Biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu

Tùy theo trạng thái của bệnh nhân là suy thận cấp hay mạn tính mà phân chia theo những giai đoạn khác nhau. Triệu chứng và biến chứng của bệnh cũng tiến triển theo từng giai đoạn. Cụ thể:


Suy thận cấp tiến triển qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: trong 24 giờ đầu, người bệnh thấy mệt, buồn nôn, nôn, thiểu niệu hay vô niệu, đau tức ngực, khó thở. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh tránh tiến triển sang giai đoạn 2
  • Giai đoạn 2: các triệu chứng nặng dần và toàn thân, có thể xảy ra biến chứng gây tử vong. Thiểu niệu, vô niệu kéo dài 1 - 6 tuần. Nước tiểu sẫm màu, hồng cầu niệu, đôi khi có vi khuẩn. Tình trạng phù toàn thân xảy ra, người bệnh có thể bị phù phổi, suy tim ứ huyết. Xét nghiệm cho kết quả creatinin, ure huyết tăng cao, tăng Kali máu, nhiễm toan chuyển hóa
  • Giai đoạn 3: bắt đầu bài xuất nước tiểu trở lại, kéo dài 5 - 7 ngày. Lượng nước tiểu tăng dần từ 200 - 300 ml/24h đến 4 - 5 lít/24h, việc thận tăng bài tiết nước tiểu quá mức khiến cơ thể dễ mất nước, tăng ure huyết, kali máu và rối loạn điện giải
  • Giai đoạn 4: giai đoạn phục hồi chức năng thận. Tùy nguyên nhân mà giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 - 6 tuần. Bệnh có thể hồi phục hoàn toàn, không để lại tổn thương thực thể. Ngày nay, nhờ có phương pháp điều trị bằng lọc máu nhân tạo nên tỷ lệ khỏi bệnh tăng cao

Suy thận mạn tính tiến triển qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: người bệnh có thể không có triệu chứng và không có biến chứng rõ ràng. Mức lọc cầu thận (GRF) tăng nhẹ hoặc không đổi (GRF > 90 ml/phút). Người bệnh khó phát hiện ra mình mắc suy thận ở giai đoạn này, họ chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe hoặc thăm khám các bệnh lý khác. Việc duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát và làm chậm tiến triển của bệnh
  • Giai đoạn 2: suy thận vẫn ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên có thể phát hiện qua mức lọc cầu thận giảm (GRF: 60 - 89 ml/phút), xuất hiện protein trong nước tiểu, thận có tổn thương thực thể rõ ràng. Trong giai đoạn này, bệnh thường chỉ khởi phát theo đợt. Các đợt khởi pháp cấp tính của suy thận mạn khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm nhiều, mệt mỏi, đau tức hai bên thắt lưng
  • Giai đoạn 3: chức năng của thận bị suy giảm sâu hơn (GRF: 30 - 53 ml/phút), có thể chia thành 3A và 3B. Giai đoạn 3B là tổn thương thận nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng bắt đầu dễ nhận biết như phù bàn tay, bàn chân, phù mí mắt, tiểu đêm nhiều, thiếu máu, mệt mỏi, đau thắt lưng. Người bệnh dễ gặp biến chứng nguy hiểm, có thể kèm theo protein niệu vi thể hay đại thể với các mức độ khác nhau
  • Giai đoạn 4: GRF chỉ từ 15 - 29 ml/phút, triệu chứng bệnh ngày càng rõ ràng, tình trạng bệnh với các biểu hiện thiếu máu, da xanh xao, niêm mạc nhợt, chán ăn, tiểu đêm nhiều, buồn nôn, phù nề và ngứa toàn thân, thường xuyên đau đầu, đau nhức xương khớp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy tim, đái tháo đường, phù não, phù phổi. Người bệnh cần được chạy thận sớm
  • Giai đoạn 5: đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, thận đã bị suy hoàn toàn. Với GRF < 15 ml/phút, nước tiểu khó được bài xuất ra ngoài làm tích tụ các chất độc trong máu. Bệnh nhân bị nhiễm toan, nhiễm độc, nhất là hệ tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và da. Nếu không được chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng thường xuyên, bệnh nhân khó duy trì sự sống. Ghép thận đang là phương pháp điều trị hiệu quả và ưu việt nhất, mang lại cơ hội sống cho người bệnh
Chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận
Chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận
Ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối
Ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy