Bài văn tham khảo số 8

Nhận định về thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi đã từng nói “Trọn đời Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng lần thơ và là nhà thơ của cách mạng”. Nếu âm hưởng bao trùm những khúc tình ca của người ở lại và người ra đi là ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng như ru vỗ hồn người vào nhịp thở đều đặn của những kỷ niệm, thì đến với khúc hùng ca kháng chiến, những vần thơ lại mang một khí thế hào hùng, mãnh liệt. Đoạn thơ thứ 7 tuy chỉ với 3 cặp thơ lục bát nhưng cũng đã để lại rất nhiều dấu ấn trong trái tim bạn đọc.


“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh

Tây Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng”.


Đoạn thơ khắc hoạ cuộc sống chiến đấu nơi Việt Bắc mang lại âm hưởng mạnh mẽ, sôi nổi, hào hùng. Hình tượng “Đất nước đứng lên”, “Rũ bùn đứng dậy sáng loà” như sống dậy trong mỗi câu thơ. Một lần nữa thiên nhiên và con người kết hợp tạo thành sức mạnh phi thường chiến thắng thực dân xâm lược.


“Nhớ khi giặc đến giặc lùng”


Làm sao mà ta có thể lãng quên cái cảnh săn lùng càn quét của thực dân Pháp như một bầy chó săn khát máu, chúng dẫm đạp lên xương máu của ông cha ta, tắm nhân dân ta trong những bể máu và tiếng thương khóc vọng ngàn đời,… những tội ác đã bị vạch trần trong biết bao tiếng thở ai oán, căm hờn:


“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Cho ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc màu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”.

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)


Trước âm mưu và dã tâm của kẻ thù, Việt Bắc đánh giặc được miêu tả một cách khái quát, kỳ vĩ. Ở đó, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên sức mạnh to lớn, ngăn chặn vây hãm quân thù.


“Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”


Núi rừng vốn là những sự vật vô tri, vô giác, nhưng khi giặc đến càn quét, đàn áp dân ta, thì núi rừng Việt Bắc vươn mình trở thành chiến sĩ anh dũng, quả cảm sát cánh cùng những người kháng chiến, che chở bảo vệ họ. Biện pháp nhân hóa thường có trong thơ, nhất là trong ca dao được Tố Hữu vận dụng một cách nhuần nhuyễn tự nhiên và sáng tạo “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Nó tạo nên một thế đứng, một thế tiến công, nhất là một thứ lưới trời đặt kẻ thù vào tử địa. Dãy núi trùng điệp dàn trải như thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm. Trong 4 câu thơ, chữ “rừng” và “núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo lên thế hiểm của trường thành của lũy thép vây bọc quân thù, như vươn lên thách thức bất cứ kẻ xâm lăng nào dám tiến lại gần. Cùng với cái vươn vai của núi rừng, mạch thơ trùng điệp áp đảo:


“Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.


Hình ảnh miêu tả “mênh mông bốn mặt” gợi lên cái không gian hùng vĩ, bao la của núi rừng Việt Bắc. Tố Hữu vận dụng khéo léo thủ pháp đối lập, cả không gian rộng lớn như thế, đất trời, thiên nhiên lại chỉ “chung một lòng”. Cả núi rừng và con người như đang đập chung một nhịp đập. Tất cả đều đang hướng về chiến khu, dồn về cuộc chiến, hướng về sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Câu thơ vọng vang âm hưởng hào hùng, hào sảng và đầy tự hào về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây không chỉ là một cuộc đấu tranh chính nghĩa hợp ý trời, vừa lòng dân mà còn là cuộc chiến mà cả dân tộc, cả quê hương một lòng, chung sức chiến đấu. Từ một đội quân chỉ có 34 người xuất phát từ gốc đa Tân Trào năm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chia Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có được một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi. Chính sức mạnh ấy đã mang đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, khiến cho cả thế giới phải ngả mũ bái phục một dân tộc nhỏ bé mà quật cường, trong gian khó lại có một sức mạnh phi thường.


Chỉ qua 6 câu thơ, Tố Hữu đã viết nên một bản hùng ca thời chiến, khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc ta, khẳng định truyền thống ngàn đời “đoàn kết và yêu nước nồng nàn” của biết bao người con đất Việt. Đoạn thơ nói riêng và cả Việt Bắc nói chung sẽ mãi là những áng thơ có sức sống lâu bền trong trái tim bao thế hệ bạn đọc.

Bài văn cảm nhận khổ thơ thứ 7 trong tác phẩm
Bài văn cảm nhận khổ thơ thứ 7 trong tác phẩm "Việt Bắc"
Bài văn cảm nhận khổ thơ thứ 7 trong tác phẩm
Bài văn cảm nhận khổ thơ thứ 7 trong tác phẩm "Việt Bắc"

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy