Chọn thực phẩm từ dị ứng ít đến mức dị ứng nhiều

Tinh bột hay rau củ hầu như không có dị ứng, do đó, có thể thử bắt đầu cho trẻ ăn bột gạo, bột ngũ cốc, rau củ nghiền. Các loại rau xanh như cải thìa, bó xôi... chứa nhiều chất sắt, ít dị ứng nên cha mẹ có thể dùng cho trẻ ăn dặm.


Từ tháng thứ bảy, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm. Tuy nhiên, đạm là loại thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất, vì thế cha mẹ không nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm như lòng trắng, hải sản. Những loại cá đồng ít gây dị ứng hơn cá biển, do cá biển chứa histidine có thể chuyển hóa thành histamine trong cơ thể.


Ngoài ra, một số loại cá biển chứa thủy ngân, trong khi hệ tiêu hóa không đủ sức để lọc hết khiến trẻ có thể hấp thụ nhiều thủy ngân, ảnh hưởng đến sự phát triển của não, tạo máu.


Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mới dưới dạng đơn chất (1 loại thực phẩm duy nhất) trong khoảng 2-3 ngày, theo dõi xem trẻ có bị nổi mề đay, mẩn ngứa, khò khè hay không. Nếu không, các mẹ có thể tạm xem thực phẩm đó không gây dị ứng và có thể tiếp tục thử món mới.


Đừng nên cho trẻ ăn sáng một món, trưa một món, chiều một món bởi trẻ bị dị ứng thì không thể đoán được một hay nhiều loại thực phẩm nào gây dị ứng.

Chọn thực phẩm từ dị ứng ít đến mức dị ứng nhiều
Chọn thực phẩm từ dị ứng ít đến mức dị ứng nhiều

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy