Có kế hoạch chi tiết về vốn đầu tư

Tùy theo từng quy mô cửa hàng mà bạn muốn mở sẽ có những số vốn tương ứng khác nhau. Các khoảng chi tiêu ban đầu cần bỏ ra bao gồm các chi phí như: tiền nhập hàng, tiền đặt cọc, tiền thuê mặt bằng; tiền sửa chữa, trang trí nội thất, cơ sở vật chất bên trong cửa hàng (đèn, bàn, tủ kệ trưng bày,…); tiền thuê nhân sự; tiền mua các thiết bị, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho việc bán hàng (phần mềm quản lý bán hàng, các thiết bị cửa hàng như máy tính tiền, máy in mã vạch, hóa đơn,…); vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh.

  • Chi phí thuê mặt bằng: Khách hàng khi có nhu cầu mua một cuốn sổ tay, một cây bút hay bìa kẹp hồ sơ thường không chạy xe cả cây số đến siêu thị mà sẽ ra cửa hàng văn phòng phẩm ở gần nhất. Điều này đặt ra vấn đề là chúng ta phải chọn được mặt bằng ở nơi có nhiều khách hàng tiềm năng và càng gần đối tượng khách hàng của mình càng tốt. Một số vị trí mặt bằng tốt cho bạn là: đối diện cổng các trường học, cao đẳng, đại học; gần kí túc xá sinh viên; gần các tòa nhà văn phòng.Với chi phí thuê mặt bằng, diện tích khoảng 40-100m2, đủ không gian cho bạn trưng bày văn phòng phẩm. Nếu chúng ta kinh doanh kết hợp với quà tặng chuyên các loại sách thì diện tích mặt bằng phải 200m2. Tùy vào diện tích và vị trí của cửa hàng mà chi phí cho khoản này dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/tháng, dù vậy bạn cần tính là sẽ phải đặt cọc tiền thuê 3-6 tháng, thậm chí cả năm nên con số sẽ khá lớn.
  • Chi phí trang thiết bị: Đặc thù sản phẩm sách và văn phòng phẩm cần được trang bị giá kệ, bàn ghế, tủ kính, tủ kệ sát tường và tủ trưng bày nhiều tầng. Những chiếc tủ này được chia thành các ngăn giúp dễ dàng phân chia sản phẩm và sắp xếp khoa học. Bên cạnh đó, cần tính đến chi phí trang bị đèn nền để cửa hàng trông hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Các chi phí cố định này dao động khoảng từ 20 - 50 triệu đồng.
  • Chi phí nguồn hàng: Hãy lên một danh sách các mặt hàng kinh doanh và ghi chú rõ nguồn cung cấp mỗi mặt hàng, khoảng giá vào tầm bao nhiêu để thuận lợi cho việc lên kế hoạch lấy hàng và vạch rõ dự án kinh doanh. Một số tiêu chí quan trọng để tìm nhà cung cấp như: uy tín, thương hiệu, thời hạn giao hàng, mức chiết khấu, chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán,… Đây là một trong những khoản chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất. Tùy số lượng mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh, có thể dao động từ 50 - 100 triệu đồng.
  • Chi phí quản lý cửa hàng: Bao gồm chi phí nhân viên, chi phí điện nước, Internet,… Với mô hình kinh doanh tại gia, nhiều người đã bỏ qua khoản này và thường tính chung vào chi phí sinh hoạt trong gia đình. Bạn nên tách riêng khoản này hoặc lấy một khoảng ước lượng trước khi kinh doanh so với hiện tại để biết mức chênh lệch.

Có thể ban đầu bạn đang có vốn ít và cần phải tích lũy cũng như xoay vòng liên tục để tái đầu tư vào việc nhập hàng hóa thì bạn chắc chắn phải cân nhắc kỹ lưỡng cho số vốn mình bỏ ra. Bởi vì thời gian kinh doanh và quá trình tích lũy để bạn có thể lấy lại được vốn phải từ 6 tháng – 1 năm, cũng như bắt đầu sinh lợi nhuận và phát triển hơn trên thị trường thì cũng phải từ 1 năm trở lê

Tùy theo từng quy mô cửa hàng mà bạn muốn mở sẽ có những số vốn tương ứng khác nhau.
Tùy theo từng quy mô cửa hàng mà bạn muốn mở sẽ có những số vốn tương ứng khác nhau.

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy