Lật mắt cá chân

Lật mắt cá chân (hay bong gân cổ chân) là một trong những chấn thương thể thao phổ biến và thường gặp trong môn bóng đá. Nếu chỉ bị nhẹ thì sẽ gây đau đớn và đi lại khó khăn trong khoảng 2 đến 3 tuần, nhưng nếu bị nặng hơn sẽ để lại cho bạn di chứng rất nặng về sau và có thể gây thương tật.


Khi bàn chân bị cong sang hai bên, các dây chằng sẽ làm tổn thương mắt cá ngoài do quá căng. Đau thường được cảm thấy xung quanh khớp cổ chân, cụ thể hơn là ở các dây chằng ở mắt cá chân bị thương.

Các triệu chứng bong gân mắt cá chân phổ biến bao gồm:

  • Sưng khớp mắt cá chân.
  • Đau quanh mắt cá chân.
  • Đau đớn, khó chịu khi cố gắng đi bộ.
  • Khó nhấc mắt cá chân lên hoặc xuống.
  • Bầm tím quanh mắt cá chân, đôi khi cả bàn chân và ngón chân.

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ chân:

  • Do mặt sân quá xấu, có nhiều lồi lõm lốc mốc làm bạn dẫm phải bị mất thăng bằng và lật cổ chân.
  • Do đôi giày của bạn có chất lượng quá kém hoặc đã cũ kỹ, đế mỏng khiến phần gót không đủ chắc chắn để bó chắc khớp sơ mi chân dẫn đến lật cổ chân.
  • Bạn bứt tốc nhanh và thắng gấp hoặc tiếp đất sau khi bật nhảy cao, tình huống này thường gây ra cho bạn chấn thương khá nặng và gây ra nhiều đau đớn.

Xử lý bong gân cổ chân:

Khi bị bong gân bạn cần áp dụng một số biện pháp chữa bong gân cổ chân nói riêng, bong gân chân tay nói chung để kịp thời để giảm thiểu cơn đau.

  • Sử dụng bình xịt hơi lạnh. Nếu thường xuyên theo dõi các trận đá bóng trên truyền hình bạn có thể thấy. Khi cầu thủ gặp chấn thương thì tổ y tế thường dùng bình xịt hơi, xịt vào vết thương. Đây chính là bình xịt hơi lạnh có tác dụng giảm đau nhanh và tiêu sưng hiệu quả. Nếu không có bình xịt các bạn có thể dùng đá lạnh, gói vào khăn để chườm vào vị trí bị bong gân, thời gian khoảng 10 phút. Và nên áp dụng mỗi ngày cho đến khi không còn đau nữa.
  • Hạn chế vận động. Khi gặp chấn thương nói chung và bong gân nói riêng bạn nên hạn chế vận động. Cố vận động chỉ khiến cho vết thương trầm trọng và lâu lành hơn.
  • Trường hợp nặng, bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật.

Những điều không nên làm:

  • Chườm nóng hoặc xoa bóp (bôi dầu, rượu thuốc, mật gấu,...). Khi bị chấn thương phần mềm nói chung, chườm nóng sẽ khiến máu chảy nhiều hơn, xoa bóp khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi.
  • Kéo nắn trong 2 ngày đầu. Kéo nắn làm các tổn thương bị nặng thêm, thậm chí có thể gây đứt cơ hoàn toàn và bầm dập mô xung quanh. Hậu quả là làm tổn thương viêm tăng, vết thương lâu lành và dễ chấn thương trở lại khi cử động hơi mạnh.
  • Bó thuốc bắc: vết thương không được thông thoáng, có thể gây nhiễm trùng da.
  • Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng đang hồi phục, nếu bạn vận động ngay sẽ dễ chấn thương lại, không lành được.
  • Chích thuốc vào vết thương khiến lâu lành hơn.
Lật cổ chân
Lật cổ chân
Xử trí khi lật cổ chân

Top 8 Chấn thương thường gặp khi đá bóng

  1. top 1 Bong gân
  2. top 2 Lật mắt cá chân
  3. top 3 Căng cơ
  4. top 4 Chấn thương đầu gối
  5. top 5 Gãy xương
  6. top 6 Chấn thương gân kheo
  7. top 7 Viêm gân gót chân Achilles
  8. top 8 Rách sụn chêm khớp gối

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy