Cá nhân có được vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp từ thiện?

Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, “cá nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” (theo Khoản 2, Điều 3 Bộ luật dân sự 2015). Trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật thì không có quy định nào cấm cá nhân không được đứng ra vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp từ thiện. Hoạt động từ thiện của cá nhân giao cho một cá nhân khác cũng giống như một thỏa thuận giữa hai bên, người thực hiện từ thiện trực tiếp phải làm đúng theo những gì mà mình đã kêu gọi.


Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 72/2008/BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2008/CP thì cá nhân được hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân, các đối tượng bảo trợ xã hội cần sự giúp đỡ. Ban Cứu trợ có trách nhiệm hướng dẫn để các cá nhân đó chuyển trực tiếp số tiền, hàng cứu trợ đến các đối tượng theo yêu cầu của các cá nhân cứu trợ.

Cá nhân được hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân, các đối tượng bảo trợ xã hội cần sự giúp đỡ
Cá nhân được hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân, các đối tượng bảo trợ xã hội cần sự giúp đỡ
Cá nhân có được vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp từ thiện?
Cá nhân có được vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp từ thiện?

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy