Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tim mạch xảy ra khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi và các chất khác tích tụ lại trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Thời gian dài, các mảng bám tích tụ và cứng lại, gây nên tình trạng hẹp động mạch.


Nguyên nhân:

  • Tỷ lệ mắc bệnh động mạch ngoại biên khoảng 12% ở Mỹ; nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ cũng tương tự như các yếu tố của xơ vữa động mạch như: tuổi cao, tăng huyết áp, Bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu (lipoprotein trọng lượng phân tử thấp [LDL] cao, lipoprotein trọng lượng phân tử cao [HDL] thấp), hút thuốc lá (bao gồm hút thuốc thụ động) hoặc các hình thức sử dụng thuốc lá khác và tiền sử gia đình có bệnh xơ vữa động mạch. Béo phì, nam giới, và mức homocysteine cao cũng là những yếu tố nguy cơ.
  • Xơ vữa động mạch là một rối loạn hệ thống; 50 đến 75% bệnh nhân có PAD cũng códấu hiệu lâm sàng của bệnh động mạch vành (CAD) hoặc bệnh mạch não. Tuy nhiên, bệnh mạch vành có thể không triệu chứng, một phần vì PAD có thể ngăn bệnh nhân gắng sức đủ để gây đau thắt ngực.

Triệu chứng:

  • Có thể bệnh không triệu chứng
  • Đau sẽ là các triệu chứng xuất hiện nhiều nhất với các mức độ và tính chất khác nhau
  • Đau mạn tính, nhức nhối liên tục, âm ỉ diễn ra trong một thời gian dài
  • Dấu hiệu đau cách hồi: Đau kiểu chuột rút ở bắp chân xuất hiện sau khi đi bộ một đoạn bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ rồi mới đi tiếp, đau giảm hoặc hết đau khi nghỉ khoảng dưới 10 phút.
  • Nếu động mạch hoàn toàn bị tắc đoạn động mạch hoàn toàn, chân sẽ đau buốt nhiều và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
  • Tê bì, giảm cảm giác, chuột rút, nhức mỏi vùng tổn thương.
  • Nhợt là triệu chứng thường gặp, đi kèm với các điểm hoại tử đen, hoại tử khô ở đầu ngọn chi, có các biểu hiện hoại tử, thiểu dưỡng móng.
  • Lạnh, lạnh hơn chi bên lành nhưng không lạnh như thiếu máu cấp tính (do có các nhánh nuôi mới hình thành).
  • Nếu có vết loét thường lâu lành, dẫn đến hoại tử. Hoại tử ở bệnh động mạch chi dưới mạn tính có thể thấy với các biểu hiện hoại tử đen, khô, xung quanh ít viêm phù nề.
  • Một vài biểu hiện khác như yếu nhược cơ, dị cảm, buồn bực, bất lực vận động chi thể, chuột rút nhiều lần cả khi nghỉ.
  • Đối với nam giới, bệnh liệt dương có thể xảy ra nếu mạch máu dẫn máu đến dương vật bị bít tắc.
  • Có thể có đau bụng sau bữa ăn nếu có hẹp hoặc tắc các mạch máu vùng bụng như động mạch mạc treo, động mạch thân tạng, động mạch thận.
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên

Top 10 Bệnh lý tim mạch phổ biến nhất mà bạn nên biết

  1. top 1 Bệnh động mạch vành
  2. top 2 Rối loạn nhịp tim
  3. top 3 Bệnh van tim
  4. top 4 Tim bẩm sinh
  5. top 5 Bệnh động mạch ngoại biên
  6. top 6 Suy tim
  7. top 7 Cao huyết áp
  8. top 8 Bệnh viêm cơ tim
  9. top 9 Nhồi máu cơ tim
  10. top 10 Thiếu máu cơ tim

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy