Dàn ý bài văn thuyết minh về chiếc nón lá số 5


I. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam (vật dụng quen thuộc trong đời sống, gắn bó với người dân, gợi lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam,...).


II. Thân bài:

1. Hình dáng: hình chóp

2. Cấu tạo của nón lá:

  • Thân nón: gồm khung có 16 nang vành và phần lá bên ngoài.
  • Quai nón: dây mảnh buộc qua nón để cố định.

3. Nguyên vật liệu làm nón Việt Nam:

  • Lá lợp: lá non (lá cọ, lá nón, lá buông, lá cối,...).
  • Nang nón, vành nón: tre, nứa,...
  • Vật liệu khâu nón: sợi guộc, dây cước,...
  • Vật liệu trang trí: nilon, sợi len, tranh ảnh,...
  • Quai nón: vải lụa, vải nhung, các loại vải khác,...

4. Quy trình làm nón lá:

  • Xử lí lá: ủi phẳng nhiều lần, phơi khô, làm mềm, cắt tỉa lá...
  • Làm khuôn: vót tre nứa, uốn cong , tạo dáng, cố định nang,...
  • Lợp và khâu nón: lắp lá lên khuôn, dùng cước hoặc guộc khâu theo 16 nang vành, ...

5. Công dụng của nón lá:

  • Che nắng, che mưa.
  • Trang trí, làm đẹp.
  • Làm đạo cụ trong văn nghệ, ca múa,...
  • Thể hiện nét độc đáo riêng trong văn hóa.

6. Ý nghĩa của chiếc nón lá Việt Nam:

  • Nón lá là vật quen thuộc và có ích cho con người.
  • Gắn bó với đời sống lao động và đời sống tinh thần của người dân Việt.
  • Biểu trưng cho nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.


III. Kết bài:

Khái quát lại suy nghĩ, nhận định của bản thân về chiếc nón lá Việt Nam (vai trò, giá trị,...). Lời khuyên, lời kêu gọi (gìn giữ nón lá, gìn giữ nét đẹp...).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy