Chụp X-quang
Chụp X-quang là một xét nghiệm y tế không xâm lấn giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các tình trạng bệnh. Chụp ảnh bằng tia X là kỹ thuật cho một phần cơ thể tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể. Đây là hình thức chụp ảnh ứng dụng trong y khoa lâu đời nhất và được sử dụng thường xuyên nhất, có tính đơn giản, nhanh chóng và được phổ biến rộng rãi.
Trong các loại mô, mô xương có khả năng cản tia X cao nhất. Do đó, chụp X quang xương có thể tạo ra hình ảnh của bất kỳ xương nào trong cơ thể, bao gồm bàn tay, cổ tay, cánh tay, khuỷu tay, vai, cột sống, xương chậu, hông, đùi, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.
Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng và có chi phí tương đối thấp. Nó cần thiết để chẩn đoán hoặc giải quyết các vấn đề khác. Với bệnh xương khớp, chụp X-quang để giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương như: gãy xương, chấn thương xương khớp, các bất thường ở xương, Khe khớp và một số bất thường của ổ khớp, ví dụ như thoái hoá khớp, tình trạng hủy đầu xương, hẹp khe khớp, dính khớp, bào mòn xương...
Phương pháp chụp X-quang chỉ giúp phát hiện được các tổn thương ở xương, đặc biệt là hình ảnh bảo mòn. Ở giai đoạn muộn của bệnh không phát hiện được tổn thương viêm màng hoạt dịch. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ phát hiện được cả hai loại tổn thương ngay ở giai đoạn sớm. Tổn thương xương thường gặp nhất là ở khối xương cổ tay, bàn tay. Chi phí chụp X-quang khá thấp, tại mỗi cơ sở y tế sẽ có giá khác nhau.
Có rất ít nguy cơ sau 1 lần chụp X-quang. Tuy nhiên nếu chụp đi chụp lại nhiều lần sẽ có nguy cơ vì tia X sẽ gây tổn thương một số tế bào trong cơ thể. Liều bức xạ tia X luôn được giữ ở mức tối thiểu cần để có hình chính xác nhất có thể của cơ quan cần được chụp kiểm tra. Phụ nữ có thai không nên chụp X-quang khi không thật cần thiết vì có một nguy cơ nhỏ là tia X sẽ gây ra bất thường cho thai nhi.