Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Tây Tiến" bài 3

Văn chương có khả năng tái hiện vẻ đẹp của cuộc sống đồng thời có thể làm cho nhân cách mỗi con người hoàn thiện hơn. Tác phẩm văn chương cũng là những chuyến đi đưa chúng ta tới nhiều vùng đất mới, giúp ta hiểu biết thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước:


“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”


Rồi:


“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.”


Mặc dù chưa một lần đặt chân đến đến nhưng văn chương có thể cho ta cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của đối tượng được nhắc đến. Nhắc đến Tây Bắc, văn chương không chỉ một lần đưa ta đến với mảnh đất này: ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bộ tranh tứ bình của rừng núi Tây Bắc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, qua trang thơ Quang Dũng, một lần nữa, bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc tổ quốc lại hiện ra trước mắt độc giả rõ nhất qua đoạn thơ:


“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục bên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”


Đoạn thơ trên trích từ phần đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, ông là một nhà thơ khoác áo lính, đã từng sống và chiến đấu cùng với đơn vị Tây Tiến. Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng tuy khiêm tốn nhưng cũng có những bài thơ đi cùng năm tháng và một trong số đó là bài thơ “Tây Tiến”. Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).


Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên như Quang Dũng, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ Tây Tiến đã trào dâng mãnh liệt và từ sự thôi thúc của nỗi nhớ tác giả đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau đó đổi thành Tây Tiến. Theo tác giả chỉ “Tây Tiến” thôi đã đủ gợi nhớ lắm rồi, vừa cô đọng lại không lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu đề.


Quang Dũng đã kết hợp hoàn hảo bút pháp hiện thực và lãng mạn để vẽ lên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ lại vừa gần gũi ấm áp chỉ bằng một đoạn thơ. Hai câu thơ đầu của bài thơ là mạch nguồn cảm xúc của cả bài thơ đồng thời cũng là cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ:


“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”


Cảm xúc bao trùm lên toàn bài thơ đó là nỗi nhớ. Câu thơ mở đầu là một câu cảm thán nhưng dùng để gọi với hô ngữ “ơi”, câu thơ đã trở thành một tiếng gọi thiết tha trìu mến như gọi một người bạn thân. Sông Mã là địa danh gắn liền với bước đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến. Đã không biết bao nhiêu lần những người lính Tây Tiến hành quân qua địa danh này và cũng thật dễ dàng lí giải được tại sao hình ảnh sông Mã xuất hiện ngay trong câu thơ mở đầu, nhắc đến Tây Tiến thì dòng sông Mã hiện lên đầu tiên trong tâm trí nhà thơ.


Câu thơ mở đầu là một câu cảm thán nhưng dùng để gọi với hô ngữ “ơi” khiến câu thơ trở thành một tiếng gọi thiết tha trìu mến như gọi một người bạn thân, tác giả gọi Tây Tiến mà đối với tác giả thì bây giờ Tây Tiến đã cách xa nghìn trùng. Khi người ta gọi một đối tượng mà đã cách xa phải chăng nỗi nhớ trong lòng đang trào dâng mãnh liệt, không thể kìm nén được nữa đành phải bật lên thành tiếng gọi. Và đến câu thơ thứ hai cảm xúc trong lòng nhà thơ đã được cụ thể hóa với cách sử dụng biện pháp điệp động từ “nhớ”. Biện pháp điệp đã khẳng định nỗi nhớ trong lòng nhà thơ là vô cùng sâu sắc. Hơn nữa tác giả lại khéo léo sử dụng từ láy tượng hình “chơi vơi” để bổ sung ý nghĩa cho động từ “nhớ” xuất hiện lần thứ hai làm cho chúng ta như hình dung thấy, như nhìn thấy nỗi nhớ đang lớn dần, lớn dần và đang muốn hướng đến, tìm về một bến bờ để neo đậu. Nỗi nhớ đã dẫn tác giả về với Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu...


Theo dòng hoài niệm của nhà thơ, bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hiện ra ban đầu là qua những nét vẽ mờ ảo, ẩn hiện trong sương khói và sau đó là những nét khắc họa cụ thể bằng hình ảnh, đường nét rõ ràng.

Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy