Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong "Rừng xà nu" bài số 10

"Cách mạng tháng Tám" là đề tài mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Đã có rất nhiều tác phẩm đặc sắc và có giá trị cho đến ngày nay được sinh ra trong thời kỳ máu lửa này.Văn xuôi thời kỳ này cũng là một chùm về anh hùng cách mạng. Nếu như có 'Vợ nhặt' -Kim Lân, có 'Vợ chồng A Phủ' – Tô Hoài với giá trị nhân đạo được soi sáng bởi lý tưởng của cuộc cách mạng lịch sử thì không thể không kể đến bản anh hùng ca của Nguyễn Trung Thành – 'Rừng xà nu'.

Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiên trường kỳ của dân tộc. Ông là nhà văn chiến sĩ ngắn bó với Tây Nguyên và viết thành công về đề tài miền núi. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông có bút danh là Nguyên Ngọc, nổi tiếng với tác phẩm 'Đất nước đứng lên". Nguyên Trung Thành là bút danh của ông trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Và tác phẩm 'rừng xà nu' là một trong những thành công của ông trong thời kỳ này.


"Rừng xà nu" được viết năm 1965 in trong tập 'Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc'. Mùa hè năm 1965 là thời gian đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt, bắt đầu thực hiện chiến tranh cục bộ ở nước ta. Chúng lê maý chém đi khắp nơi, thực hiện những cuộc càn quét đẫm máu. Trong thời kỳ khốc liệt ấy, 'rừng xà nu' đã trở thành một bản 'hịch tướng sĩ'. Nhà văn đặt tên tác phẩm là 'rừng xà nu' không phải là một sự ngẫu nhiên mà là có chủ ý. Đối với tác giả, rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt với ông: " trước mắt tôi là cánh rừng xà nu nối tít tắp, tôi yêu xà nu từ dạo ấy". Xà nu như là một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên mà đại diện là người làng Xô-man. Nổi bật lên trên rừng xà nu hùng vĩ không ai khác chính là người dân làng Xô-man. Đó là cụ Mết, là T nú, là Dít, là bé Heng.


Cụ Mết là đại diện cho vẻ đẹp cha ông. Cụ là một già làng sáng suốt, in dấu siêu phàm của một ông già trong thần thoại. Ông là thế hệ những con người trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống quân thù của dân tộc ta. Ông đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt và trường tồn sang kháng chiến chống Mĩ. Xuất hiện bằng hình ảnh 'một bàn tay nặng trịch như kìm sắt" với ngoại hình "quắc thước", giọng nói "ồ ồ" vang dội, tấm ngực căng như"cây xà nu lớn". Có thể nói với ngoại hình mang đậm chất sử thi huyền thoại này, cụ được coi là linh hồn của cuộc đấu tranh, là niềm tin của dân làng Xô man. Cụ là người có sức ảnh hưởng lớn đối với dân làng. Trong đêm nổi dậy, cụ nói "thế là bắt đầu rồi', thanh niên trai tráng trong làng vì thế mà xông lên. Không chỉ thế cụ còn có một nhận thức rất đúng đắn và sâu sắc về tinh thần của cuộc đấu tranh này.


Cụ hiểu được tầm quan trọng của cán bộ Đảng ta "Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì nước còn". Hay "đánh Mĩ là còn phải đánh dài". Bởi vậy mà việc nuôi giấu cán bộ của làng Xô man luôn được thực hiện hết sức cẩn thận. Cụ luôn tự hào chưa có cán bộ nào của ta bị bắt ở làng, ở rừng của làng. Mặc cho bọn giặc đã từng nhiều lần răn đe như "treo cổ anh Xút trên cây vả đầu làng" hay "chặt đầu, cột tóc bà Nhan treo đầu súng". Nhưng dân làng Xô man vẫn luôn tìm cách giúp đỡ những cán bộ Đảng của ta. Cũng chính cụ là người đã đưa ra chân lí thời đại "chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo". Đó là phải dùng bạo lực để chống lại bạo lực. Cụ chính là một trong những nhân vật chủ chốt của việc dân làng mài giáo để chống giặc. Đặc biệt, cụ rất giàu lòng thương với dân làng. Cụ để dành muối cho người ốm, cụ sống tình cảm với T nú với tất cả buôn làng, cụ đặt niềm tin vào tương lai của không chỉ dân làng mà cả dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kì sắp tới. Tình yêu đối với quê hương với dân làng Xô man của cụ Mết gắn liền với tình yêu cách mang, tình yêu nước, yêu Đảng. Tóm lại cụ Mết là hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp của một già làng của dòng văn học cuộc đời.Đó là một vẻ đẹp anh hùng mang dáng dấp sử thi Tây Nguyên.


Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là T nú. Câu truyện của chàng thanh niên này được kể qua lời của cụ Mết. Anh là tiêu biểu cho số phận, con đường đấu tranh của dân làng Xô man. Anh là "người Stra mình", mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng Xô man. Trong anh là những phẩm chất nổi bật. Trước tiên anh là người có lòng dũng cảm gan góc kiên cường và mưu trí. Tnu sớm đến với cách mạng trong những ngày gian khổ, ác liệt nhất. Anh là thành viên đi liên lạc và nuôi giấu cán bộ ta. Dù bọn giặc có nhiều lần răn đe hăm dọa, chúng bắt anh Xút, bà Nhan nhưng T nú vẫn không sợ mà vẫn tiếp tục tham gia. Anh vẫn cùng Mai nuôi giấu cán bộ Quyết trong rừng. Khi được anh Quyết dạy chữ, T nú thua Mai, anh đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu "chảy máu dòng dòng". Khi đi liên lạc, "đầu sáng lạ lùng".


T nú "không bao giờ đi đường mòn", mà cứ trèo lên cây cao xem xét rồi "cứ xé rừng mà đi", "không thích lội chỗ nước êm mà cứ lựa thác nước gập ghềnh mà băng qua". Bởi theo anh những nơi đó giặc ít ngờ tới. Một lần, bị giặc phục kích bất ngờ, anh chỉ kịp "nuốt luôn lá thư". Bị giặc tra tấn dã man nhưng anh quyết không khai. Khi bọn giặc tra khảo hỏi cộng sản ở đâu, anh còn thẳng thừng chỉ tay vào bụng nói "cộng sản ở đây này". Trên lưng anh bây giờ ngang dọc những vết chém ngày ấy. Rồi anh bị giam vào ngục Kon Tum nhưng vẫn tìm cách thoát ra để tiếp tục tham gia kháng chiến và bây giờ anh đã là một anh chiến sĩ cộng sản. Không chỉ là người dũng cảm gan góc, mưu trí kiên cường, ở anh còn sáng lên đức tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Anh tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương, anh xin phép được về làng Xô man. Giấy phép cho anh về một đêm thì đúng một đêm sáng sớm hôm sau anh lên đường.


Từ tính kỉ luật cao ấy, anh nung nấu nó thành lòng trung thành với Đảng với cách mạng. Khi bị đốt mười đầu ngón tay, anh vẫn nhớ kĩ lới anh Quyết dạy "người cộng sản không thèm kêu van, quyết không thèm kêu van" mặc dù "răng anh đã cắn nát môi anh rồi". T nú không thèm kêu nửa lời mà luôn tâm niệm câu nói của a Quyết. Anh nhớ như in câu nói của cụ Mết "Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì nước còn". Trái tim T nú là một trái tim đầy yêu thương và sục sôi căm giận Với vợ con Mai, anh là người cha đầy trách nhiệm.Mấy hôm chưa đi chợ mua vải được anh xé tấm đồ ra cho Mai địu con. Chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị bọn giặc đánh đập, anh đã bứt hết trái vả mà không hay. Mắt anh lúc ấy là hai cục lửa lớn, tay không nhưng anh vẫn xông vào xô ngã bọn giặc để cứu mẹ con Mai. Anh còn sống rất tình nghĩa với buôn làng. Với bọn giặc anh không chỉ có thù chung mà còn thù riêng của anh. Sự căm giận đối với bọn giặc đã làm động lực để anh chiến đấu. T nú là một nhân vật tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của dân làng Xô man. Anh là tiêu biểu cho thế hệ nối tiếp bước của cụ Mết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


Dít và bé Heng là đại diện cho thế hẹ tiếp theo của cụ Mết và T nú, là những cô gái dũng cảm của dân làng Xô man. Dít có phong cách nổi bật là sự nhanh nhẹn, rắn rỏi và cương nghị. Khi bị giặc bắn hăm dọa, những phát đầu tiên Dít còn giật mình nhưng sau đó Dít không giật mình nữa mà nhìn thẳng vào bọn giặc. Bây giờ, Dít chững chạc trên cương vị "Bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội". Cô được mọi người tin cậy và yêu thương. Dít còn nghiêm khắc hỏi giấy T nú. Bé Heng là thành viên nhỏ tuổi nhất được miêu tả trong truyện ngắn này. Trong trang phục học làm người lính, bé Heng nhanh nhẹn tháo vát thông thạo hầm chông hố chông. Bé như là một cây xà nu mới nhú, hoàn thiện bức tranh phù điêu về con người Tây Nguyên.


Cụ Mết – T nú – Dít – bé Heng đã hoàn thành bức tranh vẻ đẹp của người dân làng Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung. Ở bốn độ tuổi khác nhau, bốn nhân vật đã tạo thành một dòng chảy truyền thống, thể hiện sự tiếp nối trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong
Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong "Rừng xà nu" bài số 10
Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong
Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong "Rừng xà nu" bài số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy