Bodh Gaya, Ấn Độ - nơi Đức Phật thành đạo
Đối với Phật Giáo, Bồ Đề Đạo Tràng là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích Ca. Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là thị trấn nhỏ, nằm phía đông nam bang Bihar, Ấn Độ. Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu châu Á, thu hút hàng triệu tín đồ hành hương vì có Cội Bồ Đề (danh hiệu trong Phật Giáo, tôn xưng một cây Bồ Đề cổ thụ), nơi Đức Phật Thích Ca đã thành đạo. Trải qua bề dày lịch sử hơn 2.600 năm, cây Bồ đề từng bị đốn hạ, rồi trồng lại nhiều lần. Ngày nay, hậu duệ của nó vẫn phát triển mạnh mẽ và không chuyển dịch so với vị trí của cây Bồ Đề ban đầu là bao. Ngoài Cội Bồ Đề, các điểm thu hút du khách ở Bồ Đề Đạo Tràng còn có Kim Cương tòa, nằm dưới gốc cây Bồ Đề. Đây là nơi Thái tử đã ngồi tham thiền nhập định.
Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ nằm liền kề nhau có liên hệ mật thiết với nhau nên được gọi là tam giác vàng cho tôn giáo sùng bái Đạo Phật. Mọi người ở đất nước này truyền nhau rằng Bodh Gaya là nơi Đức Phật đã thiền định 49 ngày dưới gốc cây bồ đề và ngài đã giác ngộ ra giáo lý nhà Phật. Từ đó cây Bồ Đề đã trở thành một trong những thánh tích của đức Phật, nằm ở ở phía nam Thành phố Gaya thuộc bang Bihar ngày nay. Vua A-Dục đã xây dựng Tháp Đại Giác nằm giữa khu đất trũng thấp hơn mặt đường khoảng mười mét vì vậy từ xa ta vẫn thấy được ngọn tháp đứng vững vàng giữa những cây cổ thụ, tượng trưng cho sự giác ngộ của Đức Phật tại cõi đời và tâm trí như hoa sen vươn lên thoát khỏi bùn nhơ. Khi Phật còn tại thế, ngài cũng đã từng nói cây Bồ Đề là nơi Đức Phật giác ngộ chính là một trong bốn Thánh địa mà Phật tử cần phải đến chiêm ngưỡng và lễ lạy. Vì vậy cây Bồ Đề trở thành một trong những điểm đến thiêng liêng được thờ phụng như Đức Phật.