Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Rừng xà nu.
  • Dẫn dến nội dung cần phân tích: phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu.


II. Thân bài

1. Nhân vật Tnú

  • Tnú là tượng đài về hình tượng người anh hùng Tây Nguyên trong nền văn học thời kỳ chống Mỹ cứu nước, mang khuynh hướng sử thi và lãng mạn cách mạng sâu sắc, đặc trưng.
  • Cậu bé Tnú đã tỏ ra là một người anh hùng, một mầm non sáng giá của cách mạng khi hăng hái tham gia vào công tác nuôi giấu cán bộ, vận chuyển lương thực, thư từ…
  • Bị giặc bắt giam nhưng Tnú không hề hé rằng lấy nửa lời, kiên trung và thách thức bọn giặc khi chúng hỏi cách mạng ở đâu bằng việc chỉ vào bụng mình mà nói “ở đây này”, sau ba năm bị bắt giam Tnú tìm mọi cách vượt ngục và trở về làng tiếp tục tham gia làm cách mạng.
  • Sự anh hùng của Tnú còn thể hiện trong vai trò với gia đình khi nhảy vào giữa bọn giặc ôm lấy vợ con đang hấp hối, che chở cho họ khỏi đòn roi, một cách đầy bản lĩnh và tràn ngập tình yêu thương.
  • Dù lửa thiêu đốt mười đầu ngón tay, đau đớn vào đến tận ruột gan, nhưng Tnú không hề kêu văn lấy một tiếng, trong tâm khảm chỉ hiện lên một câu nói “người cộng sản không thèm kêu van”. Thể hiện sự dũng cảm, tầm vóc phi thường của một người anh hùng.
  • Mạnh mẽ đứng lên từ đau thương, tiếp tục tham gia kháng chiến, với mối nợ nước thù nhà và lòng căm thù giặc sâu sắc, dùng chính đôi bàn tay cụt mười đầu ngón của mình bắp cò súng diệt giặc trên chiến trường, thậm chí còn mạnh mẽ dùng tay không bóp chết một tên giặc Mỹ.

2. Cụ Mết

  • Dấu gạch nối đậm nét giữa dân làng Xô Man với cách mạng và Đảng, mang trong mình những vẻ đẹp sử thi, truyền thống của dân tộc Tây Nguyên với ngoại hình khỏe mạnh cường tráng, giọng nói ồm ồm và tư chất của một người lãnh đạo một già làng có uy tín.
  • Sự anh hùng của cụ thể hiện thông qua quá trình trực lãnh đạo dân làng Xô Man tham gia vào kháng chiến:
    • Ngăn cản Tnú cứu mẹ con Mai vì anh chỉ có hai bàn tay không. Cụ Mết muốn thay Tnú cứu mẹ con Mai nhưng cũng chỉ có hai bàn tay không.
    • Ra lệnh cho thanh niên trai tráng xông vào cứu Tnú bằng câu nói đậm chất Tây Nguyên “Chém! Chém hết”, mang đến một trận thắng vang dội đầu tiên cho làng Xô Man, hơn mười tên giặc Mỹ bị chém chết, mở ra một thời kỳ mới thời kỳ chiến đấu sôi nổi của dân làng Xô Man.
  • Phẩm chất anh hùng của cụ Mết còn bộc lộ trong tầm nhìn và cách lãnh đạo dân làng kháng chiến của cụ.
  • Phát động kháng chiến trong làng bằng một những lời tâm huyết, mạnh mẽ cổ vũ tinh thần của dân làng: “Thế là bắt đầu rồi!... Đốt lửa lên!”.
  • Tấm lòng giác ngộ cách mạng sâu sắc: “Đảng này còn núi nước này còn”, “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”, bộc lộ sâu sắc phẩm chất anh hùng, kiên trung quyết sống chết để bảo vệ từng tấc đất quê hương, giành lại tự do cho dân tộc.

3. Mai và Dít

  • Hiện lên trong tác phẩm “Rừng xà nu”, Mai và Dít là hình ảnh của những người phụ nữ mới của Tây Nguyên:
  • Nhân vật Mai:
    • Mai học chữ để làm cách mạng khi còn rất nhỏ như Tnú.
    • Mai dũng cảm lấy thân mình bảo vệ đứa con và chị đã hy sinh
  • Nhân vật Dít:
    • Dít thay Mai đi tiếp con đường cách mạng.
    • Khi Mai cùng đứa con nhỏ bị giặc giết hại, dân làng ai cũng khóc thương nhưng Dít câm lặng, mắt ráo hoảnh nuốt hận vào bên trong.
    • Dít vẫn bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết và lũ thanh niên. Bọn thằng Dục bắt được Dít, chúng biến Dít thành tấm bia sống nhưng Dít không hề hoảng sợ.
    • Mười chín tuổi, Dít đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội

Có thể nói Nguyễn Trung Thành đã dành tình cảm yêu mến xen lẫn với sự khâm phục khi nói về Mai và Dít. Họ là những phụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu thể hiện vai trò của mình trong cuộc chiến tranh cách mạng và đây cũng là bước phát triển đáng ghi nhận trong quan điểm sáng tác và phong cách của nhà văn.


4. Tập thể làng Xô Man

  • Cả làng có truyền thống đánh giặc từ lâu đời và nhiệm vụ kháng chiến không phải chỉ riêng của một cá nhân nào mà là của cả một tập thể không phân biệt già trẻ, gái trai.
  • Lớp này ngã xuống đã có lớp khác kế cận nối tiếp, tiêu biểu như trong việc nuôi giấu cán bộ cách mạng, những người như anh Xút, bà Nhan hy sinh thì lại có những đứa trẻ như Tnú, Mai, Dít, Heng... trở thành những người tiếp nối những người con anh hùng sáng giá của cách mạng.

III. Kết bài

Khẳng định lại phẩm chất anh hùng của những nhân vật trong Rừng xà nu.

Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu
Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu
Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu
Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy