Bánh đa Kinh Giao, Hải Phòng

Bánh đa cua Hải Phòng từ lâu đã trở thành món ăn dân dã và quen thuộc với người dân đất Cảng. Nhờ có hương vị đặc biệt riêng của mình mà Bánh Đa Cua Hải Phòng đã trở thành thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của thành phố biển. Bát bánh đa cua Hải Phòng có sự khác biệt hơn hẳn bởi sợi bánh to, dai dai, mềm mềm và có màu óng đỏ do người dân thôn Kinh Giao, xã Tân Tiến, huyện An Dương sản xuất.

  • Để có những sợi bánh đặc biệt này, người dân làng nghề Kinh Giao đã sử dụng loại gạo có độ nở tốt, hạt trắng và có mùi thơm tự nhiên. Gạo sẽ được ngâm cho mềm và trắng tinh rồi mới cho vào cối xay cùng với nước đổ vào từ từ để tạo thành bột sánh mịn. Bánh đa Kinh Dao được tạo màu đỏ bằng đường mía cô đặc nên sợi bánh mói được óng mượt, tạo mùi thơm tự nhiên và giữ được màu khi nấu.
  • Du khách đến với Kinh Giao không còn thấy những nồi tráng bằng tay mà thay vào đó là máy tráng dài chừng hai phiên khép lại. Tuy vậy, người thợ vẫn đóng vai trò quan trọng trong khâu chỉnh lửa và điều tiết lượng bột trong suốt quá trình tráng để đảm bảo bánh mềm mà vẫn dai. Bạn sẽ thấy đôi bàn tay thoăn thoắt đưa phiên vào đón bánh, phối hợp nhịp nhàng với người rút phiên đem bánh đi phơi.
  • Dưới mái ngói bện đen khói bếp, hơi nóng của bánh, của nước bốc lên nghi ngút, bảng lảng xiên qua những tia sáng rọi chéo từ ô cửa thoáng, tạo nên màn sương bạc mờ mờ, ảo ảo. Thỉnh thoảng, màn sương ấy ánh hồng lên rực rỡ khi tia lửa đỏ hắt ra từ cửa bếp lò mở để thay than. Quanh khu bếp hẹp chừng 10 m2 nhưng lúc nào cũng tràn ngập không khí lao động khẩn trương và không ngớt tiếng cười nói rộn ràng với những câu chuyện kể.
  • Theo nhịp quay vòng của băng vải, từng phiên bánh tráng nóng hổi xếp chồng lên xe đẩy, cao quá đầu người, được những chàng trai khỏe mạnh đem phơi từ trong sân ra ngoài ngõ. Chỉ trong thoáng chốc, những phên bột còn bốc hơi đã phủ kín đầu thôn, cuối xóm. Đâu đâu cũng thấy những dải trắng, đỏ, tỏa hương thơm quen thuộc của gạo lúa đồng làng.Tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ cần quá nắng là bánh có thể khô và gãy. Bởi thế người thợ phải canh giờ, canh nắng để thu phên. Bánh khô đủ độ được trải ra trước sân nhà, cứ hai người một lột bánh khỏi phên. Mỏng manh là thế nhưng dai, màu đều nên bánh tráng phơi xong chẳng khác nào dải lụa.“Tấm lụa mỏng” được chia đôi rồi chạy qua máy cắt thành từng sợi dài, đều tăm tắp, làm gợi nhớ đến hình ảnh người thợ đang quay tơ nhả sợi. Bánh cắt xong được gọi là bánh ướt, bánh tươi, bán ngay cho Hải Phòng và các vùng lân cận. Với các tỉnh thành xa, bánh phơi thêm nắng nữa để khô và giữ được lâu hơn.Cứ như vậy, những sợi bánh đa đỏ của vùng quê Tân Tiến hàng bao năm qua đã góp vị cho những bát bánh đa cua Hải Phòng và nhiều nơi trong cả nước.

Là một, trong hai làng nghề của huyện An Dương được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu làng nghề vào năm 2016. Hiện làng nghề có gần 40 cơ sở với 93 hộ tham gia sản xuất.

Từ khi được cấp nhãn hiệu tập thể, uy tín sản phẩm bánh đa Kinh Giao đã được nâng cao trên thị trường, trở thành sản phẩm được người tiêu dùng vô cùng ưa chuộng và đặt mua. Do đó sản lượng bánh đa bán ra mỗi ngày tăng lên từ 15 – 20 tạ mỗi ngày so với trước đây. Nhờ vậy mà đời sống người dân địa phương nơi đây cũng được cải thiện rõ rệt, người lao động có thêm việc làm với mức tiền công từ 200 – 300 nghìn đồng mỗi ngày, không khí sản xuất tại làng nghề tất bật. Trên những ngả đường vào làng, khu đất trống...rợp một màu trắng, màu nâu của những phên bánh đa được phơi đón nắng.

Bánh đa Kinh Dao
Bánh đa Kinh Dao

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy