ “tạ” bằng “cân” nghĩa hoàn toàn thay đổi

    3. – Từ “thúng” là đơn vị đo lường ước lượng, dùng với nghĩa đánh giá.

    - Từ “tạ” đơn vị đo lường chính xác, nên không thể dùng đánh giá nặng nhẹ được.


    III. LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Những danh từ chỉ sự vật: sách, vở, nhà, cửa, xe, quần, áo, ruộng, vườn, mặt trăng, mặt trời…

    - Những danh từ chỉ khái niệm: tư tưởng, ý nghĩa, chất lỏng

    Đặt câu:

    - Mặt trời trên biển lung linh như bữa tiệc của tự nhiên ban cho con người.

    Bài 2 (trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Các danh từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, vị, cô, anh, chị, ngài, viên, thằng, viên…

    - Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, pho, tờ, quyển…

    Bài 3 (trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    a, Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, ki-lô-gam, tạ, tấn, yến, cân, gam, lạng, héc-ta…

    b, Chỉ những quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, cây, que, bó, quãng…

    Bài 4 (trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1)Viết chính tả

    Bài 5 (trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Danh từ chỉ đơn vị: que, con, hình, đỉnh…

    - Danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, củi, cỏ, bút, sông, chim, tôm, cá…

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ

    Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây.

    Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con [...].

    (Em bé thông minh)

    Trả lời:

    Trong cụm từ in đậm: ba con trâu có các danh từ: con trâu


    Câu 2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

    Trả lời:

    Xung quanh những danh từ trong cụm danh từ nói trên có:

    - Số từ: ba

    - Danh từ chính: con trâu

    - Đại từ phiếm chỉ: ấy


    Câu 3. Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.

    Trả lời:

    Trong câu còn có các danh từ: vua, làng, thúng gạo, nếp.


    Câu 4. Danh từ biểu thị những gì?

    Trả lời:

    Danh từ biểu thị người, vật, hiện tượng, khái niệm...


    Câu 5. Đặt câu với các danh từ em mới tìm được.

    Trả lời:

    Đặt câu với các danh từ vừa tìm được:

    - Vua Hùng là vị vua anh minh.

    - Làng em nằm bên dòng sông Mã.

    - Bà ngoại vừa cho nhà em một thúng gạo.

    - Gạo nếp thổi xôi rất dẻo và thơm.


    II. DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT

    Câu 1. Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau?

    - ba con trâu

    - một viên quan

    - ba thúng gạo

    - sáu tạ thóc.

    Trả lời:

    Các danh từ in đậm chỉ đơn vị để tính đếm người, vật. Còn các danh từ đứng sau (trâu, quan, gạo, thóc) chỉ sự vật.


    Câu 2. Thử thay thế các danh từ in đậm đó bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi? Vì sao?

    Trả lời:

    Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng một từ khác (ví dụ: thay thúng bằng rá, thay tạ bằng cân) thì đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi theo. Còn khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên (ví dụ: thay con bằng chú, thay viên bằng ông), đơn vị tính đếm, đo lường không hề thay đổi.


    Câu 3. Vì sao có thể nói "Nhà có ba thúng gạo rất đầy" nhưng không thể nói "Nhà có sáu tạ thóc rất nặng”?

    Trả lời:

    Có thể nói: Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước chừng, không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng.

    - Không thể nói: Sáu tạ gạo rất nặng vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể, nếu thêm các từ nặng hay nhẹ đều thừa.


    III. LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.

    Trả lời:

    Một số danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, nhà, cửa, cơm, gạo, ngô, khoai...

    - Đặt câu: Chiếc bàn được làm bằng đá.


    Trả lời câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Liệt kê các loại từ:

    a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người.

    b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật.

    Trả lời:

    a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ngài, viên, người, em, ông, bà,...

    b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quyển, quả, tờ, chiếc, cái,...


    Trả lời câu 3 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Liệt kê các danh từ:

    a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác

    b. Chỉ đơn bị quy ước ước chừng.

    Trả lời:

    a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, ki-lô-gam, tạ, tấn, yến, cân, gam, lạng, héc-ta…

    b. Chỉ những quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, cây, que, bó, quãng…


    Trả lời câu 5 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trích từ truyện Cây bút thần từ đầu đến dày đặc các hình vẽ.

    Trả lời:

    Các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn:

    - Danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức

    - Danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Đặc điểm của danh từ

    Câu 1 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:

    Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con […].

    (Em bé thông minh)

    Trả lời

    Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.


    Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

    Trả lời

    Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).


    Câu 3 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.

    Trả lời

    Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

    – Danh từ chỉ người như: vua.

    – Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.


    Câu 4 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Danh từ biểu thị những gì?

    Trả lời

    Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó.


    Câu 5 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Đặt câu với các danh từ em mới tìm được.

    Trả lời

    Làng em có mái đình cổ kính.

    Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

    Con cóc là cậu ông trời.

    Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

    Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.


    II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

    Câu 1 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau?

    – ba con trâu (in đậm từ con)

    – một viên quan (in đậm từ viên)

    – ba thúng gạo (in đậm từ thúng)

    – sáu tạ thóc (in đậm từ tạ)

    Trả lời

    Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.


    Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao?

    Trả lời

    Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

    Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

    Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông – không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ – được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến – có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường – được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.


    Câu 3 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói nhà có sáu tạ thóc rất nặng?

    Trả lời

    Câu (1) đúng, câu (2) sai.

    Câu (2) sai, vì: “tạ” là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn “thúng” là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.


    Luyện tập

    Câu 1 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.

    Trả lời

    Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,…

    Đặt câu:

    – Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

    – Sách là người bạn của con người.

    – Mẹ mua cho em một cây bút mới.

    – Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.


    Câu 2 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Liệt kê các loại từ:

    a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,…

    b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức tấm,…

    Trả lời

    Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,… ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

    Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,… ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)


    Câu 3 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Liệt kê các danh từ:

    a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lo-gam,…

    b) Chỉ đơn vị quy ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn,…

    Trả lời

    Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,…

    Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, …

    – Đặt câu:

    Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

    Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.


    Câu 4 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Chính tả (nghe – viết): Cây bút thần (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ).

    Trả lời

    Các em nghe và viết theo lời đọc của thầy cô giáo: Câu truyện cây bút thần (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ).

    Câu 5 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên.

    Trả lời

    - Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, …

    - Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, …


    Tóm tắt kiến thức lí thuyết về danh từ

    1. Đặc điểm của danh từ

    - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

    - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

    - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.

    - Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.


    2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

    - Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

    - Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đến, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

    - Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là:

    + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ);

    + Danh từ chỉ đơn vị quy ước:

    Danh từ chỉ đơn vị chính xác;
    Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Tìm hiểu chung về danh từ

    1. Khái niệm:

    Danh từ là một những loại từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

    2. Phân loại:

    Danh từ chung
    Danh từ riêng
    Danh từ chỉ hiện tượng, khái niệm, đơn vị


    II. Đặc điểm của danh từ:

    1. Hãy xác đinh danh từ trong cụm danh từ Ba con trâu ấy

    Danh từ: con trâu
    2. Xung quanh những danh từ trong cụm danh từ có:

    •Số từ: 3
    •Danh từ chính: Con trâu
    Đại từ phiếm chỉ: ấy
    3. Các danh từ khác:

    •Vua, làng, gạo nếp, trâu đực, thúng, con
    4. Danh từ biểu thị sự vật, người, khái niệm, đơn vị

    5. Đặt câu:

    Làng tôi có vẻ đẹp của hương đồng gió nội
    Chó là loài vật trông nhà với con người.


    III. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

    1. Nghĩa của từ "con", "viên", "thúng", "tạ" khác so với những danh từ đứng sau nó
    Các từ này để tính đếm, đo lường sự vật
    2.

    Thay từ "con" bằng từ "chú"/ thay từ "viên" bằng từ "ông" nghĩa không thay đổi
    Thay từ " thúng" bằng "bát"/ "nắm" ; thay từ "tạ" bằng "cân" nghĩa hoàn toàn thay đổi
    3.

    "Nhà có ba thùng gạo rất đầy" => Đúng
    Nhà có sáu tạ thóc rất nặng"=> Sai
    Từ "thúng" là đơn vị đo lường ước lượng, dùng với nghĩa đánh giá.
    Từ "tạ" là đơn vị đo lường chính xác, nên không thể dùng đo lường nặng nhẹ được.


    Luyện tập

    Câu 1 trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1

    Những danh từ chỉ sự vật: xe máy, xe đạp, bút chì, bút máy,...
    Đặt câu: Chiếc xe máy này rất đẹp


    Câu 2 trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1

    Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tư nhiên:

    Danh từ chỉ đơn vị ( người): Ông, bà, cha, mẹ,...
    Danh từ chỉ đơn vị ( Đồ vật): Cái , tấm,...
    Đặt câu: Ông ấy đang làm việc, Cái bút viết rất tốt


    Câu 3 trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 1

    Liệt kê các danh từ theo yêu cầu sau và đặt câu với một trong những danh từ ấy.
    Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lo-met, mét, cen-ti-met
    VD: Nhà tôi cách cửa hàng 300 mét
    Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn,...
    VD: Đàn gà con chạy trong sân.


    Câu 4 trang 87 sgk lớp 6 tập 1

    Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, cái, bức,..
    Các danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, con, cây, cỏ,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Đặc điểm của danh từ

    1.1. Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ... (Em bé thông minh)Trả lời:

    Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.1.2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?Trả lời:

    Xung quanh từ “con trâu” có từ “ba” và “ấy”.1.3. Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.Trả lời:

    Danh từ chỉ người: vua
    Danh từ chỉ vật: làng, thúng, gạo nếp, trâu, con
    1.4. Danh từ biểu thị những gì?Trả lời: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng…1.5 Đặc câu với danh từ mới tìm đượcTrả lời:

    Nhà vua đang kén rể cho công chúa Mị Nương
    Làng tôi nằm ở ven sông.
    Con trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ trên triền đê.


    2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

    2.1. Nghĩa của các từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau:

    ba con trâu
    một viên quan
    ba thúng gạo
    sáu tạ thóc
    Trả lời: Các danh từ đứng sau nhằm làm rõ nghĩa cho các danh từ được in đậm.2.2. Hãy thay các từ in đậm trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?Trả lời:

    Thay con = chú, thay viên = ông, ta có: ba chú trâu, một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
    Thay thúng = bồ, tạ = yến, ta có: ba bồ gạo sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
    Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
    Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.


    3. Tóm tắt nội dung bài Danh từ

    Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
    Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
    Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
    Danh từ được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị hoặc danh từ chỉ sự vật.
    Dan từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
    Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
    Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
    Danh từ chỉ đơn vị chính xác
    Danh từ chỉ đơn vị ước chừng


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Hãy liệt kê một số danh từ chỉ vật mà em biết. Đặt câu với một trong số các danh từ ấy?

    Bài làm:
    Một số danh từ chỉ vật: bút, thước, vở, sách, con trâu, xe máy, nhà, cây…
    Đặt câu:
    Cái bút này màu xanh.

    Xe máy này rất đẹp.


    Câu 2: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Liệt kê các loại từ:a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,...b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm,...
    Bài làm:
    a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, cô, anh, chị, viên, lão, bác, bé…

    b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, cái, tấm, bức


    Câu 3: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Liệt kê các danh từ:

    a. Chỉ đơn vị qui ước chính xác, ví dụ: mét, lít, kilogam, yến, tạ, tấn, ...b. Chỉ đơn vị qui ước, ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn, ...
    Bài làm:
    a. Chỉ đơn vị qui ước chính xác: ki-lô-gam, yến, tạ, tấn, ki-lô-mét,tá…b. Chỉ đơn vị qui ước, ước chừng: thúng, rổ, bơ, bó, bầy, đàn, vốc…


    Câu 4 (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6)
    Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, cái, bức,..

    Các danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, con, cây, cỏ,...


    Hãy viết một đoạn văn ngắn về quê hương và chỉ ra các danh từ được sử dụng.
    Bài làm:
    Bài tham khảo 1:

    Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nơi đây là nơi con cất tiếng khóc chào đời, nơi có ba mẹ và những người thân yêu luôn sát cánh bên con. Quê hương nơi có cánh đồng lúa chín vàng, nơi có con sông đỏ nặng phù sa, những triền đê trải dài tít tắp. Nơi đây còn có biết bao kỉ niệm tuổi thơ, chơi đùa học tập bên gia đình và bạn bè, thầy cô. Quê hương dạy ta biết bao điều, là nơi ta trưởng thành khôn lớn. Mai này dù có đi đâu xa, hai chữ:" Quê hương" ấy sẽ luôn khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi người.
    => Các danh từ được sử dụng là: quê hương, ba mẹ, cánh đồng lúa, con sông, triền đê, gia đình, bạn bè, thầy cô,...


    Bài tham khảo 2:
    Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Quê hương em ngày càng đổi mới. Những công ti xí nghiệp mọc lên như nấm. Những căn nhà cao tầng dần thay thế cho những ngôi nhà mái rạ rơm vàng như ngày xưa. Cuộc sống con người ngày càng tốt hơn xưa. Không còn những con đường đất đỏ sình lầy những ngày mưa nữa mà thay vào đó là những con đường đổ bê tông phẳng lì thuận tiện cho việc đi lại. Những con đê giờ đã được bê tông hóa, trải dài tít tắp, bảo vệ ruộng lúa, cuộc sống cho mọi người mỗi mùa mưa, nước lũ. Quê hương ngày càng phát triển,em thầm hứa sẽ cố gắng học tập để xây dựng quê hương ngày một tươi đẹp hơn nữa.
    => Các danh từ được sử dụng: Quê hương, đồng lúa, cánh cò, nông dân, cô bác, công ti, xí nghiệp, căn nhà, ngôi nhà, con đường, con đê, ruộng lúa,....

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 44 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) có thể kết hợp với mỗi danh từ sau : đá, thuyền, vải. Hãy cho biết sự khác nhau giữa các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đó.

    Bài tập
    1. Bài tập 1, trang 87, SGK.
    2. Bài tập 2, trang 87-, SGK.
    3. Bài tâp 3, trang 87, SGK.
    4. Bài tập 5, trang 87, SGK.
    5. Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) có thể kết hợp với mỗi danh từ sau : đá, thuyền, vải. Hãy cho biết sự khác nhau giữa các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đó.
    Mẫu:
    Hòn
    Phiến
    Mẩu Đá
    Tảng
    Viên
    ...
    6. Hãy tìm những danh từ khác nhau có thể kết hợp với mỗi đanh từ chỉ đơn vị tự nhiên sau : bức, tờ, dải.
    Mẫu:
    Giấy
    Lịch Tờ
    Báo
    ...

    7. Trong hai trường hợp sau đây, trường hơp nào có thể điền danh từ chỉ đơn vị tự nhiên vào chỗ trống ?
    a) ... mèo nhà hàng xóm tha mất miếng thịt
    b) ... mèo là động vật ăn thịt

    Gợi ý làm bài

    Câu 1. HS quan sát các sự vật xung quanh và tự tìm các danh từ theo yêu cầu của bài tập. Đặt câu với một trong các danh từ đó, ví dụ :

    Em rất thích đọc sách.


    Câu 2. Loại từ :

    a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài viên,...

    b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : quyển, trái, quả,...


    Câu 3. Danh từ :

    a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác : yến,...

    b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng : bó,...


    Câu 4. Một số danh từ trong bài chính tả :

    - Chỉ đơn vị : que,...

    - Chỉ sự vật : cha mẹ,...


    Câu 5. Một danh từ có thể kết hợp với nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (xem mẫu trong bài tập).

    - Sự khác nhau trong các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên nằm ở nghĩa của chính những danh từ đó.

    Ví dụ :

    + hòn : chỉ những vật nhỏ hình khối gọn thường tròn (gần tròn) : hòn đá, hòn bi,...

    + mẩu : chỉ phần rất nhỏ còn lại hoặc bị tách rời ra khỏi một chỉnh thể : mẩu đá, mẩu gỗ,...

    - HS dựa vào mẫu đã cho để tìm những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau cùng có khả năng kết hợp với các danh từ đã cho. Tốt nhất nên kết hợp với các từ chỉ số lượng như : một viên đá, một hòn đá, một phiến đá để tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên cho dễ.


    Câu 6. Bài tập này ngược lại với bài tập 5, tức là cho trước danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, yêu cầu HS tìm các danh từ khác nhau có thể kết hợp với chúng.

    Qua hai bài tập, HS cần rút ra kết luận : Có thể có nhiều đanh từ chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau kết hợp với một danh từ, ngược lại một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên cũng có thể kết hợp với nhiều danh từ khác nhau.


    Câu 7. Trường hợp a có thể điền danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ). Trường hợp b giới thiệu một khái niệm, không hàm chỉ số lượng nên không có danh từ chỉ đơn vị đi kèm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy