Thị nói: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”

Hành động thị gặp Tràng, đòi ăn, rồi đi theo Tràng, không phải là hành động của một kẻ bị cái đói làm mất hết lí trí, mất hết nhân phẩm. Không phải ngẫu nhiên mà thị bảo Tràng:


- “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”


Câu nói ấy hẳn nhiên không phải chỉ là một câu thể hiện sự cảm thông, lo ngại cho Tràng, sự xuất hiện của từ “chị ấy” cho ta thấy đây là một câu dò hỏi: “Tràng có vợ hay chưa?”. Và câu dò hỏi ấy đã tỏ ra là có tác dụng, anh Tràng trả lời:


- "Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về".


“Này nói đùa chứ” nhưng lại thành chuyện thật! Quyết định theo không Tràng ngay tức khắc của cô vợ nhặt cho ta thấy câu nói đã trích dẫn bên trên của cô rõ ràng còn ẩn chứa một mong mỏi sau cái ướm hỏi. Nạn đói như một cơn lũ siết dìm chết con người, cô vợ nhặt - quay cuồng trong cơn lũ ấy đã vớ được Tràng - một cái cọc cứu sinh! Đây là vấn đề bản năng sinh tồn, hay như tiến sĩ Chu Văn Sơn gọi: bản năng ham sống. Con người ta sẽ tìm mọi cách để sống, để tồn tại dù cho nghịch cảnh có khắc nghiệt như thế nào, đó là một điều tất yếu. Cô vợ nhặt trong trường hợp này cũng vậy, theo không một người đàn ông về nhà làm vợ, lại mang tiếng vợ nhặt, lại có những câu hỏi dò, không phải là không tự trọng, mà là sự trỗi dậy của bản năng ham sống. Đó là sự lựa chọn giữa sống và chết mà lằn ranh có khi chỉ trong tích tắc!


Tiến sĩ Chu Văn Sơn từng nhận xét: “Con người là tổng hòa của các đối cực”, ngay trong diễn biến nội tâm cô vợ nhặt ở đoạn này, cũng đã có thể thấy sự giao tranh, giằng co quyết liệt giữa bản năng ham số và nhâm cách làm người. Nếu như thật sự đã trâng tráo đòi ăn cho bằng được mấy bát bánh đúc của Tràng, thì tại sao trước khi ăn cô vợ Nhặt còn nói:


- "Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì".


Cứ cho câu đó là một phép lịch sự xã giao khi được người ta mời một món ăn, thì chỉ cần nói một lần, “Ăn thật nhá!” là được rồi, tại sao lại còn lặp đi lặp lại đến 2 lần, thêm cả “Ừ ăn thì ăn sợ gì”.


Không chỉ là phép xã giao, câu nói ấy còn có tác dụng để che đi sự hổ thẹn. “Miếng ăn là miếng nhục”, nhất là lại cong cớn chao chát chỏng lỏn để có miếng ăn, hỏi sao không xấu hổ. Nhưng ở đây không có sự lựa chọn, hoặc là ăn hoặc là chết, không có chỗ cho sự xấu hổ. Hai câu nói trên có tác dụng xua đi nỗi thẹn trong lòng thị.


Và - người biết thẹn không thể là người đánh mất hết lòng tự trọng. Ở đây, Kim Lân đã khéo léo mở ra cho người đọc thấy một khía cạnh nhân phẩm của cô vợ nhặt, một vẻ đẹp khuất lấp dưới vẻ chao chát chỏng lỏn, mà để sinh tồn trong nạn đói, buộc cô vợ nhặt phải khoác lên mình. Vẻ đẹp khuất lấp ấy đến đoạn sau của tác phẩm ngày một hiện rõ hơn, cô vợ nhặt dần lột bỏ vẻ ngoài xấu xí chao chát chỏng lỏn để trở thành người vợ hiền con thảo đúng mực chăm lo cho cuộc sống của Tràng, trở thành nhân vật “vô danh nhưng không vô nghĩa”, có vai trò mở ra cho cuộc sống của Tràng một con đường sáng.

Thị nói: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”
Thị nói: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”
Thị nói: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”
Thị nói: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy