Người lao động di cư khỏi thành phố

Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các địa phương như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... nhiều năm nay là nơi lập nghiệp, mưu sinh của hàng triệu người dân khắp cả nước. Tuy nhiên, khi đợt dịch thứ tư bùng phát mạnh ở các đô thị này, chính quyền thực hiện giãn cách xã hội suốt 4 tháng liền đã ảnh hưởng phần lớn người dân. Nhiều tháng phải ở nhà, không có thu nhập, cả triệu người quyết định "hồi hương" vì "không còn khả năng trụ lại". Trong đó, nhiều gia đình vượt cả nghìn km bằng xe máy, hoặc đi bộ để về quê.


Theo Tổng cục Thống kê, khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch, tính từ tháng 7 đến 15/9. Trong đó, khoảng 324.000 người trở về từ Hà Nội, 292.000 người về từ TP HCM và 450.000 người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam. Những con số này chưa tính dòng người về quê từ đầu tháng 10, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách. Đây chính là cao điểm của làn sóng hồi hương, chỉ trong vài ngày, hàng trăm nghìn người lũ lượt rời các đô thị lớn bằng xe máy để về quê, nhiều nhất là các tỉnh miền Tây.


Làn sóng hồi hương hiếm có trong lịch sử đã đặt ra nhiều bài toán lớn cho các nhà quản lý, nhất là bài toán an sinh xã hội và phân bố lao động. Ngoài bảo đảm việc làm, các đô thị lớn, nhiều khu công nghiệp cần có chiến lược bài bản chăm lo đời sống, đào tạo nghề, nơi lưu trú... để giữ chân lao động.

Người lao động di cư khỏi thành phố (Ảnh: VnExpress)
Người lao động di cư khỏi thành phố (Ảnh: VnExpress)
Người lao động di cư khỏi thành phố
Người lao động di cư khỏi thành phố

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy