Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018

  1. top 1 Viettel
  2. top 2 Vinamilk
  3. top 3 VNPT
  4. top 4 Vinhomes
  5. top 5 Sabeco
  6. top 6 Mobifone
  7. top 7 VinaPhone
  8. top 8 Vietnam Airlines
  9. top 9 VietinBank
  10. top 10 BIDV

Vinhomes

  • Giá trị: 1,182 tỷ USD
  • Lĩnh vực: Bất động sản

Nếu như năm ngoái, Vingroup đưa Vincom Retail, doanh nghiệp chuyên quản lý, vận hành trung tâm thương mại lên sàn chứng khoán, thì năm vừa rồi sự chú ý đổ dồn về cái tên Vinhomes, đơn vị vận hành mảng bất động sản của Tập đoàn. Tháng 2/2018, CTCP Vinhomes chính thức được đổi tên từ CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội. Ngay sau đó, Vinhomes thực hiện các bước sáp nhập cùng hai doanh nghiệp khác là CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát và CTCP Kinh doanh và Quản lý Bất động sản Vinhomes, tăng vốn điều lệ lên 28.365 tỉ đồng (gấp 14 lần so với ban đầu), sau đó điều chỉnh xuống còn 26.377 tỉ đồng. Các doanh nghiệp được sáp nhập đều nắm giữ các dự án bất động sản quan trọng của Tập đoàn như Times City hay Vinhomes Central Park…


Tại bản cáo bạch của mình, Vinhomes cho biết, năm 2018 sẽ là năm đầu tiên đánh dấu việc tái cấu trúc của Tập đoàn Vingroup theo hướng tập trung các hoạt động kinh doanh bất động sản của Tập đoàn tại CTCP Vinhomes. Vinhomes sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển, quản lý và vận hành các dự án bất động sản mang thương hiệu Vinhomes và VinCity. Vinhomes đặt kế hoạch doanh thu thuần 24.614 tỉ đồng và lãi sau thuế 5.461 tỉ đồng trong năm 2018; sang năm 2019 mục tiêu doanh thu tăng mạnh lên 80.338 tỉ đồng, lãi sau thuế tương ứng 20.803 tỉ đồng.


Sự kiện Vinhomes lên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) lập tức tạo nên hàng loạt kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Ngay trong phiên giao dịch thứ hai, Vinhomes đã lập kỷ lục giao dịch thỏa thuận với khối lượng 267,8 triệu cổ phiếu, giá trị 1,35 tỉ USD. Trước đó, quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore cho biết đầu tư 1,3 tỉ USD vào Vinhomes qua đó sở hữu 5,74% vốn điều lệ, ngoài ra còn cung cấp một khoản vay tài trợ các dự án. Ngày 22/5, Vinhomes chính thức soán ngôi công ty mẹ Vingroup để trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường (tương ứng 13,9 tỉ USD). Thời điểm này, thậm chí vốn hóa bộ ba cổ phiếu họ Vingroup gồm VIC, VHM, VRE còn vượt cả vốn hóa thị trường nhóm ngân hàng niêm yết, và tương đương hơn 1/5 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.


Tính đến tháng 8/2018, bất động sản Vinhomes đã hoàn thành tổng cộng 7 dự án, mở bán 11 dự án, 26 dự án trong kế hoạch triển khai. Lũy kế giai đoạn từ 2010 đến 2018, khoảng 51.000 sản phẩm bất động sản được giao dịch thành công. Doanh thu 9 tháng đầu năm của Vinhomes đạt 22.405 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 11.887 tỉ đồng. Mảng bất động sản vẫn là nhân tố chính đóng góp khoảng 65% tổng doanh thu toàn Tập đoàn Vingroup, đồng thời giúp gánh các khoản lỗ từ các mảng kinh doanh khác mới đi vào hoạt động. Giá trị hàng tồn kho của Vinhomes tính đến 30/9 đạt 38.392 tỉ đồng chủ yếu gồm các chi phí xây dựng, phát triển các dự án văn phòng, trường học, khách sạn, trung tâm thương mại thuộc các dự án Vinhomes Green Bay, Vinhomes Metrololis, Vinhomes Golden River, VinCity Gia Lâm, VinCity Park, Vinhomes Cetral Park... Khoản mục chi phí xây dựng dở dang 19.830 tỉ đồng chủ yếu đến từ các dự án Khu đô thị Cần Giờ, sân golf Leman, Vinhomes Kỳ Hòa, VinCity Sportia...

Thương hiệu Vinhomes
Thương hiệu Vinhomes

Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018

  1. top 1 Viettel
  2. top 2 Vinamilk
  3. top 3 VNPT
  4. top 4 Vinhomes
  5. top 5 Sabeco
  6. top 6 Mobifone
  7. top 7 VinaPhone
  8. top 8 Vietnam Airlines
  9. top 9 VietinBank
  10. top 10 BIDV

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy