Dàn ý phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm.


II. Thân bài:

1. Tình huống truyện và phát hiện của nhiếp ảnh gia Phùng:

  • Sau nhiều ngày phục kích nơi bãi biển cuối cùng Phùng cũng bắt được khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong đời cầm máy: đó là một cảnh “đắt” trời cho.- Phùng tưởng mình đã khám phá thấy “chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, và “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
  • Nhưng ngay sau đó cảnh đẹp thật toàn bích và “đạo đức” ấy vậy mà lại biến thành cảnh bạo lực gia đình đầy tàn nhẫn, cùng với sự khốn khổ của những con người miền biển đang dần hiện ra.

=> Phát hiện nghịch lý: Đằng sau những cái đẹp hoàn mỹ nhất cũng lại ẩn chứa những hiện thực tối tăm và xù xì, chúng chỉ cách nhau một bức màn rất mong manh, chứ không hề giản đơn, toàn bích và đầy đạo đức như Phùng vẫn hằng nghĩ.

2. Nhân vật người đàn bà làng chài:

* Hoàn cảnh số phận:

  • Không có một cái tên cụ thể.
  • Thô kệch, xấu xí, thêm việc lúc nhỏ bị trúng một cơn đậu mùa, khiến khuôn mặt chị chằng chịt những nốt rỗ, từng phải chịu cảnh ế chồng.
  • Sau khi lấy chồng thì lại tiếp tục bước vào cuộc sống nghèo đói, lắm lo toan.
  • Sinh nhiều con, chồng cục súc vũ phu, đánh đập hành hạ chị liên tục.
  • Sống trong mặc cảm, sợ các con phải chứng kiến cảnh gia đình không hạnh phúc.

* Những nghịch lý xung quanh cuộc đời người đàn bà làng chài vả vẻ đẹp tâm hồn của chị:

  • Kiên quyết không chịu ly hôn chồng.
  • Có một tấm lòng bao dung và thông cảm vô cùng sâu sắc, trước nghịch cảnh chị vẫn sẵn sàng ôm hết phần lỗi về mình “giá mà tôi đẻ ít đi”. Đồng thời luôn nhớ tới ơn nghĩa của người chồng đối với mình.
  • Tấm lòng yêu thương con sâu sắc của người mẹ:
    • Chị cần “một người đàn ông chèo chống lúc phong ba” để cùng nuôi con.
    • Đối với chị “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ” cho nên họ “phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
    • Được nhìn thấy các con ăn ngon, gia đình quây quần “hòa thuận vui vẻ” là chị cũng đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.+ Không muốn ly hôn chồng, ấy là chị muốn cho các con của mình một gia đình đầy đủ, để chúng được sống trong vòng tay của cả cha lẫn mẹ.- Có sự thấu hiểu lý lẽ, sự từng trải của một cuộc đời lắm gian lao, mở lòng nói cho Phùng và Đẩu những lý do chị không thể bỏ chồng, mở ra cách nhìn mới về những nghịch lý trong cuộc đời.


3 Nhận thức mới của Phùng và Đẩu:

  • Trong xã hội còn nhiều tối tăm và nghèo đói này, đôi lúc chỉ lòng tốt và pháp luật không thôi thì cũng chưa đủ để giải phóng cho số phận những con người khốn khổ, bất đắc dĩ, mà họ cần nhiều hơn thế nữa.
  • Không thể chỉ nhìn nhận sự việc một cách phiến diện, nhất thời, mà còn cần lắng nghe, cần nhìn sâu vào trong những cái tưởng chừng như nghịch lý nhưng lại chính là cái có lý.


III. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung

Dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy