Bánh chưng thảo dược

Đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ có nhiều món ăn độc đáo, trong đó có món bánh chưng thảo dược, hay còn gọi là bánh chưng đen, mang đậm hương sắc núi rừng. Theo họ, vào dịp Tết nguyên đán, nhà giàu hay nghèo khó, với đồng bào các dân tộc Mường nơi đây, bao giờ trên mâm cỗ cúng tổ tiên, đất trời cũng phải có món bánh chưng thảo dược. Món bánh chưng thảo dược này có từ lâu đời, được truyền qua bao thế hệ, đến nay vẫn giữ nguyên được nét truyền thống.


Các thế hệ người Mường ngay từ nhỏ đã được xem các bà, các mẹ gói bánh chưng thảo dược nên việc làm này đã trở thành nét đẹp truyền thống. Nguyên liệu để làm bánh chưng thảo dược được người Mường chọn lựa kỹ càng gồm có lá dong, gạo nếp Mỹ Lung, đỗ xanh, thịt nhiều mỡ thái mỏng, ướp với gia vị và hạt tiêu. Đặc biệt để tạo màu đen cho bánh, người Mường Yên Lập lấy lá gùn, lá gai, lá cầm trên rừng phơi qua rồi đem đốt, giã mịn như bột, hòa vào nước trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen. Các loại lá cây rừng làm nguyên liệu bánh chưng thảo dược không chỉ tạo cho bánh một hương vị riêng, màu sắc độc đáo mà còn có tác dụng thanh nhiệt.

Bánh chưng thảo dược
Bánh chưng thảo dược
Bánh chưng thảo dược
Bánh chưng thảo dược

Top 10 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Mường

  1. top 1 Bánh chưng thảo dược
  2. top 2 Xôi ngũ sắc
  3. top 3 Cơm lam
  4. top 4 Pẻng năng (bánh nẳng)
  5. top 5 Thịt gà đồi nấu măng chua
  6. top 6 Xôi trứng kiến
  7. top 7 Thịt lợn mán quay
  8. top 8 Thịt chua
  9. top 9 Canh loóng chuối
  10. top 10 Bánh uôi

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy