Phân tích tác phẩm "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" bài số 9

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã nhìn nhận:

“Tuấn kiệt như sao buổi sớm

Nhân tài như lá mùa thu”


để khẳng định giá trị của những trang nam tử, hảo hán cũng như những người tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ xưa tới nay, người ta luôn đề cao vai trò của hiền tài trong bất cứ hoàn cảnh, triều đại nào. Cũng bàn về vấn đề này, trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba - 1442, Thân Nhân Trung đã đề bút: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.

Thật vậy, với mỗi quốc gia, hiền tài chính là nguyên khí.


“Hiền tài” là từ Hán Việt dùng để chỉ những con người vừa tài giỏi lại vừa có tâm, có đạo đức và phẩm chất hơn người. Những người này sẽ mang đến sự hưng thịnh cho quốc gia. Còn “nguyên khí” là cốt khí, sức mạnh nội tại của mỗi quốc gia, dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. Nói như thế có nghĩa, người vừa có tài, vừa có đức chính là sức mạnh nội tại lớn lao để đất nước có thể phát triển đi lên. Thân Nhân Trung đã nhìn nhận thật sắc vấn đề này, khi khẳng định, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.


Có thể nói ngoài Thân Nhân Trung thì chưa có bất kì một ai có thể nói nên mối liên hệ giữa hiền tài và sự suy thịnh của một triều đại một quốc gia. Ông đã đặt ra một sự gắn kết chính xác một đường lối chiến lược về văn hóa giáo dục và nó đúng cho dù ở bất cứ một triều đại, một thế kỉ nào.


Và cũng kể từ khi Thân Nhân Trung đưa ra nhận định này nó đã được các triều đại phong kiến coi như một tư tưởng quan trọng trong quốc sách văn hóa giáo dục. Quan niệm như thế khẳng định hiền tài có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh dân tộc, Đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài.


Thời đại của nhà vua Lê Thánh Tông là thời đại hưng thịnh phát triển trên nhiều mặt , đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước chính vì thế nên dưới thời này đất nước có đến 502 người đỗ tiến sĩ trong đó có 10 người đỗ đẹ nhất giáp, đệ nhất danh và những vị hiền nhân này có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc chấn hưng mạnh mẽ nước nhà.


Và tiếp thu truyền thống tốt đẹp đó Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò của việc đào tạo nhân tài. Người đã từng nói chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính vì thế mà ngay sau khi dân ta giành được độc lập người đã đặt cho giáo dục một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Và Người cũng nhấn mạnh “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. NGười kêu gọi các cháu thiếu nhi phải ra sức học tập để sánh vai với các cường quốc năm châu.


Bên cạnh đó Người cũng sử dụng chính sách chiêu mộ nhân tài đưa vào chính phủ lâm thời. một số những bậc nhân sĩ có tài lại yêu nước có thể kể đến như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Nguyễn VĂn Huyên, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Hữu Thọ….Quan điểm của Bác cũng được kế thừa từ quan điểm dùng hiền tài chấn hưng nền giáo dục nước nhà đã được Thân Nhân Trung nêu lên cách đây hơn 500 năm.


Có thể nói dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất kì chế độ nào thì việc đào tạo nhân tài cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn mà điều quan trọng nó còn khiến cho vận khí đất nước trở nên phồn vinh hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy